VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Kinh nghiệm cải cách và phát triển kinh tế - xã hội của các nước

Bẫy thu nhập trung bình ở châu Á: Bước cản tăng trưởng

24/08/2015 - 259 Lượt xem

Theo EAF, để có cái nhìn tổng quát, hãy cùng nhìn lại vài nét về kinh tế Trung Quốc. Những phiên giao dịch trồi sụt đầy kịch tính của thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc gần đây đã cho thấy sự biến động của thị trường này với đà tăng trưởng kinh tế của đất nước vạn lý trường thành chưa bao giờ liên quan chặt chẽ với nhau. Trên thực tế, vào thời điểm kinh tế đang trên đà phát triển, TTCK của Trung Quốc lại rất trì trệ và ngược lại. Trong khi đó, đáng lẽ ra giá trị cổ phần phải phản ánh được năng lực phát triển của nền kinh tế.

Người ta có thể lý giải điều này dưới vài góc độ. TTCK Trung Quốc thực chất vẫn kém phát triển. Mặc dù tầm vóc của nó đã tăng trưởng gấp đôi trong những năm gần đây. Tuy nhiên, thị phần của nó trong nền kinh tế là rất nhỏ, chỉ chiếm 1/3 GDP, trong khi ở các nước phát triển, con số này là 100%. Chưa đến 15% tổng mức thu nhập của các hộ gia đình được đầu tư vào thị trường. Đó là lý do vì sao giá cổ phiếu tăng lại không thúc đẩy tiêu dùng và ngược lại... Chính vì vậy, sự kết nối giữa TTCK Trung Quốc với sự vận hành kinh tế của quốc gia này mong manh hơn so với mối tương quan giữa TTCK và cơ chế kinh tế ở các nước phát triển.

Điều này khiến nhiều chuyên gia lo lắng về khả năng đuổi kịp các nước phát triển của Trung Quốc trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế trong nước đang rơi từ mức hơn 10% xuống còn khoảng 7%. Hiện đã xuất hiện những cảnh báo cho một số nước châu Á có mức thu nhập trung bình cao như Trung Quốc và một loạt các quốc gia mới nổi khác như Malaysia, Thái Lan đang phải đối mặt với việc chạy đua tăng mức thu nhập. Tương tự, Ấn Độ và Indonesia, vẫn đang phải vượt qua mức thu nhập trên trung bình, cũng thuộc diện bị cảnh báo.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhiều quốc gia châu Á đã cam kết thúc đẩy phát triển kinh tế nhằm bắt kịp với mức tăng thu nhập và đạt năng suất ở các nền kinh tế công nghiệp tiên tiến. Các nền kinh tế mới nổi là niềm hy vọng lớn cho sự tăng trưởng toàn cầu. Nhưng kể từ năm 1960, chỉ có 13 nước trong số 101 quốc gia trên toàn thế giới đạt mục tiêu tăng thu nhập, hoàn tất quá trình chuyển đổi từ mức thu nhập trung bình thấp hoặc trung bình cao lên mức thu nhập cao. Đây là những quốc gia thoát khỏi cái được gọi là “bẫy thu nhập trung bình”.

Chuyên gia David Dollar của Viện Brookings, Mỹ đã chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng của các thể chế cầm quyền với tăng trưởng kinh tế để tạo ra thu nhập cao. Còn theo nhà nghiên cứu Indermit Gill của WB và chuyên gia Homi Kharas thuộc Viện Brookings, những người có công đưa ra khái niệm “bẫy thu nhập trung bình”, tự do hóa thương mại có vai trò thực sự cần thiết với các quốc gia có thu nhập trung bình. Những quốc gia đạt mức thu nhập trung bình thành công cũng có thể cần đến điều này để khuyến khích đổi mới, trong đó, đầu tư và thương mại mở cửa đóng vai trò chủ chốt. Vì vậy để tránh bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình, chất lượng các thị trường tài chính và việc tự do hóa thị trường cần được xem trọng. Đây cũng chính là những yếu tố cần thiết để duy trì tăng năng suất cơ bản nhằm hướng tới các mức thu nhập cao hơn

Cả ông Gill và Kharas đều cho rằng, cần bổ sung ba vấn đề có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi từ mức thu nhập tầm trung lên mức cao đối với các nền kinh tế châu Á. Một là vấn đề nhân khẩu học. Hai là xây dựng một môi trường mở, năng động để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp và nâng cao khả năng tiếp nhận rủi ro. Cuối cùng là những cam kết với bên ngoài mở cửa thu hút đầu tư và tự do hóa thương mại. Ngoài ra, các quốc gia này cần phải tính đến cả các yếu tố tác động của môi trường bên ngoài.

Theo tính toán, với mức tăng trưởng chỉ 6 - 7%, nhiều nền kinh tế đang ở mức thu nhập trung bình tại châu Á sẽ mất khoảng 2 thập kỷ mới có thể đạt mức thu nhập cao hơn. Tuy nhiên để đạt được mức đó cũng không đơn giản chút nào.

Khái niệm “bẫy thu nhập trung bình” được Ngân hàng Thế giới lần đầu đưa ra vào năm 2007, chỉ tình trạng một quốc gia dù đã thoát nghèo, nhưng mất nhiều thập kỷ vẫn không trở thành quốc gia phát triển.

Nguồn: Tạp chí Tài chính