Tin tức
Chiến lược Biển và môi trường (13/02)
06/08/2010 - 290 Lượt xem
Văn bản chiến lược và Nghị quyết chưa được công bố, song Bộ Kế hoạch Đầu tư và tin tức của báo chí cho biết: "Trong Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, phải phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với sự phát triển của cả nước.
Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển".
Theo ông Bùi xuân Thắng, các nhà nghiên cứu đã đề xuất hình thành một con đường cao tốc dọc theo bờ biển nước ta, chiến lược biển cũng đề cập đến vấn đề hình thành hệ thống đô thị ven biển. Về dài hạn, hệ thống đô thị này sẽ là các trung tâm phát triển kinh tế.
Ông cho rằng đã đến lúc Việt
Đầu tiên là vấn đề quy hoạch đường cao tốc dọc theo bờ biển và hệ thống đô thị ven biển. Đây là ý tưởng lớn kéo theo những đự án khổng lồ, cần rất cẩn trọng trong quy hoạch. Phải hết sức chú ý đến các xu hướng thay đổi khí hậu như sự nóng lên toàn cầu, xu thế dâng lên của mực nước biển, cường độ bão lớn hơn, những ảnh hưởng của động đất và sóng thần. Có lẽ cần lưu ý nhất là xu thế mực nước biển dâng lên.
Báo cáo được công bố ngày 2.2.2007 tại Paris của IPCC (Tổ chức liên chính phủ về thay đổi khí hậu) của Liên Hợp Quốc do hàng chục nhà khoa học soạn thảo dựa trên kết quả nghiên cứu và ý kiến của hơn 2000 nhà khoa học của 130 quốc gia khẳng định: Hầu như chắc chắn sự nóng lên toàn cầu là do hậu quả của con người gây ra và sẽ ảnh hưởng rất sâu sắc đến đời sống của con người trong thế kỷ này và các thế kỷ tiếp. Nó có thể biến nhiều phần của Châu Á và Nam Mỹ thành nơi không thể sống được.
Nếu mực nước biển dâng lên 0,5m thì nước ta mất bao nhiêu diện tích, diện tích bị nhiễm mặn sẽ là bao nhiêu, vấn đề úng ngập của thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị gần biển sẽ ra sao?... Đó là một số câu hỏi hết sức nghiêm túc phải tính đến khi quy hoạch đường sá và các đô thị cũng như phát triển các vùng kinh tế.
Tôi không rõ trong đề án chiến lược đã tính đến chưa và có những tính toán như thế nào với hoàn cảnh cụ thể của Việt
Thứ hai là vấn đề khai thác các tài nguyên (trên hoặc dưới) biển như dầu khí, quặng, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Nạn tràn dầu khắp gần 100km bờ biển của các tỉnh miền Trung mấy ngày vừa qua và bao nhiêu vụ tai nạn tương tự khác là cảnh báo nghiêm ngặt về sự huỷ hoại môi trường. Nạn khai thác mang tính huỷ diệt thuỷ sản trên biển, việc nuôi thuỷ sản tràn lan chỉ nhằm lợi ích trước mắt đã gây ô nhiễm biển làm tổn hại đến việc nuôi trồng, đánh bắt dài hạn. Để có phát triển bền vững những vấn đề như vậy cũng cần và chắc đã được tính toán nghiêm túc khi lập chiến lược.
Nói đến chiến lược biển không thể không nói đến giao thông và cảng. Tình trạng nơi nào cũng đổ xô đi xây cảng như hiện nay có thể dẫn đến việc phân tán nguồn lực và tạo ra hệ thống cảng không hiệu quả. Vấn đề vẫn là quy hoạch và chắc chắn phải là một vấn đề trọng yếu của chiến lược biển.
Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng và nếu làm khéo thì ít gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường như khai thác, sản xuất và vận tải. Phát triển du lịch chắc hẳn là một trong những trọng tâm của chiến lược biển.
Phát triển kinh tế hài hoà với môi trường, bảo vệ môi trường, có tính toán đến những thay đổi môi trường, khí hậu và những tác động của thiên tai chắc hẳn đã được cân nhắc trong lập chiến lược biển. Ngược lại thì có thể biến "mặt tiền" biển thành loại mặt tiền với các nhà ống san sát dọc theo đường quốc lộ như vừa qua gây cản trở cho giao thông và cho sự phát triển của đất nước.