Kinh nghiệm cải cách và phát triển kinh tế - xã hội của các nước
Kinh tế thế giới 2014: Phục hồi chậm, tăng trưởng nhẹ
03/11/2014 - 243 Lượt xem
Mới đây, báo cáo triển vọng kinh tế thế giới 2014 do Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) đưa ra, đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 3,4% xuống còn 3.3%. Đây là lần thứ 3 trong năm 2014, IMF hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm 2015 từ 4% xuống còn 3.8%. Điều này cho thấy, thời gian qua xu thế phục hồi liên tục của nền kinh tế toàn cầu đang gặp phải thách thức.
Có ba lý do chủ yếu tác đến tăng trưởng kinh tế thế giới
Một là, giữa cung và cầu, cầu (demand) vẫn còn thấp do các trung tâm kinh tế chủ yếu trên thế giới phụ hồi chậm, tình hình việc làm chưa được cải thiện đáng kể, chi tiêu tiêu dùng, thu nhập cá nhân vẫn còn yếu; đối với Trung Quốc, thực tế cho thấy muốn thúc đẩy tăng trưởng bên vững phải thúc đẩy cải cách cơ cấu;
Hai là, các cuộc khủng hoảng địa-chính trị cục bộ đã gây bất ổn định tại một số khu vực, làm giảm lòng tin của giới tiêu dùng trong nước và giới đầu tư nước ngoài; cuộc khủng hoảng Ukraine đã tác động tiêu cực tới kinh tế khu vực Đông Âu và một số nước thuộc EU; kinh tế Nga dự báo chỉ tăng 0,2%, một phần do các biện pháp trừng phạt của phương Tây;
Ba là, nhiều nước đang trải qua quá trình tái cơ cấu kinh tế và điều chỉnh mô hình tăng trưởng và không ít các quốc gia gặp khó khăn trong các quá trình này. Nhìn tổng thể kinh tế thế giới, việc đẩy mạnh nội nhu và kích thích tiêu dùng chưa mang lại kết quả như mong muốn.
Với Nhật Bản, các chính sách thuế tiêu dùng có khả năng khiến nền kinh tế tụt dốc. Dưới tác động của chính sách tiền tệ và tài chính, Abenomics bước đầu phát huy tác dụng, kinh tế Nhật Bản duy trì đà phục hồi; tuy nhiên, sau một năm thực thi, hiệu ứng kích thích bắt đầu từng bước suy yếu, tốc độ tăng giảm rõ rệt.
Điểm sáng kinh tế Mỹ - đầu tàu kinh tế thế giới
Quan sát tình hình kinh tế thế giới có thể thấy một số nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi nhẹ. Kinh tế Mỹ lạc quan hơn cả.
Bộ Thương mại Mỹ ngày 30/10 thông báo, kinh tế Mỹ trong quý III/2014 đạt 3,5%, cao hơn nhiều so với dự báo. Trước đó, các công bố các số liệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, nhưng các chuyên gia kinh tế đưa ra ước tính khá khiêm tốn, cho rằng mức tăng trưởng kinh tế Mỹ quý này chỉ ở mức 3%.
Mức tăng 3,5% của GDP quý III tiếp theo con số ấn tượng 4,6% của quý trước. Đây được coi là tín hiệu hồi phục khả quan của kinh tế Mỹ sau khi trải qua quý I trì trệ, ảnh hưởng bởi mùa Đông khắc nghiệt.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, các chỉ số chính như chi tiêu tiêu dùng, thu nhập cá nhân sau thuế trong quý 3 đều ghi nhận mức tăng nhẹ, lần lượt ở mức 1,8% và 2,7%.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm cho thấy số người lần đầu nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc vào ngày 25/10 tăng 4.000 người so với tuần trước đó lên 287.000 người.
Tính trung bình trong 4 tuần lễ, con số này ở mức 281.000 người, tuy vẫn thấp hơn nhiều so với mức 352.500 người một năm trước đó. Ngày 29/10, trong thông báo về chính sách mới của mình, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lạc quan cho rằng thị trường việc làm nước này đang có dấu hiệu cải thiện trong năm nay. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức 6,3%.
Cùng với sự cải thiện của môi trường chính sách, những ngành nghề như năng lượng, xe hơi, hàng không, phần mềm tiếp tục giữ vững đà phát triển và mở rộng, đặc biệt là trong ngành năng lượng, do giá thành khai thác đá phiến dầu giảm xuống, mức độ phụ thuộc của Mỹ đối với nguồn năng lượng bên ngoài từng bước ít đi, cơ sở ngành nghề công nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh quốc tế của Mỹ được tăng cường.
Ba gợi ý lớn cho kinh tế Trung Quốc
Trung Quốc dự báo tăng trưởng 7,4% năm 2014, cho thấy nền kinh tế nước này bước vào thời kỳ tăng trưởng tháp hơn trước nhưng ổn định.
Tạp chí Liêu Vọng (TQ), số 42 (tháng 10/2014), đăng bài “sự phục hồi yếu ớt của kinh tế toàn cầu mang đến 3 gợi ý lớn cho kinh tế Trung Quốc", nêu 3 gợi ý lớn cho nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc.
Thứ nhất, phải chú trọng hơn nữa đến tăng trưởng ổn định. Dự đoán trong tương lai, sự phục hồi yếu ớt, đứt đoạn sẽ trở thành trạng thái bình thường mới của kinh tế toàn cầu. Do đó, đối với Trung Quốc, bắt buộc phải chuyển đổi động lực của phát triển kinh tế sang nội nhu - đầu tư và tiêu dùng. Điều này một mặt cần thiết để đảm bảo đầu tư duy trì được tốc độ tăng trưởng nhất định, mặt khác, phải nỗ lực giải phóng tiềm lực tăng trưởng của nhu cầu tiêu dùng.
Thứ hai, điều tiết vĩ mô càng phải chú trọng hơn nữa đến định hướng điều tiết và điều tiết chính xác, tránh vận dụng bừa bãi các chính sách kích thích. Phải chú trọng hơn nữa đến hiệu suất sử dụng của nguồn vốn đi vào mà không chỉ là tăng trưởng của lượng.
Nguồn: Tạp chí Tài chinh