
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì về nợ xấu?
06/08/2010 - 678 Lượt xem
Thưa Thống đốc, nợ xấu của các ngân hàng thương mại hiện nay đã có sự chuyển biến như thế nào?
Tôi thấy rằng chất lượng tín dụng của các ngân hàng hiện nay về cơ bản là duy trì tốt, theo chuẩn của Việt
Bắt đầu từ giữa năm 2005, chúng ta áp dụng phân loại nợ theo Quyết định 493. Trước đó, theo Quyết định 488 quy định thì nợ xấu của các ngân hàng thương mại chỉ là 2,4%. Còn làm theo Quyết định 493, nợ xấu đã lên đến trên 5% và do các ngân hàng thương mại tự xác định; còn khi Ngân hàng Nhà nước phúc tra thì nó lên đến trên 7%.
Như vậy là tiêu chuẩn mới khắt khe hơn trước. Đến cuối năm 2005 nợ theo Quyết định 493 là 3,2%. Kết quả đó là do các tổ chức tín dụng đã sử dụng được phần dự phòng rủi ro để xử lý. Cho đến hiện nay, theo báo cáo chính thức thì nợ xấu vẫn ở mức xấp xỉ cuối năm 2005, đã được đánh giá lại và đã được thẩm định.
Vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã cho phép Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Đương nhiên là có tích cực thì mới cho làm, tiêu cực thì không thể cho làm. Sở dĩ có sự thí điểm đó là vì chúng tôi muốn kiểm tra xem thử là khi có thay đổi một số quy định thì diễn biến tình hình sẽ theo chiều hướng nào, từ đó đưa ra những quyết sách điều chỉnh cơ chế cho hợp lý.
Một cách công bằng mà nói, nếu chúng ta hoàn toàn áp dụng đúng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng thì hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ không đủ tiêu chuẩn để vay vốn ngân hàng, mà như vậy thì lại đụng đến vấn đề tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, khi đưa tiêu chuẩn vào đời sống, chúng ta phải có sự điều chỉnh theo lộ trình, có bước đi, đi theo hướng đó nhưng không thể ngay lập tức áp dụng các chuẩn mực đó.
Vậy định hướng của Ngân hàng Nhà nước như thế nào đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại?
Chúng tôi yêu cầu các ngân hàng thương mại phải rất thận trọng khi quyết định cho vay, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh. Các ngân hàng quốc doanh là nơi lượng tiền cung ứng qua kênh tín dụng sẽ nhiều và sẽ đi vào những dự án của những doanh nghiệp hiệu quả thấp.
Bằng cách đó, chúng tôi chủ trương các ngân hàng quốc doanh tập trung nâng cao chất lượng tín dụng chứ không thiên về số lượng. Ngược lại, các ngân hàng cổ phần do đã có những chấn chỉnh tốt hơn thì lại đẩy mạnh huy động vốn và cho vay.
Theo Thống đốc, hạn chế lớn nhất của các ngân hàng thương mại hiện nay là gì?
Tôi phải nói là tôi vẫn chưa an tâm về chất lượng tín dụng và an toàn hệ thống. Dù với cách đánh giá của Việt Nam thì gọi là có thấp, dù rằng một số tổ chức quốc tế đưa ra một số nhận định cái gọi là nợ xấu có thể còn cao hơn, gấp đôi hay gấp ba con số chính thức đó. Theo tôi nếu gấp đôi, gấp ba như vậy cũng chưa hẳn là đáng lo ngại lắm, bởi vì tôi thậm chí còn đặt vấn đề rằng liệu có tốt được đến như vậy không.
Nhưng mà làm thế nào để đánh giá đúng sự thật? Không phải Ngân hàng Nhà nước cố tình che dấu để nói rằng mình đạt thành tích, mà chúng ta phải đưa ra được những quy định rõ ràng, chặt chẽ để người ta khó lợi dụng để báo cáo không đúng sự thật.
Cái thứ hai rất quan trọng là phải ràng buộc được trách nhiệm của tổ chức tín dụng với chất lượng hoạt động của mình. Chừng nào chúng ta chưa có một cơ chế đó thì không thể có được một thiết chế hành chính có thể đảm bảo rằng chúng ta nắm chắc được sự vận động của thực tế. Mà ngân hàng của chúng ta phần lớn là ngân hàng nhà nước, những cuộc cải tổ ở đây chưa đủ thay đổi một cách căn bản để nó trở thành một ngân hàng thương mại thực sự, hoạt động theo nguyên tắc của thị trường. Chính vì vậy phải làm một cách quyết liệt về điều này và đó cũng là cái mà chúng tôi cho là làm chưa được.
Thống đốc có ý kiến như thế nào trước những sai phạm gần đây ở Agribank, BIDV?
Tôi nói rằng là có các loại sai phạm phải phân biệt, cái sai phạm trong hoạt động tín dụng ngân hàng, sai phạm trong một số hoạt động kinh doanh tiền tệ, ví dụ như những rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, thứ ba là sai phạm trong chi tiêu tài chính.
Đương nhiên là chúng tôi thấy những sai phạm đó là rất lớn, phải xem xét và xử lý một cách nghiêm túc. Chúng tôi cũng đang chỉ đạo ráo riết để làm việc này. Chúng tôi thấy mình cũng có một phần trách nhiệm ở đây, trong việc quản lý nhà nước đối với hệ thống của mình. Còn trách nhiệm đến đâu, trong những trường hợp cụ thể nào thì còn phải xem xét.
Muốn làm cho những sai phạm đó ít đi, tôi vẫn nói là phải cải cách thực sự đối với các ngân hàng này để nó hoạt động đúng như một ngân hàng thương mại thực sự, tự chủ kinh doanh và theo chuẩn mực quốc tế.
Chúng ta thấy là các ngân hàng cổ phần, các ngân hàng nước ngoài cũng có sai phạm nhưng mức độ họ ít hơn, ít nghiêm trọng hơn và số lượng cũng ít hơn. Họ có những người chủ thực sự để quản lý những đồng tiền ở đó, họ chịu trách nhiệm đến cùng với tài sản đó.
Năm 2007 đang đến gần, Việt
Về chính sách tiền tệ thì tôi cũng không có sự lo ngại quá đáng vì tôi cho rằng chiều hướng chung của chính sách tiền tệ là vĩ mô và lạm phát sẽ ổn định, được kiểm soát tốt hơn, mặc dù có những yếu tố bất thường không ai nói trước được.
Lạm phát năm 2007, tuy rằng Quốc hội cho một chỉ tiêu rất mềm là thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhưng tôi nghĩ là sẽ thấp hơn năm 2006.
Về chính sách có khác không khi chúng ta thực hiện các cam kết gia nhập WTO?
Chúng ta không có một sự ràng buộc nào lớn về cam kết trong điều hành chính sách tiền tệ, chúng ta hoàn toàn chủ động. Nhưng theo khuyến nghị duy nhất, phía IMF cũng khuyến nghị, là tiếp tục kiểm soát chất tăng trưởng tín dụng để bảo đảm an toàn; hai là nên có sự nới lỏng hơn nữa về biên độ giao dịch của tỷ giá để tỷ giá phản ánh sát hơn với thực tế của thị trường.
Chúng tôi cũng sẽ xem xét để điều chỉnh biên độ này, tất nhiên là phải theo từng thời điểm và không thể một sớm một chiều đươc.
Trịnh Minh Đức thực hiện
Nguồn: vneconomy.com.vn, ngày 8/12/2006
