Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Hội thảo trực tuyến giới thiệu luật doanh nghiệp và luật đầu tư; những điểm mới đã đạt được và những vấn đề liên quan

06/08/2010 - 392 Lượt xem

 

Hội thảo trực tuyến diễn ra rất sôi nổi giữa độc giả VNEP và các chuyên gia

vovanthanh, Báo Tiền Phong, Email: vovanthanh79@yahoo.com - Hỏi: Dự thảo Nghị định về quản lý hệ thống giấy phép kinh doanh được soạn thảo với mục đích hạn chế "giấy phép con". Đây là những biện pháp mà dự thảo này đưa ra, và Ban soạn thảo dự kiến gì về tính khả thi của những biện pháp đó?

TS. Đinh Văn Ân - Viện trưởng CIEM: Không phải chỉ riêng ở Việt Nam mà ở tất cả các nước, kể cả Mỹ, giấy phép đã, đang và sẽ tiếp tục được coi là một trong những biện pháp quan trọng của Nhà nước để quản lý nền kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề là phải xác định cho được những giấy phép thực sự cần thiết, loại bỏ những giấy phép không cần thiết và có những thủ tục cụ thể, đơn giản, công khai, minh bạch, dự đoán trước được trong việc xét cấp các loại giấy phép đó. Để thực hiện mục tiêu trên đây, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ở nước ta, Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan để dự thảo Nghị định về quản lý nhà nước đối với giấy phép kinh doanh. Trên cơ sở nghiên cứu rất kỹ kinh nghiệm của Việt Nam và các nước, chúng tôi đã dự thảo và tổ chức nhiều cuộc hội thảo ở cả ba miền đất nước để lấy ý kiến rộng rãi; đã gửi lấy ý kiến chính thức của các bộ, ngành. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ tiếp thu, hoàn chỉnh để trình Chính phủ trong kỳ họp tháng 6 này. Với cách làm như vậy, chúng tôi hy vọng rằng dự thảo sẽ được Chính phủ chấp nhận và có tính khả thi cao.


 


TS. Đinh Văn Ân - Viện trưởng CIEM (bên phải) đang trả lời trực tuyến


Luu Diem Hong,Email: ldhong68@yahoo.com - Hỏi: Kinh gui : Cac chuyen gia Xin hoi them Th.S Nguyen Dinh Cung. Tren giay phep kinh doanh minh duoc phep Chu Tich hoi dong quan tri hay Chu tich hoi dong thanh vien dung khong ? Co van ban nao bat buoc phai ghi la Giam doc cong ty la nguoi dai dien phap luat thi moi duoc cap phep khong ? Con ghi cac chuc danh khac thi khong duoc cap phep khong ? Tran trong cam on. Luu Diem Hong

Th.S Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Vĩ mô (CIEM):

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên thì có chức danh chủ tịch HĐTV. Ông chủ tịch này có thể kiêm GĐ hoặc TGĐ và là người đại diện theo pháp luật của công ty. Đối với công ty cổ phần thì có chức danh chủ tịch HĐQT. Chủ tịch HĐQT có thể kiêm GĐ hoặc TGĐ và là người đại diện theo pháp luật của công ty.

LDN 2005 quy định chủ tịch HĐTV hoặc chủ tịch HĐQT hoặc GĐ, TGĐ là người đại diện theo pháp luật của công ty và phải quy định cụ thể trong Điều lệ công ty. Điều này có nghĩa là một công ty cổ phần lựa chọn chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty thì điều này phải được quy định cụ thể trong điều lệ công ty. Tương tự như vậy đối với trường hợp GĐ, TGĐ hoặc chủ tịch HĐTV. Như vậy không có quy định nào bắt buộc phải ghi GĐ là người đại diện theo pháp luật mà điều này do sự lựa chọn của doanh nghiệp.


Th.S Nguyễn Đình Cung 
Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Vĩ mô (CIEM) đang trả lời độc giả VNEP

Pham Viet Anh, 49 RUE MYRHA 75018 PARIS FRANCE, Email: vietanh@yahoo.com - Hỏi: Thua TS. Pham Manh Dung, neu nha DTNN khong phai la cong dan cua mot trong 48 nuoc da ki ket Hiep dinh voi Viat Nam thi dua tren tieu chi nao de xac dinh doanh nghiep ma ho co so huu co phieu la doanh nghiep co von dau tu nuoc ngoai?

TS. Phạm Mạnh Dũng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư : Hiện nay, hầu hết tất cả các nước, khu vực có đầu tư tại Việt Nam đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Trường hợp như bạn nêu, nếu có trường hợp công dân của một quốc gia mà chưa ký kết hiêp định đầu tư với Việt Nam thì theo tôi phải dựa vào các nguyên tắc chung của các hiệp định đã ký kết.


TS. Phạm Mạnh Dũng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Phạm Minh Toàn, Hà Nội, Email: phamminhtoan@hn.vnn.vn - Hỏi: Tôi muốn hỏi Luật doanh nghiệp có những điểm chính nào hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty chúng tôi trước các thủ tục hành chính ngày càng nhiều như hiện nay?

Th.S Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Vĩ mô (CIEM): Luật doanh nghiệp chỉ quy định thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp; không quy định về chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.

Nguyễn Phước Long, , Email: vinhlongibs.yahoo.com - Hỏi: Tôi nghe nói Luật Đầu Tư mới không còn qui định tỷ lệ vốn pháp định phải có so với tổng vốn đầu tư khi đăng ký/xin phép thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng thủ tục vẫn sẽ có yêu cầu chứng minh khả năng tài chính của chủ đầu tư. Đề nghị các ông giải rõ hơn. Xin cảm ơn.

TS. Phạm Mạnh Dũng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư : Theo quy định của Luật Đầu tư, khi đầu tư nhà đầu tư không buộc phải yêu cầu có tỷ lệ vốn pháp định trên tổng vốn đầu tư cũng như vốn đăng ký bắt buộc. Như vậy, trong quá trình thẩm tra đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ không thẩm tra khả năng tài chính của dự án mà chỉ thẩm tra một số nội dung về quy hoach sử dụng đất, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, quy hoạch cơ sở hạ tầng (cầu, cảng, sân bay), tiến độ thực hiện dự án. Trong dự thảo nghị định chỉ quy định về đăng ký mục tiêu, quy mô.


TRANTHI THU HUONG
, 173/34/3/26 DUING QUANG HAM,P.5,GO VA , Email: BAOHUONG8112000@YAHOO.COM - Hỏi: bàn tròn trực tyến về luật đầu tư và luật doanh nghiệp.hiện giờ tôi dang làm trong một công ty TNHH woo su vina thuộc 100%vốn nước ngoài nhưng do không được tìm hiểu và tư vấn tốt nên công ty đã và đang trên đà phá sản,hiện giờ chúng tôi muốn chuyển từ một cộng ty 100% vốn nước ngoài do người nước ngoài đứng tên thành công ty người chủ là người Việt Nam thì chúng tôi cần phải làm những gì và chúng tôi có cần phải tuyên bố phá sản trước khi chuyển nhượng hay không và chúng tôi phải bị thiệt hại những gì,khi tuyên bố phá sản với công ty WOO SU VINA tôi nói trên thì chúng tôi có được nhà nước chịu một phần trách nhiệm hay nói cách khác chúng tôi có được giúp đở gì từ nhà nước Việt Nam không?

TS. Đinh Văn Ân - Viện trưởng CIEM: Doanh nghiệp của bạn hiện là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài hiện hành và pháp luật Việt Nam. Trước khi tổ chức lại, chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn trong nước, đương nhiên doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật. Sau khi chấm dứt hoạt động xong, xác định rõ số vốn và tài sản còn lại và chủ sở hữu đối với số vốn và tài sản đó là của người Việt Nam (chị chẳng hạn), thì người chủ sở hữu đó mới làm các thủ tục thành lập công ty 100% vốn trong nước mới.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hiện nay của chị là pháp nhân Việt Nam. Do vậy, việc tuyên bố phá sản phải theo quy định của pháp luật. Hoạt động sản xuất, kinh doanh là quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp; lời ăn lỗ chịu; Nhà nước chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc doanh nghiệp ra đời, hoạt động, chấm dứt hoạt động (kể cả việc phá sản) chứ Nhà nước không chịu trách nhiệm như chỉ hỏi.

Ls. Hoàng Văn Dũng-Phó Trưởng VPLS Phạm Hồng Hải, , Email: lsdung@fpt.vn - Hỏi: Xin được hỏi ông Ân, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp so với trước khi có hai luật được đổi mới như thế nào?

TS. Đinh Văn Ân - Viện trưởng CIEM: Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2005 đã đảm bảo thực hiện được một mặt bằng bình đẳng về pháp lý và điều kiện kinh doanh, đầu tư cho mọi loại hình doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau sẽ được chủ động lựa chọn một trong bốn loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, và công ty hợp danh. Khi gia nhập thị trường và đi vào hoạt động, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh trong tất cả những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, có quyền và nghĩa vụ như nhau trong quan hệ với các bạn hành trên thương trường cũng như là trong quan hệ với Nhà nước (ví dụ như nghĩa vụ nộp thuế...).

Đây thực sự là một bước đổi mới rất quan trọng vì theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chỉ được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH với nhiều quy định đặc thù, thậm chí trái với nguyên tắc của kinh tế thị trường (ví dụ như nguyên tắc nhất trí trong HĐQT...). Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chỉ được gắn với một dự án đầu tư cụ thể và phải giải thể, chấm dứt hoạt động khi dự án đó kết thúc... Công ty nhà nước cũng được tổ chức theo những quy định riêng và được hưởng những chính sách ưu đãi riêng. Doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được hưởng những chế độ bảo đảm đầu tư, khuyến khích, ưu đãi khác nhau.

Lê Phương, Nha Trang, Khánh Hòa, Email: nguyenvu006@yahoo.com - Hỏi: Xin hỏi tiếp câu thứ 2: Luật DN 2005 quy định công ty TNHH 1 thành viên có thể là một cá nhân làm chủ sở hữu. Vậy ưu và nhược điểm của loại hình công ty này so với DN tư nhân. Xu hướng người dân sẽ thích lựa chọn loại Công ty TNHH 1 thành viên hay vẫn thích DNTN?

Th.S Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Vĩ mô (CIEM):

Việc thừa nhận một cá nhân cũng được quyền thành lập và điều hành công ty TNHH được coi là một bước tiến của LDN 2005 so với LDN 1999. ưu điểm và nhược điểm của công ty TNHH một thành viên là cá nhân đối với người đầu tư cũng hoàn toàn giống như công ty TNHH hai thành viên trở lên. Một trong những ưu điểm nổi trội là hạn chế được rủi ro đối với nhà đầu tư (chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn mà chủ sở hữu cam kết góp vốn vào công ty). Qua đó, hy vọng tạo thuận lợi và thúc đẩy người dân đầu tư một cách chính thức hơn, dài hạn hơn và quy mô lớn hơn.

Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu thế và bất lợi cuả nó. Tuy nhiên, chỉ có người đầu tư mới đánh giá đúng ưu thế và bất lợi; có thể điểm bất lợi đối với nhà đầu tư này thì đó lại là điểm lợi xét từ giác độ và cách thức nhìn nhận của nhà đầu tư khác. Vì vậy, không thể khẳng định một cách dứt khoát là công ty TNHH một thành viên lợi thế hơn DNTN và người đầu tư sẽ chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên là cá nhân. Tôi cho rằng bằng việc thừa nhận công ty TNHH một thành viên là cá nhân thì số lượng công ty TNHH đăng ký nói chung sẽ tăng lên. Tuy vậy, điều đó không làm mất đi loại hình DNTN.

Lê Phương, Nha Trang, Khánh Hòa, Email: nguyenvu006@yahoo.com - Hỏi: Luật Doanh nghiệp 2005 quy định công ty Hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (luật DN 1999 thì không, vì đây là công ty đối nhân). Các nước trên thế giới cũng không quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Vậy đây có phải là sự "sáng tạo" của những nhà làm luật Việt Nam? Cơ chế nào để bảo đảm cho tư cách pháp nhân cảu công ty hợp danh, trong khi thành viên hợp danh vẫn chịu trách nhiệm vô hạn? Xin cảm ơn!

Th.S Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Vĩ mô (CIEM):

Nói rằng trên thế giới không quy định công ty hợp danh là pháp nhân là không chính xác.

Việc quy định công ty hợp danh là pháp nhân xuất phát từ một số yêu cầu sau đây:

Một là, yêu cầu của thực tiễn kinh doanh ở nước ta. Qua khảo sát nhận thấy các công ty hợp danh đều có nhu cầu được thừa nhận là pháp nhân.

Hai là các quy định có liên quan của Luật dân sự. Nói cách khác là có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế mà không trái với quan niệm và quy định pháp luật hiện hành.

Luật dân sự ở nước ta chỉ định nghĩa về pháp nhân mà không khẳng định công ty hợp danh là pháp nhân hay không là pháp nhân. Pháp nhân theo Luật dân sự có 4 đặc điểm; trong đó đặc điểm thường được đưa ra bàn cãi nhiều nhất là có tài sản độc lập so với thành viên. Cách hiểu tương đối phổ biến là “có tài sản độc lập” có nghĩa là thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, có cách hiểu khác là “tài sản độc lập” hoàn toàn khác với trách nhiệm hữu hạn của thành viên. Tài sản độc lập có nghĩa là tài sản của công ty tách biệt hoàn toàn về mặt pháp lý với tài sản của thành viên và nếu hiểu theo cách này thì công ty hợp danh cũng có tài sản độc lập hoàn toàn so với tài sản của thành viên. Như vậy, xét về trách nhiệm đối với bên thứ ba thì trước hết đó là trách nhiệm của công ty; nếu tài sản của công ty không đủ để trả nợ thì lúc đó mới lấy đến tài sản của thành viên để thanh toán nợ cho công ty. Cơ chế có thể đã rõ, vấn đề là phụ thuộc vào hiệu lực thực thi luật pháp.


nguyen dang dung
, 443- Nguyen Trai - Thanh Xuan - Ha noi, Email: dangdung78@yahoo.com - Hỏi: Dieu 4 Luat doanh nghiep co ghi: Doanh nghiep nha nuoc la doanh nghiep trong do nha nuoc so huu tren 50% von dieu le. Vay cac cong ty co phan nha nuoc so huu 51%VDL thi hoat dong theo Luat DNNN hay Luat DN?

TS. Đinh Văn Ân - Viện trưởng CIEM: Luật Doanh nghiệp năm 2005 không chỉ thay thế Luật Doanh nghiệp 1999 mà còn thay thế cả Luật DNNN. Do vậy, công ty cổ phần mà Nhà nước sở hữu trên 51% như bạn hỏi là DNNN và tổ chức, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005. Trong thời hạn 4 năm kể từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, doanh nghiệp này phải chuyển đổi để áp dụng theo Luật Doanh nghiệp. Trong khi chưa chuyển đổi, thì vẫn áp dụng theo các quy định hiện hành.


nguyen dang dung, 443- Nguyen Trai - Thanh Xuan - Ha noi, Email: dangdung78@yahoo.com - Hỏi: Xin cho biet mo hinh cong ty me-con, tap doan kinh te va cac doanh nghiep cong ich chiu su dieu tiet cua Luat doanh nghiep nhu the nao?

Th.S Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Vĩ mô (CIEM): Về cơ cấu tổ chức quản lý sẽ thực hiện theo quy định có liên quan của LDN 2005. Còn về hoạt động kinh doanh liên quan đến hoạt động công ích thì bị chi phối bởi các quy định riêng của pháp luật chuyên ngành.


Nguyễn Huy Bá, 82 A Phương liên, Đống Đa, Hà Nội. , Email: banguyenhuy_lawyer_vn - Hỏi: 1. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Luật Đâu tư thì Doanh nghiệp có bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm công công không? (Điều này Luật KDBH năm 2000 chưa quy định). 2. Vào thời điểm nào thì sẽ có đủ các Nghị định hướng dẫn 2 luật này. 3. Liệu khi áp dụng Luật mới này, thì vấn đề ưu đãi đâu tư, ưu đãi thuế được giải quyết như thế nào? Cụ thể là thuế TNDN.

PGS.TS. Nguyễn Đình Tài – Giám đốc Trung tâm Tư vấn quản lý và đào tạo (CIEM):

1. Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư không có quy định cụ thể về việc mua bảo hiểm. Để tìm hiểu cụ thể về vấn đề này, đề nghị anh/chị tìm hiều pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam.

2. Theo kế hoạch, các Nghị định hướng dẫn 2 Luật này phải được ban hành trước thời điểm 2 Luật có hiệu lực (ngày 01/7/2006).

3. Luật Đầu tư 2005 có một chương quy định về ưu đãi đầu tư, trong đó có ưu đãi thuế. Về nguyên tắc, Luật này kế thừa các ưu đãi được quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, có tính đến các quy định của WTO. Riêng về thuế thu nhập doanh nghiệp, các mức ưu đãi đầu tư được hướng dẫn cụ thể tại pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư sẽ được quy định lại tại Nghị định quy định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư sẽ được Chính phủ ban hành.


PGS.TS. Nguyễn Đình Tài – Giám đốc Trung tâm Tư vấn quản lý và đào tạo (CIEM)


Luu Diem Hong, , Email: ldhong68@yahoo.com - Hỏi: Kinh gui : Cac chuyen gia Theo luat doanh nghiep co hieu luc tu ngay 1/7/2006 Cho toi hoi ve nguoi dai dien phap luat. Mot nguoi - Chu tich hoi dong quan tri co the dung ten dai dien phap luat cua mot hoac nhieu cong ty dung khong ? ( tru giam doc cong ty co phan ) Cam on Cac chuyen gia

Th.S Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Vĩ mô (CIEM): Luật không cấm thì có nghĩa là được làm. Tuy vậy, trên thực tế người đầu tư (đặc biệt là người đại diện chủ sở hữu nhà nước) phải cân nhắc, đánh giá năng lực và khả năng làm việc của người dự định được bổ nhiệm để đảm bảo người đó hoàn thành một cách tốt nhất (tốt hơn là bổ nhiệm nhiều người) nhiệm vụ được giao, phục vụ được một cách tốt nhất lợi ích của chủ sở hữu và của công ty.


Minh Khôi, Hà Nội, Email: man74vn@yahoo.com - Hỏi: Một TCT nhà nước đang xây dựng phương án thành lập Công ty TNHH MTV Tài Chính. Dự kiến được quyết định thành lập sau ngày 01/7/2006. Phương án và Điều lệ Công ty cần xây dựng trên cơ sở Luật Doanh nghiệp 2005 hay Luật Doanh nghiệp Nhà nước?

Th.S Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Vĩ mô (CIEM): Phải xây dựng trên cơ sở các quy định có liên quan của Luật doanh nghiệp 2005.


B.Dậu, TP.HCM, Email: greendao@gmail.com - Hỏi: Kính chào các chuyên gia tham gia bàn tròn trực tuyến, cho phép tôi được hỏi các ông 01 câu: Nhung noi dung moi cua 2 Luat nay va viec thuc hien tot no se giup ich nhu the nao cho cong cuoc phong chong tham nhung va lanh phi o Vietnam hiện nay?"

PGS.TS. Nguyễn Đình Tài – Giám đốc Trung tâm Tư vấn quản lý và đào tạo (CIEM):

Hai Luật mới có thể đóng góp vào công cuộc phòng chống tham nhũng và lãng phí thông qua một số hướng tác động như sau:

- Tăng cường tính minh bạch và công khai trong quan hệ giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, do đó làm giảm sự sách nhiễu, tùy ý quyết định của các công chức, và giảm những "chi phí giao dịch ngoài luồng" của các doanh nghiệp;

- Quản lý chặt chẽ hơn hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước (chương VII Luật Đầu tư);

- Việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có tác dụng giảm bao cấp và tăng cường trách nhiệm, tính tự chủ của các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước;

Tất nhiên, việc đánh giá những tác động này của hai luật đối với tham nhũng và lãng phí còn cần được thực tiễn trả lời.

Luu Diem Hong, , Email: ldhong68@yahoo.com - Hỏi: Kinh gui : Cac chuyen gia Ve luat doanh nghiep co hieu luc tu ngay 1/7/2006 : toi co 02 cau hoi sau : 1. Toi muon chuyen cong ty co phan thanh cong cty TNHH mot thanh vien. 2. Toi muon chuyen cong ty TNHH 02 thanh vien thanh cong ty TNHH 01 thanh vien. * ghi chu : Chu so huu cong ty TNHH 01 thanh vien moi la 1 Cong ty Co phan - hien cong ty nay dang la co dong cua Cty Co phan va cong ty TNHH 02 thanh vien. Toi tim trong luat hoai ma khong thay dieu luat nao co the ap dung duoc ? Toi co doc dieu 154-155 nhung van khong hieu la ap dung duoc cho truong cua minh khong ? Kinh nho cac chuyen gia huong dan chung toi cach chuyen doi nay ? ( Ma khong phai giai the cong ty cu-thanh lap cong ty moi). Kinh chuc cac chuyen gia suc khoe. Tran trong, Luu Diem Hong

Th.S Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Vĩ mô (CIEM):

Đúng là, LDN 1999 và 2005 chưa quy định một cách cụ thể trình tự và thủ tục chuyển đổi như đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải. Vì vậy việc thực hiện một cách cụ thể và nhất quán ở nước ta có lẽ còn chờ hướng dẫn của Chính phủ. Tuy vậy, trong hai trường hợp của bạn tôi trả lời như sau:

1. Trường hợp thứ nhất, chuyển công ty CP thành công ty TNHH một thành viên. Trước hết, nếu công ty của bạn mới được thành lập trong thời hạn 3 năm kế từ ngày được cấp GCN ĐKKD thì việc chuyển đổi có thể không thực hiện được. Bởi vì trong trường hợp này, Luật quy định các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần được quyền chào bán. Theo quan sát của tôi thì trên thực tế cách áp dụng phổ biến là các cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần cho nhau, nhưng không được chuyển hết tất cả. Với cách áp dụng này thì trong 3 năm đầu hoạt động công ty cổ phần khó có thể chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên.

Hết thời hạn nói trên, sau khi các cổ đông còn lại chuyển nhượng hết cổ phần của mình cho một cổ đông thì cổ đông đó thực hiện thông báo và đăng ký lại công ty để trở thành công ty TNHH một thành viên.

2. Chuyển công ty TNHH hai thành viên thành 1 thành viên. Khi một thành viên chuyển hết phần vốn góp cho thành viên còn lại thì thành viên đó thực hiện thông báo và đăng ký lại để trở thành công ty TNHH một thành viên.

Bạn nên trực tiếp đến cơ quan ĐKKD tại địa phương để được hướng dẫn cụ thể về trình tự và hồ sơ đăng ký chuyển đổi.


Cung Đình Minh, Số 3 đường Ba tháng 2, Q.10, Tp. HCM, Email: ban_du_an@yahoo.com - Hỏi: Hỏi: Điều 166 quy định về chuyển đổi công ty nhà nước. Bao g iờ Chính phủ mới có văn bản quy định về trình tự và thủ tục chuyển đổi? Đối với các tập đòan kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty nhà nước họat động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con sẽ hoạt động dưới hình thức nào?

Th.S Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Vĩ mô (CIEM):

Nghị định hướng dẫn chuyển đổi công ty nhà nước đã được soạn thảo và trình Chính phủ. Nghị định này chắc chắn sẽ sớm được ban hành phù hợp với thời hạn hiệu lực của Luật Doanh nghiệp.

Theo tôi các tập đoàn, tổng công ty nên cơ cấu lại theo mô hình công ty mẹ - công con theo đúng nghĩa của “holding structure” (có thể đa sở hữu) và chỉ có như thế thì mới có thể áp dụng được cách thức quản trị tương ứng đối với các công ty có quy mô lớn.


Nguyễn Bách, , Email: lsbach@yahoo.com - Hỏi: Tôi hiện đang công tác tại Đoàn luật sư Tỉnh Hà Nam. Tôi xin được hỏi các ông có đánh giá, tiên lượng về hiệu lực và hiệu quả của hai Luật này như thế nào? Theo các ông, dưới góc độ là những người tham gia soạn thảo, hai Luật còn những điểm gì mà chính bản thân các ông chưa thấy hài lòng?

TS. Đinh Văn Ân - Viện trưởng CIEM: Như ông đã biết, Luật Doanh nghiệp năm 2005 được xây dựng trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp năm 1999 và mở rộng phạm vi áp dụng cho cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lẫn doanh nghiệp nhà nước. Sáu năm thực hiện Luật Doanh nghiệp 1999 đã cho thấy hiệu lực và hiệu quả của Luật này. Do vậy, hoàn toàn có thể tin tưởng rằng Luật Doanh nghiệp năm 2005 sẽ phát huy tác dụng tốt cho việc hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, để Luật này phát huy hiệu lực và hiệu quả như mong muốn, cần quan tâm xử lý tốt việc mở rộng áp dụng cho đối tượng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công ty nhà nước. Từ ngày 1/7/2006, tất cả các công ty nhà nước cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới được thành lập đều phải tổ chức thực hiện theo Luật Doanh nghiệp năm 2005. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang tồn tại từ trước đến nay sẽ tự quyết định đăng ký lại hay không đăng ký lại. Việc đăng ký lại phải tiến hành trong thời hạn hai năm kể từ ngày Luật có hiệu lực. Trong khi đó, tất cả các công ty nhà nước hiện có đều phải chuyển sang công ty cổ phần hoặc công ty TNHH trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật có hiệu lực. Đây là một thách thức đối với các cơ quan nhà nước và các công ty nhà nước.
Luật Đầu tư năm 2005 thay thế Luật Đầu tư nước ngoài hiện hành và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1995. Luật này thực sự đã tạo bước đột phá có tính chất cách mạng chuyển từ chế độ đầu tư phân theo thành phần kinh tế sang chế độ đầu tư bình đẳng, thống nhất cho các nhà đầu tư không phân biệt thành phần kinh tế. Luật này chắc chắn sẽ làm cho thể chế kinh tế thị trường ở nước ta hoàn thiện, phù hợp hơn với nguyên tắc của kinh tế thị trường. Nó sẽ khuyến khích mạnh mẽ hơn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Xét về lâu dài, nó cũng sẽ tạo thuận lợi, phát huy các nguồn lực của các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, cho đến nay chúng ta chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về đầu tư trong nước, tạo nên tâm lý lâu nay đầu tư trong nước là hoàn toàn tự do, không phải làm bất cứ một thủ tục gì trong khi trên thực tế thì các nhà đầu tư trong nước vẫn phải làm không ít thủ tục. Luật Đầu tư năm 2005 dù đã quy định rất thông thoáng các thủ tục và điều kiện đầu tư nhưng vẫn tạo cho nhà đầu tư trong nước cái tâm lý như vừa nêu. Vì vậy, thách thức lớn nhất đối với việc thi hành Luật Đầu tư là phải sớm có những hướng dẫn, quy định cụ thể rõ ràng, đơn giản, thuận lợi cho nhà đầu tư trong nước.

Tạ Duy Tuyên- Đoàn Luật sư Hà Nội, , Email: taduytuyen2004@yahoo.com - Hỏi: Theo các ông, qua việc soạn thảo, đệ trình, xem xét, thảo luận, thông qua và ban hành hai Luật, có thể rút ra được những kinh nghiệm gì cho việc khảo sát, nghiên cứu, hoạch định chính sách pháp luật. Xin cám ơn!.

TS. Đinh Văn Ân - Viện trưởng CIEM:

Tôi cho rằng trước khi xây dựng luật pháp, chính sách, phải có tư tưởng về luật pháp, chính sách đó. Khi triển khai xây dựng phải nghiên cứu, khảo sát để xây dựng luận cứ khoa học, cả về lý luận lẫn thực tiễn. Quá trình xây dựng luật pháp, chính sách phải phát huy được trí tụê của những người trực tiếp soạn thảo, người tham gia soạn thảo, những người là đối tượng áp dụng của luật pháp, chính sách, những người sẽ có trách nhiệm triển khai thực hiện luật pháp, chính sách. Với một nước mới phát triển kinh tế thị trường như chúng ta, thì ngoài thực tiễn, kinh nghiệm Việt Nam, rất cần phải tham khảo kinh nghiệm của các nước, trí tuệ của các chuyên gia nước ngoài.


Nguyen Hung, , Email: hunghocvien@yahoo.com - Hỏi: Kính gửi: Bàn tròn trực tuyến về Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, Theo tôi được biết ở Việt Nam, đến nay chưa có khái niệm chính thức nào khác về doanh nghiệp có vốn ĐTNN ngoài khái niệm được Nhà nước ghi nhận tại Luật ĐTNN 1996 và Luật đầu tư 2005. Tuy nhiên, Luật ĐTNN 1996 cũng không đưa ra khái niệm về doanh nghiệp có vốn ĐTNN mà chỉ thừa nhận doanh nghiệp có vốn ĐTNN gồm DNLD và doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN. Theo đó, về mặt pháp lý, cả DNLD và doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN đều hoạt động với tư cách công ty TNHH. Còn theo Luật đầu tư 2005, khi định nghĩa về doanh nghiệp có vốn ĐTNN không còn sử dụng khái niệm doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN và doanh nghiệp liên doanh nữa mà thay vào đó đã sử dụng khái niệm: “doanh nghiệp có vốn ĐTNN bao gồm doanh nghiệp do nhà ĐTNN thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà ĐTNN mua cổ phần, sáp nhập, mua lại”. Tuy nhiên, Luật đầu tư 2005 lại không đưa ra tỷ lệ nhà ĐTNN sở hữu bao nhiêu % cổ phiếu khi mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam thì được coi là doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Như vậy khác với Luật ĐTNN (doanh nghiệp có vốn ĐTNN chỉ bao gồm các hình thức đầu tư trực tiếp), doanh nghiệp có vốn ĐTNN theo Luật đầu tư 2005 đã có sự thay đổi, nó bao bao gồm cả hình thức đầu tư trực tiếp và hình thức đầu tư gián tiếp. Tuy nhiên, Luật đầu tư 2005 lại không đưa ra tỷ lệ nhà ĐTNN sở hữu bao nhiêu % cổ phiếu khi mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam thì được coi là doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Không biết tôi hiểu như trên đã đúng chưa ?. Mong Bàn tròn trực tuyến giải đáp giúp và cho tôi được biết thêm: sự giống và khác về doanh nghiệp có vốn ĐTNN theo hai luật trên; doanh nghiệp có vốn ĐTNN có phải là doanh nghiệp FDI không ?; tiêu chí để được coi là doanh nghiệp có vốn ĐTNN; những hình thức đầu tư nào được coi là doanh nghiệp có vốn ĐTNN;… Rất mong nhận được những thông tin bổ ích từ Bàn tròn trực tuyến về Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn. Nguyễn Hùng – 0903401277

TS. Phạm Mạnh Dũng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư : Trước hết xin cảm ơn bạn về câu hỏi này. Về định nghĩa doanh nghiệp (DN) có vốn ĐTNN đã được định nghĩa theo Luật Đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp có vốn ĐTNN là DN do nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) thành lập tại Việt Nam hoặc do nhà ĐTNN mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Trong Luật Đầu tư cũng như trong Nghị định không đưa ra một tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN trong doanh nghiệp để xác định nó là DN có vốn ĐTNN. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết tới 48 nước và vùng lãnh thổ về Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Theo hiệp định, các doanh nghiệp được coi là các DN có vốn ĐTNN khi nhà đầu tư là công dân của bên ký kết hiệp định có nắm sở hữu trong DN từ 51% trở lên hoặc chi phối doanh nghiệp. Trước đây, theo Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm (2000) có quy định khi nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam phải có ít nhất vốn đầu tư không dưới 30% trong vốn đăng ký. Theo Luật mới, thì tỷ lệ này đã được bãi bỏ và do đó tôi hoàn toàn đồng ý với bạn cần phải xác định thế nào là DN có vốn ĐTNN. Tuy nhiên, như trên tôi đã trình bày là việc xác định doanh nghiệp được coi là DN có vốn ĐTNN cần dựa vào các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết để xác định, và do đó không cần thiết phải quy định trong Nghị định. Nếu ta đưa thêm các tiêu chí về tỷ lệ vốn sở hữu trong Nghị định vừa là không cần thiết mà dễ gây ra nguy cơ đưa ra những quy phạm mới trái với quy định của Luật Đầu tư.


Tran Quang, , Email: tranquangvn06 - Hỏi: Tôi là giảng viên tại Trường ĐH Quốc gia. Cách đây mấy ngày, tôi đã có đọc chuyên đề của CIEM giới thiệu về hai luật trên VNEP, xin Ông Ân giải thích rõ thêm nội dung: luật DN và luật đầu tư là một bước tiến mới trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Xin cám ơn ông.

TS. Đinh Văn Ân - Viện trưởng CIEM: Như ông đã biết, Việt Nam chúng ta hiện đang trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN. Để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, chúng ta phải xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam. Những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều đạo luật trong đó có Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1995, Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Tuy các đạo luật đó đã có nhiều đổi mới, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hình thành các tổ chức sản xuất- kinh doanh, nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế, chưa hoàn toàn phù hợp với kinh tế thị trường mà cụ thể là chưa thực hiện được một mặt bằng pháp lý và điều kiện kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Việc thành lập và gia nhập thị trường của doanh nghiệp tư nhân trong nước được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 1999. Trong khi đó, công ty nhà nước phải thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thành lập công ty TNHH theo quy định của pháp luật Việt Nam và những quy định đặc thù của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như: phải thực hiện nguyên tắc nhất trí trong HĐQT; phải có số vốn đầu tư tối thiểu bằng 30% tổng vốn đầu tư; vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cũng không được thấp hơn 30% vốn pháp định; v.v. Nói tóm lại, việc thành lập, tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp có sự khác biệt theo thành phần kinh tế. Tương tự như vậy, việc đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước cũng được thực hiện theo những quy định phân biệt đối xử theo thành phần kinh tế. Pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư hiện hành của Việt Nam chưa đảm bảo được yêu cầu của kinh tế thị trường là cạnh tranh bình đẳng.
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2005 đã khắc phục hoàn toàn những nhược điểm trên, đảm bảo sự bình đẳng cả về pháp lý lấn điều kiện kinh doanh và đầu tư cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế. Chính vì vậy, có thể nói Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2005 đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam.


Lê văn Phi nhật, , Email: phinhat@yahoo.com - Hỏi: Tôi là sinh viên trường đại học kinh tế TP HCM, gần đây tôi được giới thiếu về cổng thông tin kinh tế Vn và đã được đọc rất nhiều thông tin bổ ích từ VNEP giúp tôi trong quá trình chuẩn bị luận văn. Xin cám ơn viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, hiện tôi đang phân vân trong việc lựa chọn nghề nghiệp , tôi muốn xin các ông là những người có nhiều kinh nghiệm cho tôi một lời khuyên , trong bối cảnh hiện nay thì nên phấn đấu là một doanh nghiệp giỏi hay là một công chức nhà nước

PGS.TS. Nguyễn Đình Tài – Giám đốc Trung tâm Tư vấn quản lý và đào tạo (CIEM): Theo ý kiến của riêng cá nhân tôi, việc là một công chức giỏi hay một doanh nghiệp giỏi đều đáng được trân trọng và khen ngợi. Bạn cần cân nhắc điều kiện, khả năng, ý thích, sở trường của mình để lựa chọn một con đường nghề nghiệp phù hợp. Theo tôi, làm công chức giỏi không phải để đạt mục tiêu làm giàu. Và muốn làm giàu chân chính thì bạn cần nắm vững pháp luật.

Nguyen thi Thu, , Email: ntthu0209@yahoo.com - Hỏi: Xin được hỏi về những quy định cụ thể hóa 2 luật để có thể thực hiện, còn cần có những văn bản quy phạm pháp luật nào ? hiện nay việc sọan thảo và thông qua các văn bản ấy ra sao? theo các ông tiến độ công việc như vậy là nhanh hay là chậm? vì sao?

PGS.TS. Nguyễn Đình Tài – Giám đốc Trung tâm Tư vấn quản lý và đào tạo (CIEM):

Để hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ liên quan chuẩn bị dự thảo bảy nghị định trình Chính phủ xem xét và ban hành. Cụ thể là:

- Nghị định về đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh;

- Nghị định về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành các loại hình công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

- Nghị định về quản lý nhà nước Giấy phép kinh doanh và quản lý

- Nghị định đăng ký lại đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai.

- Nghị định quy định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư

- Nghị định về đầu tư ra nước ngoài

- Nghị định về các hình thức đầu tư BTO, BOT và BT

Hiện nay, dự thảo của 7 nghị định trên đã được hoàn tất về cơ bản và trong tháng 5/2005 đã được trình Chính phủ xem xét và cho ý kiến. Các cơ quan soạn đang khẩn trương tiếp thu, chỉnh sửa các dự thảo nghị định để trình Chính phủ ban hành.

Bạn có thể tìm hiểu dự thảo các nghị định trên website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc website của Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam.

Vo Hoang Linh , , Email: vohoanglinhthi@gmail.com - Hỏi: Xin được hỏi ông Cung, trong thời gian sọan thảo hai luât, tôi đã được đọc một số bài trả lời phỏng vấn trên các báo của ông, hôm nay tôi xin được hỏi ông một câu hỏi : việc hai luật được thực hiện vào ngày 1-7-2006, theo ông có phải là một kết quả mà mọi nguời , mọi thành phần trong xã hội đều được hưởng lợi ? có ai sẽ bị thua thiệt không ? nếu có người, có lực lượng mà lợi ích bị thiệt hại thì là những ai? tại sao? làm thế nào để xử lý tốt sự thiệt hại ấy. tôi hy vọng sẽ nhận được câu trả lời thẳng thắn của ông , xin cám ơn ông

Th.S Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Vĩ mô (CIEM): Mỗi một chính sách, luật pháp được ban hành, hoặc sửa đổi đều có người được hưởng lợi và có người bị thua thiệt. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì kỳ vọng vào mục đích của một chính sách hay pháp luật mới bao giờ cũng là cái được nhiều hơn cái mất. Việc lượng hoá và khẳng định "được" - "mất", ai được, ai mất là việc khó; đòi hỏi có những nghiên cứu nghiêm túc. Tuy vậy, theo cảm nhận riêng ban đầu của tôi thì một số nhóm sau đây có thể bị thua thiệt:
Một là, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang đầu tư kinh doanh trong những ngành, nghề đang được bảo hộ; đang được hưởng những ưu đãi đặc biệt.
Hai là, khu vực doanh nghiệp nhà nước nói chung; bởi vì một số đặc quyền hoặc độc quyền và những trợ cấp lâu nay vẫn được dành riêng cho doanh nghiệp nhà nước sẽ dần bị bãi bỏ; họ sẽ phải cơ cấu lại cách thức quản trị theo những chuẩn mực phổ biến đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, họ phải linh hoạt hơn trong điều hành hoạt động kinh doanh. Nếu không, năng lực cạnh tranh của họ có thể sẽ giảm xuống.
Ba là bên đa số theo quy định của LDN 1999 trong các công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn. Quyền của những người này trong quản trị công ty bị giảm đi so với LDN 2005.
Bốn là đội ngũ công chức có liên quan sẽ phải làm việc với khối lượng công việc nhiều hơn và trong một môi trường minh bạch và chịu sự giám sát nhiều hơn.

Hoang Diep Thu, , Email: hdiepthu@yahoo.com - Hỏi: Xin được hỏi Ông Ân, Ông có bình luận gì về ý kiến cho rằng Luật Doanh nghiệp hầu như vắng bóng cơ chế kiểm soát các hành vi lạm dụng quyền lực- điều sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thi hành Luật.

TS. Đinh Văn Ân - Viện trưởng CIEM: Vấn đề hoàn toàn không phải như bạn hỏi. Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng như Luật Doanh nghiệp năm 1999 là luật về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, Luật quy định về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, gia nhập thị trường và hoạt động của doanh nghiệp. Luật đã đơn giản hoá, tạo thông thoáng, thuận lợi cho việc thành lập và gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Nhưng đồng thời Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đã bổ sung nhiều quy định để khắc phục tình trạng một số cá nhân lợi dụng sự thông thoáng đó để tiến hành các hoạt động phi pháp với các chế tài cụ thể như: rút giấy chứng nhận ĐKKD, truy cứu trách nhiệm hình sự,... Đặc biệt, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã bổ sung một chương riêng về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp để đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất- kinh doanh cũng như khi chấm dứt hoạt động, rút lui khỏi thị trường. Vấn đề cần quan tâm là trong quá trình thi hành Luật, một mặt phải tiếp tục đơn giản hoá thủ tục, tạo thông thoáng, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, nhưng mặt khác cũng phải đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý để khắc phục tình trạng lạm dụng quyền lực như bạn nêu.

le viet ha, , Email: lvha@yahoo.com - Hỏi: Xin các ông cho biết chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cách thức làm việc với doanh nghiệp của các cơ quan và công chức nhà nước theo hai luật có sự đổi mới như thế nào ? theo các ông đổi mới như vậy đã thỏa đáng chưa?

PGS.TS. Nguyễn Đình Tài – Giám đốc Trung tâm Tư vấn quản lý và đào tạo (CIEM): Hai Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư là hai đạo luật trực tiếp liên quan đến việc hình thành, tổ chức và quản lý, hoạt động kinh doanh và quá trình đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trọng tâm của hai Luật không phải là các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan công quyền. Tuy nhiên, trong mỗi Luật đều có nhiều quy định về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Điểm đổi mới cơ bản về quản lý nhà nước ở đây là sử dụng công cụ pháp luật trên nền tảng nhà nước pháp quyền, theo đó nội dung chính là công dân đuợc quyền tự do kinh doanh và được làm những gì mà pháp luật không cấm.

Một điểm mới khác của Luật Đầu tư là Nhà nước quản lý dự án đầu tư chủ yếu theo quy hoạch. Các cơ quan công quyền các cấp có trách nhiệm ban hành các quy hoạch về đất đai, cơ sở hạ tầng, đô thị, các khu công nghiệp v.v. để các doanh nghiệp biết và tuân thủ.

Luật Doanh nghiệp 2005 củng cố và hoàn thiện thêm một bước việc quản lý sau đăng ký kinh doanh (hậu kiểm), thông qua các quy định được cụ thể hoá và chặt chẽ hơn về gia nhập thị trường, tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, quy chế hoạt động của bộ máy đó, quy định về ban kiểm soát và cơ chế bảo vệ cổ đông, thành viên nhỏ.

Để trực tiếp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp 2005 củng cố thêm chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh, quy định rõ ràng hơn, minh bạch hơn và chính xác hơn về những điều đuợc làm và không đuợc làm, quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ đối với các công chức tại các cơ quan quản lý nhà nước cũng như đối với các doanh nghiệp và đối tượng xin đăng ký kinh doanh. Chẳng hạn như: cấm cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho những người không đủ điều kiện và cấm không cấp cho những người có đủ điều kiện; không đuợc gây chậm trễ, phiền hà hay sách nhiễu đối với người đến đăng ký kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, Luật bổ sung thêm quy định về thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Theo Luật Đầu tư 2005, nhà nước củng cố và đổi mới hệ thống cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thay vì phải "xin phép" để được cấp Giấy phép đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần "đăng ký" để đuợc nhận Giấy chứng nhận đầu tư. Việc thẩm tra đầu tư chỉ phải tiến hành với các dự án đầu tư quy mô lớn (trên 300 tỷ đồng) hoặc đầu tư có điều kiện. Đối với trường hợp đề nghị ưu đãi đầu tư, nhà đầu tư sẽ không phải xin giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư như trước đây. Ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài được ghi vào Giấy chứng nhận đầu tư. Đối với nhà đầu tư trong nước, các biện pháp ưu đãi đầu tư được ghi vào Giấy chứng nhận đầu tư nếu như nhà đầu tư có yêu cầu.

Nhìn chung, quy trình quản lý nhà nước về cơ bản là không phân biệt đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việc đánh giá những quy định trên đã thoả đáng hay chưa có lẽ cần chờ câu trả lời chính xác nhất từ thực tiễn thực hiện 2 Luật trên. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng rằng hai luật mới này sẽ tạo ra một môi trường thông thoáng, bình đẳng và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.


Nguyen Thi Thuy, , Email: nhisiu@yahoo.com - Hỏi: Toi la ke toan cho mot Cty 100% von dau tu nuoc ngoai, xin duoc hoi: Trong tinh hinh VN sap gia nhap WTO, giua 2 loai hinh doanh nghiep, theo su dieu chinh cua 2 luat thi da thuc su khong con phan biet doi xu nua hay la van con phan biet doi xu? Nhung quy dinh khac nhau trong hai luat giua cac loai hinh doanh nghiep la gi? Tai sao van con co su khac nhau ay? Co phai he co quy dinh khac nhau la co phan biet doi xu hay khong? Xin cam on.

TS. Đinh Văn Ân - Viện trưởng CIEM: Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải thực hiện chế độ đối xử quốc gia (NT), và chế độ đối xử tối huệ quốc (MFN) cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư của các nước thành viên khác của WTO. Theo quy định về NT thì doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhận được sự đối xử không kém thuận lợi hơn doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam. Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2005 đã đáp ứng được yêu cầu đó vì hai luật đó đã tạo được một mặt bằng pháp lý và điều kiện đầu tư chung cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, cũng như nhiều nước khác và hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của WTO, nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài vẫn phải thực hiện theo một số quy định riêng thậm chí là khó khăn hơn trong việc gia nhập thị trường cũng như đáp ứng một số quy định đặc thù về thủ tục. Có những lĩnh vực, ngành, nghề và địa bàn các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước được làm nhưng các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài không được làm hoặc được làm nhưng bị hạn chế...

Hoàng Thị Thanh Hải, , Email: haikhoa28@yahoo.com - Hỏi: Xin hoi theo luat danh nghiep moi, dang vien dang di lam co quan nha nuoc( can bo cong nhan vien) lieu co duoc phep mo cong ty tu nhan?

PGS.TS. Nguyễn Đình Tài – Giám đốc Trung tâm Tư vấn quản lý và đào tạo (CIEM):

Theo Luật Doanh nghiệp 2005, công chức, viên chức trong biên chế, đang làm việc tại cơ quan nhà nước, không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp, công ty tư nhân.

Tuy nhiên, họ có thể tham gia góp vốn vào công ty hợp danh (với tư cách là thành viên góp vốn) hoặc mua cổ phần của các công ty cổ phần nhưng không được tham gia hội đồng quản trị, ban kiểm soát.

hoang bach duong, truong dai dien cty Schmidt HK, , Email: duonghb@schmidtbmt - Hỏi: 1/ Khi soan thao cac luan nay, nhung dieu khoan luat doanh nghiep cua quoc te co duoc tham khao & co dam bao luat cua VN se khong bi lac hau? Voi viec gia nhap WTO, cac doanh nghiep nuoc ngoai se tang cuong dau tu vao thi truong VN. Viec dua ra luat moi co nhung thuan loi gi hon cho cac doanh nghiep nuoc ngoai? 2/ La dai dien cua 1 doanh nghiep nuoc ngoai da hoat dong tai VN tu 1994, xin hoi sau khi du luat co hieu luc, cac co quan nha nuoc VN se phai co nhung thay doi hanh chinh de tuong thich voi nhung dieu luat moi nay nhung lieu co dam bao la su thay doi do theo kip dung theo tien do co hieu luc cua du luat. Xin chan thanh cam on.

TS. Phạm Mạnh Dũng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư :

Trước hết xin cảm ơn bạn về câu hỏi này. Về định nghĩa doanh nghiệp (DN) có vốn ĐTNN đã được định nghĩa theo Luật Đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp có vốn ĐTNN là DN do nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) thành lập tại Việt Nam hoặc do nhà ĐTNN mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Trong Luật Đầu tư cũng như trong Nghị định không đưa ra một tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN trong doanh nghiệp để xác định nó là DN có vốn ĐTNN. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết tới 48 nước và vùng lãnh thổ về Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Theo hiệp định, các doanh nghiệp được coi là các DN có vốn ĐTNN khi nhà đầu tư là công dân của bên ký kết hiệp định có nắm sở hữu trong DN từ 51% trở lên hoặc chi phối doanh nghiệp. Trước đây, theo Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm (2000) có quy định khi nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam phải có ít nhất vốn đầu tư không dưới 30% trong vốn đăng ký. Theo Luật mới, thì tỷ lệ này đã được bãi bỏ và do đó tôi hoàn toàn đồng ý với bạn cần phải xác định thế nào là DN có vốn ĐTNN. Tuy nhiên, như trên tôi đã trình bày là việc xác định doanh nghiệp được coi là DN có vốn ĐTNN cần dựa vào các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết để xác định, và do đó không cần thiết phải quy định trong Nghị định. Nếu ta đưa thêm các tiêu chí về tỷ lệ vốn sở hữu trong Nghị định vừa là không cần thiết mà dễ gây ra nguy cơ đưa ra những quy phạm mới trái với quy định của Luật Đầu tư.

Về câu hỏi 1 của bạn: Trong quá trình soạn thảo Luật Đầu tư cũng như các nghị định hướng dẫn thi hành luật. Một trong các nguyên tắc soạn thảo là phải đánh giá về tính đồng bộ của hệ thống pháp luật và nghiên cứu pháp luật so sánh (kinh nghiệm pháp luật nước ngoài). Một vấn đề rất quan trọng của Luật Đầu tư là phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với Luật Doanh nghiệp. Ví dụ, theo quy định của Luật Đầu tư mới thì mọi loại hình doanh nghiệp, tổ chức hoạt động doanh nghiệp trước đây quy định trong Luật Đầu tư thì nay được dẫn chiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Như vậy, nhà ĐTNN cũng được thành lập các công ty TNHH, công ty Cổ phần; được mua cổ phần, mua lại các DN của Việt Nam. Các nguyên tắc quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Đầu tư trước đây cũng được bãi bỏ mà áp dụng theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Các quyền tư do về chuyển nhượng vốn và cổ phần thanh lý, giải thể cũng được quy định trên nguyên tắc của Luật Doanh nghiệp. Nói tóm lại, Luật Đầu tư chỉ quy định các chính sách về đầu tư còn việc tổ chức, hình thức công ty đều theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Trong quá trình soạn thảo Luật, cũng tham khảo các kinh nghiệm của Luật pháp quốc tế như Luật Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, Luật Đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư của Thái Lan; Luật của Malaysia ; Hungari; Ba Lan. Kinh nghiệm đầu tư các nước đặc biệt là đối với ĐTNN mỗi quốc gia họ có các chính sách khác nhau do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các nước nên có các hạn chế khác nhau. Điểm mới của Luật Đầu tư là ta có các hạn chế đối với ĐTNN với cách tiếp cận là các hạn chế đó phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, do đó các bạn thấy Danh mục hạn chế đối với ĐTNN chỉ bao gồm một số lĩnh vực. Tôi cho rằng Quốc hội thông qua Luật Đầu tư cũng như một số luật khác trong điều kiện Việt Nam cam kết lộ trình xây dựng pháp luật và cũng phải xin nói thêm rằng các dự thảo của Luật đều phải gửi cho các đối tác đàm phán với ta trong quá trình đàm phán. Do đó, tôi cho rằng Luật đã đảm bảo đuợc tính kế thừa, yêu cầu của hội nhập, đáp ứng yêu cầu huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới.

Việt Nam ra nhập WTO có thuận lợi gì cho nhà ĐTNN? Trên báo chí và công luận, trong những ngày vừa qua nhiều vấn đề về lợi ích của Việt Nam gia nhập WTO, tôi cho rằng cái lớn nhất hiện nay mà có thể cảm nhận được là sự tác động của việc Việt nam gia nhập WTO đối với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đầu tư của Việt Nam. Trong phạm vi câu hỏi này, tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề liên quan đến pháp luật, chính sách về đầu tư. Bạn đã thấy ngay trong Luật Đầu tư đã quy định Việt Nam xoá bỏ các rào cản thương mại liên quan đến đầu tư, mà nội dung hầu hết liên quan đến các nội dung trong hiệp định TRIMS của WTO. Theo quy định này, Luật đã khẳng định Việt Nam đã loại bỏ các yêu cầu về xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hoá, chuyển giao công nghệ, yêu cầu về tỷ lệ vốn, cân đối ngoại tệ, cân đối XNK… Cũng do gia nhập WTO nên các quy định liên quan đến các trợ cấp, phân biệt các vùng miền xuất xứ của đầu tư cũng đã được bãi bỏ. Các hạn chế về ĐTNN cũng chỉ áp dụng đối với một số lĩnh vực. Nói tóm lại, khi Việt Nam gia nhập WTO thì các DN có vốn ĐTNN có nhiều các thuận lợi. Mặc khác, khi gia nhập WTO ta cũng có thể dựa vào các cơ chế về giải quyết tranh chấp để bảo đảm cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của DN nhất là các biện pháp mà các nước hiện nay đang áp dụng (phần lớn là áp dụng cho các sản phẩm của DN có vốn ĐTNN tại Việt Nam) .

Về câu 2: Đương nhiên để bảo đảm Luật có hiệu lực thì Nhà nước cũng cần phải thay đổi về bộ máy hành chính, và cơ chế làm việc cho phù hợp với yêu cầu của Luật. Về cải cách hành chính, đối với đầu tư là vấn đề rất rộng liên quan đến nhiều bộ, ngành, các cấp. Một cải cách lớn để thực hiện Luật là nhà nước phân cấp mạnh mẽ cho địa phương. Theo dự thảo, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư của UBND cấp tỉnh và Ban quản lý các khu CN, khu chế xuất từ 800 tỷ VND trở xuống. Về giải quyết tranh chấp, đặc biệt khi giải thể, thanh lý, thì các tranh chấp về cơ bản được tư pháp hoá tránh tình trạng như hiện nay việc giải quyết tranh chấp thường thông qua thủ tục hành chính.

Các cấp, các bộ, ngành cũng cần phải đưa ra các quy chế hoạt động trong nội bộ của mình để đảm bảo tính minh bạch, nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của từng chủ thể, góp phần ngăn chặn các tiêu cực trong quản lý.

Việc Quốc hội ban hành hai luật là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư có một ý nghĩa hết sức quan trọng vì đây là cam kết trong lộ trình xây dựng pháp luật để Việt Nam gia nhập WTO. Trong quá trình soạn thảo hai luật này luôn được sự chú ý, quan tâm không những của các cộng đồng doanh nghiệp mà còn có sự quan tâm của các đối tác đàm phán Việt Nam gia nhập WTO. Tư tưởng lớn nhất của hai luật này là tạo nên sự tự do cho hoạt động tiếp cận thị trường đầu tư và phù hợp với các yêu cầu của WTO. Tôi cho rằng những nội dung trong Luật là cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư, giúp cho nhà đầu tư được tự do hoạt động đầu tư. Việc Việt nam gia nhập WTO và thi hành luật mới sẽ tạo ra những cơ hội đồng thời cũng có những thách thức cạnh tranh lớn và điều đó đương nhiên tạo cho DN năng động hơn, chủ động hơn cho các hoạt động kinh doanh của mình.

Và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam gia nhập được thị trường không những chỉ trong khu vực mà còn cả thị trường thế giới.

Để thực hiện gia nhập thị trường chủ động hơn, DN cần có nhiều việc phải làm. Tất nhiên, nó phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của công ty bạn. Ở đây có cả hai phía, phía doanh nghiệp



nmc, , Email: maxxoros@yahoo.com - Hỏi: Kính gửi các chuyên gia bàn tròn trục tuyến, các ông có thể cho tôi được hiểu rõ thêm nhung điểm moi co ban cua Luat Dau tu 2005, xin cám ơn các ông.

TS. Phạm Mạnh Dũng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư :

Điểm mới của Luật Đầu tư bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Một là, quyền tự do đầu tư được mở rộng. Nhà đầu tư được đầu tư trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế trư những lĩnh vực cấm và hạn chế. Lĩnh vực hạn chế đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài được bảo đảm phù hợp với cam kết quốc tế. Và các bộ, ngành, địa phương, tổng công ty không được quyền ban hành các điều cấm và hạn chế đầu tư.

- Hai là, về hình thức đầu tư áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài được mở rộng. Nhà đầu tư nước ngoài cũng được thành lập công ty cổ phần, công ty hợp danh; được mua, mua lại, các công ty của Việt nam được cổ phần hoá. Trước đây, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thành lập công ty TNHH.

- Ba là, nhà đầu tư được bảo hộ trong trường hợp trưng thu, trưng dụng, quốc hữu hoá; trường hợp trưng thu, trưng dụng, quốc hữu hoá phải vì mục đích công và phải được bảo đảm bồi thường, bồi hoàn theo giá thị trường.

- Bốn là, về giải quyết tranh chấp, theo quy định của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có quyền đưa các tranh chấp ra giải quyết tại tổ chức, trọng tài nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài cũng có quyền đưa vụ tranh chấp với cơ quan nhà nước Việt Nam ra giải quyết tại tổ chức trọng tài quốc tế. Nhà đầu tư được quyền áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc giải thích các tranh chấp liên quan đến đầu tư.

- Năm là, Luật đưa ra các quy chế khuyến khích ưu đãi đầu tư áp dụng thống nhất cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Luật huỷ bỏ các rào cản liên quan đến đầu tư như yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, cân đối ngoại tệ, phát triển vùng nguyên liệu, định lượng nhập khẩu, xuất khẩu.

- Sáu là, Luật đã huỷ bỏ các ưu đãi cũng như các ngăn cấm vi phạm Hiệp định về trợ cấp chính phủ phù hợp với cam kết quốc tế.

- Bảy là, Luật có cải cách đáng kể về thủ tục hành chính đối với đầu tư; phân cấp mạnh mẽ cho địa phương.

Ngoài các nội dung trên, đối với các hoạt động đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT; đầu tư ra nước ngoài; đầu tư và sử dụng vốn nhà nước, Luật quy định có tính nguyên tắc chung và giao cho chính phủ ban hành. Đối với Nghị định BOT, hiện nay Bộ KHĐT đang tập hợp ý kiến của các bộ, ngành, chuyên gia trong và ngoài nước để hoàn chỉnh dự thảo trình chính phủ ban hành.

luu xuan hoa, , Email: h10_a22@yahoo.com - Hỏi: Xin các ông cho biết nhung thuan loi co ban nhat cua luat dau tu va luat doanh nghiep moi là gì? xin chân thành cám ơn

PGS.TS. Nguyễn Đình Tài – Giám đốc Trung tâm Tư vấn quản lý và đào tạo (CIEM):

Thuận lợi cơ bản của Luật Doanh nghiệp 2005:

- Minh bạch hoá, cụ thể hoá hồ sơ, thủ tục, quy trình đăng ký kinh doanh cho từng loại hình doanh nghiệp; rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh;

- Cụ thể hoá mô hình quản lý của từng loại hình doanh nghiệp; đặc biệt là loại hình công ty hợp doanh và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; cho phép một cá nhân được thành lập công ty TNHH một thành viên; công nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh;

- Đưa các tiêu chí về phẩm chất người quản lý; quy định rõ về tiền lương và thù lao của người quản lý (không còn khống chế mức trần tiền lương);

- Đưa vào một chương quy định về nhóm công ty, đặt nền tảng pháp lý cho việc phát triển tập đoàn kinh tế;

Thuận lợi cơ bản của Luật Đầu tư:

- Thể chế hoá các nguyên tắc cơ bản của WTO liên quan tới hoạt động đầu tư như nguyên tắc đối xử quốc gia, công khai, minh bạch, giải quyết tranh chấp v.v

- Bổ sung, mở rộng các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp (M&A, BCC, góp vốn, mua cổ phần);

- Mở rộng loại hình doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài (nhà đầu tư nước ngoài không chỉ được phép thành lập công ty TNHH mà được thành lập mọi loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp);

- Xóa bỏ nhiều hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài như các không chế về tỷ lệ xuất khẩu; tỷ lệ nội địa hoá; cung cấp hàng hoá, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể…;

- Bãi bỏ quy định "một doanh nghiệp nước ngoài, một dự án"; giảm thủ tục gia nhập thị trường, thành lập doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư nước ngoài;

- Quản lý nhà nước về đầu tư chủ yếu dựa vào các quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch khoáng sản và các nguồn tài nguyên.



Ls. Lê Quang Vinh- Trưởng phòng SHTT, , Email: vinhlq@leadcolawyer.com - Hỏi: Việc thực hiện hai luật có giúp cho doanh nghiệp nhiều trong việc tham gia vào quá trình chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế không ? theo các ông, doanh nghiệp nên tích cực, chủ động như thế nào ?

TS. Phạm Mạnh Dũng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư :

Việc Quốc hội ban hành hai luật là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư có một ý nghĩa hết sức quan trọng vì đây là cam kết trong lộ trình xây dựng pháp luật để Việt Nam gia nhập WTO. Trong quá trình soạn thảo hai luật này luôn được sự chú ý, quan tâm không những của các cộng đồng doanh nghiệp mà còn có sự quan tâm của các đối tác đàm phán Việt Nam gia nhập WTO. Tư tưởng lớn nhất của hai luật này là tạo nên sự tự do cho hoạt động tiếp cận thị trường đầu tư và phù hợp với các yêu cầu của WTO. Tôi cho rằng những nội dung trong Luật là cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư, giúp cho nhà đầu tư được tự do hoạt động đầu tư. Việc Việt nam gia nhập WTO và thi hành luật mới sẽ tạo ra những cơ hội đồng thời cũng có những thách thức cạnh tranh lớn và điều đó đương nhiên tạo cho DN năng động hơn, chủ động hơn cho các hoạt động kinh doanh của mình.

Và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam gia nhập được thị trường không những chỉ trong khu vực mà còn cả thị trường thế giới.

Để thực hiện gia nhập thị trường chủ động hơn, DN cần có nhiều việc phải làm. Tất nhiên, nó phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của công ty bạn. Ở đây có cả hai phía, phía doanh nghiệp và phía nhà nước. Về phía doanh nghiệp, các bạn cũng cần phải hiểu rõ các nội dung của hai luật và các cam kết trong các điều ước quốc tế, WTO có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm của bạn để bạn có thể dự báo được sự tác động của việc gia nhập WTO đối với hoạt động kinh doanh của bạn. Về phía nhà nước, theo tôi cần phải thông tin một cách đầy đủ, sớm nhất các cam kết quốc tế và cần có các chỉ đạo về vĩ mô nhằm cơ cấu các lĩnh vực, ngành nghề để thích ứng với khả năng cạnh tranh của Việt Nam và đồng thời cũng cần có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những khu vực yếu có khả năng bị tổn thương lớn khi thực hiện mở cửa thị trường đầu tư.

Ls, Ths Nguyễn Đăng Khoa- Trưởng Văn phòng Ls Đăng, , Email: dangkhoa@fpt.vn - Hỏi: theo giới thiệu trên VNEP, các chuyên gia tham gia bàn tròn trực tuyến hôm nay đều là thành viên ban soạn thảo, nói tóm lại, các ông là những người ‘ trong cuộc ’ các ông có thể cho biết khi thảo luận thông qua hai luật, quốc hội đã phải dành nhiều thời gian, bàn luận sôi nổi nhất về những vấn đề gì, những điều khoản nào? và cũng xin các ông cho biết vì sao ?

Th.S Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Vĩ mô (CIEM):

+ Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

+ Ngành nghề kinh có điều kiện và điều kiện kinh doanh

+ Làm thể nào để ngăn chặn “doanh nghiệp ma”.

+ Thủ tục thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài

+ Vai trò của người lao động trong quản trị doanh nghiệp.

+ Công ty TNHH một thành viên là cá nhân

+ Công ty hợp danh là pháp nhân

+ Nhóm công ty

+ Thời hạn và cách thức chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần

+ Thời hạn và cách thức xử lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam

+ V.v.v..

Còn về lý do thì theo cá nhân tôi khá đa dạng. Có vấn đề có thể nhạy cảm về chính sách như phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng hay vai trò của người lao động trong quản trị doanh nghiệp; có những vấn đề thuần tuý về lý luận và thực tiễn pháp lý như công ty hợp danh là pháp nhân; cũng có những vấn đề do nhận thức và lý giải thực tiễn khác nhau như công ty TNHH một thành viên là cá nhân; v.v.v...


Ls. Phạm Khải Hoàn- GĐ Công ty Tư vấn Tài Chính, , Email: vietthink@fpt.vn - Hỏi: Với sự ra đời của hai luật, việc đầu tư lập doanh nghiệp mới có thuận lợi hơn, và được khuyến khích hơn như thế nào ? theo ông, việc quản lý, điều hành doanh nghiệp nên như thế nào khi có được những khuyến khích và thuận lợi đó.

Th.S Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Vĩ mô (CIEM):

Luật doanh nghiệp 2005 được kế thừa trên cơ sở những thành công của LDN 1999 vì vậy liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp đối với những người đầu tư trong nước về cơ bản không có gì thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh hơn nhất là liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài, huy động thêm được vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý. Để tận dụng được cơ hội đó theo tôi có rất nhiều việc phải làm. Tuy vậy, một trong những việc không thể thiếu là các doanh nghiệp của ta phải thay đổi tư duy, cách thức, lề lối quản trị doanh nghiệp; đối với những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn phải cơ cấu lại tổ chức, phải thoát khỏi cách thức quản trị theo lối “gia đình trị”, “thuận tiện” sang lối tư duy và cách thức quản lý khoa học, đảm bảo cho quản trị doanh nghiệp minh bạch và tiên liệu được.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo LDN 2005 nhìn chung thuận lợi và đơn giản hơn so với quy định hiện nay. Tuy vậy, hiệu lực thực tế của nó có lẽ còn phụ thuộc vào chất lượng của môi trường kinh doanh nói chung và tính nhất quán và thống nhất trong việc tổ chức thực hiện, nhất là ở các cấp chính quyền địa phương.

Ls. Trần Anh Hùng- GD Công ty Tư vấn Toàn Cầu, , Email: tokalaw@fpt.vn - Hỏi: Xin được hỏi ông Tài, theo ông với sự ra đời của hai luật, các doanh nghiệp tư nhân có thuận lợi, khó khăn mới gì ?

PGS.TS. Nguyễn Đình Tài – Giám đốc Trung tâm Tư vấn quản lý và đào tạo (CIEM):

Mục đích của việc ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư là để tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Hai Luật này có sứ mệnh tạo ra một khung pháp lý chung và một luật chơi chung cho các doanh nghiệp khu vực nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, xoá bỏ tối đa các phân biệt đối xử đã tồn tại trong một thời gian dài ở Việt Nam. Do vậy, hầu hết các quy định của hai Luật đều nhằm vào mục đích trên, và như vậy sẽ tạo thêm cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước.

Có thể kể ra một số quy định thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tư nhân trong mỗi Luật như sau:

Luật Doanh nghiệp tạo dễ dàng hơn cho việc thành lập doanh nghiệp, quy định các quy trình, hồ sơ cụ thể cho việc thành lập từng loại hình doanh nghiệp khác nhau; điều chỉnh các "định túc số" theo hướng bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư thiểu số; hoàn thiện quy định về khung quản lý doanh nghiệp; bổ sung các tiêu chí về phẩm chất của người quản lý; quy định rõ hơn về tiền lương, thưởng cho các chức danh quản lý v.v

Luật Đầu tư mở rộng thêm các hình thức đầu tư như đưa vào hình thức sáp nhập, mua lại (M&A), mở rộng khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh, góp vốn, mua cổ phần, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư tư nhân trong nước tham gia vào các dự án BOT, BT, BTO. Luật Đầu tư đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tiếp cận tới các nguồn lực đầu tư, các dịch vụ công và thông tin thị trường.

Thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước là phải tuân thủ chặt chẽ hơn các quy định về tài chính, kế toán, lao động, môi trường v.v. Khác với trước, các nhà đầu tư tư nhân trong nước phải đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư có vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên, phải trải qua quy trình thẩm tra đầu tư đối với dự án lớn hoặc có điều kiện.

Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh bình đẳng hơn cũng có nghĩa là các nhà đầu tư trong nước sẽ phải chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ phía các doanh nghiệp nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài.


Nguyễn Văn Nhường, , Email: Nhuongvdl@yahoo.com - Hỏi: Xin các chuyên gia cho tôi được hỏi: Những điểm mới quy định về công ty cổ phần trong luật doanh nghiệp 2005 so với luật doanh nghiệp 1999? cụ thể về sở hữu? về điều hành? Quyền và nghĩa vụ của người điều hành công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2005 có gì khác so với luật doanh nghiệp 1999. Xin cám ơn!

Th.S Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Vĩ mô (CIEM): So với LDN 1999, quy định về công ty cổ phần trong LN 2005 có một số bổ sung và thay đổi.
Về sở hữu thì cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% tổng số vốn được quyền phát hành và họ phải thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp GCN ĐKKD. Cổ đông nắm giữ ít nhất 5% số cổ phần phổ thông phải được thông báo và đăng ký với cơ quan ĐKKD. Quyền của nhóm cổ đông thiểu số (nắm giữ liên tục 6 tháng ít nhất 10% số cổ phần phổ thông, nếu điều lệ công ty không quy định tỷ lệ khác nhỏ hơn) được đề cao và quy định cụ thể hơn.
công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán bị khống chế mức sở hữu đối với đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Về quyền điều hành thì LDN 2005 quy định thành viên HĐQT và BKS được Đại hội đồng cổ đông bầu theo nguyên tắc dồn phiếu bầu. Điều này nhằm bảo vệ hợp lý quyền và lợi ích của cổ đông thiểu số, đảm bảo nhóm cổ đông thiểu số luôn có đại diện của mình trong HĐQT và BKS.
So với LDN 1999, LDN 2005 quy định khá cụ thể về tiêu chuẩn, nghĩa vụ của thành viên HĐQT và BKS. Luật nhấn mạnh vào các nghĩa vụ như: quản lý điều hành công ty một cách hợp pháp; quản lý điều hành công ty một cách cẩn trọng, tốt nhất có thể đựơc, đảm bảo lợi ích tối đa của công ty và cổ đông của công ty; quản lý điều hành công ty một cách trung thực và trung thành; và một số nghĩa vụ khác.
Tuy vậy, nhận thức, hiểu biết và đánh giá nghĩa vụ của người quản lý nói chung và của thành viên HĐQT nói riêng hiện nay ở nước ta còn chưa thật đầy đủ và thống nhất.
So với LDN 1999, LDN 2005 đã quy định khá cụ thể và rõ ràng về việc trả lương, thưởng và lợi ích khác đối với thành viên HĐQT.


Xin cảm ơn các bạn đã tham gia bàn tròn trực tuyến với chúng tôi. Do điều kiện thời gian có hạn, một số câu hỏi của các bạn chúng tôi xin trả lời sau và sẽ gửi trực tiếp đến email của các bạn.