Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Kinh nghiệm cải cách và phát triển kinh tế - xã hội của các nước

“Tư bản trong thế kỷ 21”

07/05/2014 - 299 Lượt xem

Dường như nguyên nhân nào cũng đều đúng. Nhưng ít nhất vẫn còn hai thiếu sót: Đầu tiên, họ không nói đến vấn đề thực sự cần phải bàn đến: xu hướng thu nhập  top trên của "1%" so với phần còn lại của xã hội.

Thứ hai, dường như có chút ngẫu nhiên, trong vòng 40 năm qua, một xu hướng mà ta thường nhìn thấy tại các nền kinh tế tiên tiến như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, đó là tư bản chủ nghĩa công nghiệp hiện đại ngày càng cắm rễ sâu trong kinh tế.

Bây giờ cùng tìm hiểu về  tác giả cuốn “Tư bản trong thế kỷ 21”: Thomas Piketty - năm nay 42 tuổi, là một cái tên nổi tiếng trong giới khoa học Pháp. Ông hiện là giáo sư tại Trường Kinh tế Paris, đồng thời là giám đốc nghiên cứu tại Trường Cao học Khoa học Xã hội (EHESS). Cuốn sách "Le Capital au XXI e siècle" (Tư bản trong thế kỷ 21) của ông, với bản dịch tiếng Anh “Capital in the 21st century”, đang thịnh hành trên thế giới thời gian gần đây.

Cuốn sách bắt đầu với những thống kê tài sản của cá nhân hay tập thể tại các nước Pháp, Anh và Mỹ. Rồi sau đó là đến các nước Đức, Nhật Bản, Thụy Điển và một số các quốc gia khác. Theo cách tính này, tổng tài sản tại Pháp vào năm 1850 gấp khoảng 7 năm thu nhập, nhưng đối với Mỹ vào những năm 1950 chỉ bằng khoảng 4 năm. Tham khảo đầu ra của tư bản và tỷ suất tư bản trên thu nhập rất phổ biến trong kinh tế học, chúng ta hãy làm quen với nó.

Có một sự mơ hồ nhỏ ở đây. Theo Piketty, vốn chính là tư bản gồm tất cả những tài sản mà người ta có thể sở hữu và mua bán trên thị trường như bất động sản, vốn trong doanh nghiệp, máy móc, nhà xưởng, kể cả tài sản sở hữu trí tuệ. Nhưng nghĩa của từ “vốn” trong tiếng Anh có một chút khác biệt đó là "yếu tố sản xuất", đầu vào thiết yếu của quá trình sản xuất, nhà máy, máy móc, máy tính, tòa nhà văn phòng hoặc  dịch vụ…

Nghĩa này cũng khác so với “của cải”. Đó là tài sản có giá trị hoặc là một phần của của cải nhưng không được đưa vào quá trình sản xuất như bức tranh treo trong phòng khách phục vụ mục đích thưởng thức nhưng thông thường không được tính vào thu nhập quốc dân.

Tỷ suất tư bản trên thu nhập ở Mỹ luôn thấp hơn so với châu Âu. Lý do chính là trong giai đoạn đầu, đất đai của Bắc Mỹ được mở rộng nên giá đất rất rẻ. Nhưng từ  thế kỷ 20 trở đi, tỷ suất tư bản trên thu nhập thấp tại Mỹ có thể phản ánh trình độ năng lực sản xuất cao hơn: một lượng vốn nhất định đã hỗ trợ cho sản xuất mang đến năng suất lớn hơn so với châu Âu.

Không có gì ngạc nhiên khi Mỹ ít chịu thiệt hại về vốn hơn Anh và Pháp trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Theo lập luận của  Piketty, trong cả ba nước và cả các nơi khác, tỷ suất tư bản trên thu nhập ngày càng tăng kể từ năm 1950, dường như quay trở lại thời kỳ đỉnh cao của thế kỷ 19.

Piketty dự đoán, tỷ suất tư bản trên thu nhập của thế giới sẽ tăng từ dưới 4,5 lần trong năm 2010 lên mức 6,5 lần vào cuối thế kỷ này. Điều đó sẽ đưa thế giới quay trở lại hình ảnh của châu Âu vào thế kỷ 19, khi giới thượng lưu không làm gì cả, chỉ biết hưởng lợi tức trên điền trang.

Dự đoán này dựa trên cơ sở nào? Hoặc điều gì xác định tỷ suất tư bản trên thu nhập dài hạn? Đây là câu hỏi đã được các nhà kinh tế nghiên cứu trong 75 năm. Họ hội tụ câu trả lời tiêu chuẩn mà Piketty đã liệt kê giống như một “luật” về nền kinh tế trong dài hạn. Về cơ bản nó có những điểm sau:

Hãy cùng hình dung một nền kinh tế có thu nhập quốc dân là 100, tăng trưởng ở mức 2%/năm. Giả sử nước này thường xuyên tiết kiệm và đầu tư 10% thu nhập quốc dân. Vì vậy, trong 1 năm, thu nhập của nước đó đạt 100 và thêm 10 vào số tài sản. Nếu tỷ suất tư bản trên thu nhập không thay đổi trong năm tới, thì có nghĩa rằng nó sẽ ổn định trong thời gian dài.  Điều đó cũng có nghĩa là tử số của tỷ suất tư bản trên thu nhập cũng phải tăng trưởng ở mức 2% tương tự như mẫu số.

Như chúng ta đã đề cập, muốn thêm được 10 với điều kiện tăng trưởng 2% trên vốn thì vốn phải cần 500, tỷ suất là 5. Chúng ta có một câu chuyện thế này: Thu nhập quốc dân năm nay là 100, vốn là 500 và tỷ suất là 5.  Thu nhập quốc dân năm tiếp theo là 102, vốn là 510, tỷ suất này vẫn là 5, và quá trình này có thể lặp lại một cách tự động miễn như tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức 2%/năm và tỷ suất tiết kiệm/đầu tư là 10% thu nhập quốc dân.

Ví dụ này cho thấy: nếu nền kinh tế đang tăng trưởng g% mỗi năm, và nếu nó tiết kiệm s% thu nhập quốc dân mỗi năm, tỷ suất tư bản trên thu nhập tự tái tạo là s/g (ví dụ trên là 10/2). Piketty cho thấy rằng, sự giàu có thường tự tái tạo trên chính phần tư bản và thường có mức lợi nhuận ròng dương. Đó là điều tiếp theo  cần được điều tra.

Piketty ước tính, tỷ suất thu nhập thuần trên vốn sử dụng ở Anh sẽ trở lại thời kỳ những năm 1770 và Pháp sẽ trở lại năm 1820, nhưng không phải với nước Mỹ. Ông kết luận: "Tỷ suất thu nhập thuần trên vốn sử dụng dao động xung quanh giá trị trung tâm của 4-5%/ năm, hay rộng hơn là khoảng từ 3-6%/năm. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu đã giảm nhẹ trong quãng thời gian dài. Sẽ rất thú vị  khi so sánh con số này với nước Mỹ”.

Bây giờ, nếu bạn nhân tỷ lệ lợi nhuận trên vốn với tỷ suất tư bản trên thu nhập, bạn sẽ có được phần lợi tức trong thu nhập quốc dân. Nếu tổng tư bản bằng 6 năm tổng thu nhập quốc dân và nếu tỷ lệ thu nhập từ tư bản là 5% thì phần chia cho tư bản từ thu nhập quốc dân là 30%. Và  thu nhập từ lao động sẽ còn lại là 70%. Cuối cùng, sau khi có được điều này, chúng ta bắt đầu nói đến sự bất bình đẳng theo hai nghĩa khác nhau.

Đầu tiên, chúng ta đã đề cập đến chức năng của phân phối thu nhập, sự phân chia giữa thu nhập từ công việc và thu nhập từ tài sản. Thứ hai, là sự thu nhập từ tài sản luôn cao hơn thu nhập từ lao động và khoảng cách này đang ngày càng tăng, kéo dài sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.

Điều này đôi khi khá mơ hồ. Phần thu nhập quốc dân từ lao động là một thứ tương tự như tiền lương thực tế chia cho năng suất lao động. Bạn có thích sống trong một xã hội mà trong đó tiền lương thực tế đã được tăng lên nhanh chóng nhưng phần chia cho thu nhập lao động lại giảm vì năng suất đã tăng lên nhanh hơn, hoặc một xã hội mà với năng suất trì trệ khiến tiền lương thực tế không tăng, do đó phần chia cho lao động không thay đổi?

Đương nhiên, về mặt kinh tế thì điều đầu tiên tốt hơn rồi: bạn hưởng  lương, chứ không phải là bạn hưởng phần lợi tức thu nhập quốc dân. Nhưng, lựa chọn thứ hai cũng có lợi thế về chính trị và xã hội. Nếu một số nhỏ chủ sở hữu và tầng lớp giàu có này ngày càng thâu tóm được thu nhập quốc dân, điều này khiến họ có thể dẫn dắt xã hội theo những cách khác nhau.

Giả sử, chúng ta chấp nhận dự đoán của Piketty rằng, tỷ suất tư bản trên thu nhập sẽ tăng lên trong thế kỷ tới trước khi ổn định ở một giá trị cao xung quanh 7. Liệu phần thu nhập của tư bản có tăng lên? Không hẳn: hãy nhớ rằng chúng ta phải nhân tỷ suất tư bản trên thu nhập với tỷ suất lợi nhuận.

Quy luật  lợi nhuận giảm dần cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn sẽ giảm, khi những ngành sản xuất thâm dụng vốn sẽ khó khăn hơn trong việc tìm kiếm lợi nhuận đối với phần vốn tăng thêm. Phần phân chia lợi thuận của tăng hoặc giảm hoặc phụ thuộc vào việc tỷ suất lợi nhuận giảm nhiều hay ít so với tỷ suất tư bản trên thu nhập.

Hiện trong lĩnh vực kinh tế đã có rất nhiều nghiên cứu xung quanh câu hỏi này, nhưng chưa có câu trả lời nào hoàn hảo. Trong vài thập kỷ qua, năng suất tăng trưởng tại Mỹ luôn đi trước việc tăng lương.

Chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ đảo ngược được hiện tượng này, do đó phần thu nhập từ tư bản tăng lên trong khi phần thu nhập cho lao động giảm đi. Có lẽ là phần thu nhập tư bản sẽ tăng từ  30% đến khoảng 35%. Điều này gây ra thách thức đối với nền dân chủ và chính trị.

Những lập luận này có ý nghĩa quan trọng. Như chúng ta đã biết, không ai trước Piketty có được những kết nối này. Hãy nhớ rằng, cả lịch sử và lý thuyết cho rằng, tỷ suất tư bản trên thu nhập tại các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang có xu hướng tăng chậm và ổn định.

Phần 2: Nâng thuế tư bản (vốn) - Giải pháp lập lại công bằng

Trong khoảng thời gian khảo sát dài,  Piketty nhận thấy, phần lợi nhuận tư bản thường lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng cơ bản, ngoại trừ trong khoảng thời gian từ năm 1910 và năm 1950 do ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh thế giới.

Nhưng không có bàn tay vô hình nào để chỉ đạo một nền kinh tế thị trường tránh xa điều xấu xa này có lẽ vì tốc độ tăng trưởng trong lịch sử đã thấp và vốn đang khan hiếm. Chúng ta có thể coi đó là bình thường khi tỷ suất tư bản trên thu nhập vượt quá tốc độ tăng trưởng cơ bản. Nhưng bây giờ, chúng ta hãy xem những gì đang xảy ra trong nền kinh tế.

Giả sử nó đã đạt đến một "trạng thái ổn định" khi tỷ suất tư bản trên thu nhập ổn định. Những người có thu nhập từ lao động có thể mong đợi tiền lương và thu nhập của họ sẽ tăng khi năng suất ngày càng tăng nhờ sự tiến bộ công nghệ. Tăng trưởng đó thấp hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng tổng thể, bao gồm cả tỷ lệ tăng dân số.

Bây giờ tưởng tượng một người nào đó có thu nhập hoàn toàn nhờ sự tích lũy tư bản. Người đó kiếm được r%/năm và nếu người đó thu nhập từ tư bản lớn, thì người đó chỉ chi tiêu một phần nhỏ thu nhập của mình. Phần còn lại được tiết kiệm và tích lũy, và phần tư bản tích lũy đó sẽ tăng lên gần r% mỗi năm, và đó là phần thu nhập của người đó. Nếu bạn gửi  100 USD tại ngân hàng, lãi suất 3%, số dư sẽ tăng 3% mỗi năm.

Đây là quan điểm chính của Piketty: miễn là thu nhập tư bản vượt tốc độ tăng trưởng, thu nhập và tài sản của những người giàu sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với thu nhập làm công ăn lương điển hình. Giải thích này đối với các xu hướng quan sát được cho thấy sự bất bình đẳng ngày càng tăng, và đặc biệt là hiện tượng 1%.

Piketty thích mô tả sự phân phối thu nhập và của cải một cách cụ thể chứ không phải bằng các số liệu thống kê. Ông nhìn vào phần thu nhập tư bản của 1% những người thu nhập cao nhất, rồi đến 10% (top 10%),  tiếp đến 40% và cuối cùng là nửa cuối.

Các dữ liệu phức tạp và không dễ dàng so sánh qua thời gian và không gian, nhưng đây là bức tranh tóm tắt về những điều mà Piketty miêu tả: Tài sản thực sự là thứ được phân phối rất không đồng đều.

Hiện nay tại Mỹ, top 10% chiếm khoảng 70% của cải xã hội, một nửa trong số đó thuộc về top 1%, 40% tiếp theo – những người thuộc "tầng lớp trung lưu" sở hữu 1/4 tổng tài sản  (phần nhiều trong đó thuộc hình thức sở hữu bất động sản), và một nửa còn lại của dân số sở hữu khoảng 5% tổng số tài sản.

Thậm chí là lượng tài sản mà tầng lớp trung lưu sở hữu là một hiện tượng mới trong lịch sử. Tại các nước châu Âu điển hình bình đẳng hơn một chút: top 1% sở hữu 25% tổng tài sản, và các tầng lớp trung lưu sở hữu 35%. Trong khi một thế kỷ trước tầng lớp trung lưu châu Âu cơ bản không sở hữu tài sản.

Thu nhập từ tư bản có thể tập trung nhiều hơn so với bản chất của tư bản bởi như Piketty lưu ý, những người có khối tài sản lớn có xu hướng kiếm được phần lợi nhuận nhiều hơn so với người có vốn nhỏ. Một số lợi thế này bắt nguồn từ quy mô của nền kinh tế, nhưng phần lớn là bắt nguồn từ thực tế rằng, các nhà đầu tư rất lớn có nhiều cơ hội tiếp cận mở rộng đầu tư hơn các nhà đầu tư nhỏ.

Thu nhập từ công việc về bản chất ít tập trung hơn so với thu nhập từ của cải. Trong hình ảnh cách điệu của Piketty về Mỹ ngày nay, top 1%  người giàu kiếm được khoảng 12% thu nhập của tất cả lao động, top 9%  người giàu tiếp theo sau kiếm được 23%, tầng lớp trung lưu được khoảng 40%, và nửa dưới kiếm được khoảng 1/4 thu nhập từ lao động.

Châu Âu  cũng không khác biệt nhiều: top 10% người giàu thu thập ít hơn một chút và hai nhóm tiếp theo cũng có một chút khác biệt.

Bạn sẽ có được hình ảnh: chủ nghĩa tư bản hiện đại là một xã hội bất bình đẳng và sự tiền đẻ ra tiền cho thấy nó sẽ vẫn như vậy. Nhưng có một điều chưa nói đến, đó là sự ra đời của thu nhập từ tiền lương rất cao. Đầu tiên, đây là sự thật về các thành phần thu nhập hàng đầu. Khoảng 60% thu nhập của top 1% ở Mỹ ngày nay là thu nhập lao động.

Chỉ khi bạn đứng vào top 10 của 1% thì thu nhập tư bản bắt đầu chiếm ưu thế. Thu nhập của top 100 của 1% là 70% từ phần tư bản. Những câu chuyện của Pháp cũng không khác biệt nhiều, mặc dù tỷ suất thu nhập lao động cao hơn một chút ở mọi cấp độ.

Đây là một xu hướng phát triển gần đây. Trong những năm 1960, lương thu nhập top đầu của 1% thấp hơn 5% tổng thu nhập tiền lương một chút. Phần này đã tăng khá đều đặn cho đến ngày nay, khi lương thu nhập top đầu của 1% thường chiếm từ 10-12% tổng tiền lương. Lần này câu chuyện tại Pháp đã khác. Phần chia của tổng số tiền lương của top đầu ổn định ở mức 6% cho đến gần đây khi leo lên 7%.

Sự bất bình đẳng một cách cùng cực trong phân phối tiền lương chủ yếu diễn ra tại Mỹ. Piketty đã cùng Emmanuel Saez thực hiện một nghiên cứu đối với những đối tượng nộp thuế thu nhập cao tại Mỹ - Những người mà ông gọi là “siêu quản lý" (“supermanagers").

Tầng lớp có thu nhập cao nhất bao gồm số lượng đáng kể của giám đốc điều hành hàng đầu của các tập đoàn lớn, với các khoản thù lao rất hậu hĩnh (không phải tất cả trong số này đều đến từ các ngành công nghiệp dịch vụ tài chính). Những người nắm giữ cổ phiếu hoặc không, khoản lương cao này được chuyển thành của cải và thu nhập tương lai từ vốn (tư bản).

Nhưng sự thật vẫn là sự bất bình đẳng phần lớn thu nhập tăng thêm  (và của cải) ở Mỹ là do sự gia tăng của các siêu quản lý.

Không có nhiều hiểu biết về hiện tượng này. Piketty nhận thức được rằng, lương điều hành của những người có thu nhập top đầu như những giám đốc điều hành được Hội đồng quản trị quyết định. Mỗi hội đồng quản trị muốn tin rằng giám đốc điều hành của mình xứng đáng được trả cao hơn so với mức trung bình.

Dĩ nhiên, "supermanagers" vẫn thực sự là supermanagers, và việc  trả lương rất cao cho họ chỉ đơn thuần phản ánh sự đóng góp rất lớn của họ vào lợi nhuận doanh nghiệp. Thậm chí, sự thống trị của họ đã bắt đầu gia tăng từ những năm 1960. Lời giải thích đối với hiện tượng này sẽ khó khăn hơn nếu hiện tượng này chỉ diễn ra duy nhất ở Mỹ.

Nó không xảy ra ở Pháp hay tại Đức hoặc Nhật Bản. Có thể những Giám đốc điều hành hàng đầu của những nước này thiếu một loại gen nhất định? Nếu như vậy, cấy ghép gen sẽ là một lĩnh vực rất màu mỡ.

Vì vậy, quan điểm của Piketty đối với thế kỷ 21 cần phải giải quyết vấn đề: tăng trưởng chậm hơn của dân số và năng suất, lợi nhuận tư bản   rõ ràng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng, Tỷ suất tư bản trên thu nhập  quay trở lại mức cao của thế kỷ 19, có lẽ một phần tư bản trong thu nhập quốc dân cao hơn và sự thống trị ngày càng tăng của phần tư bản kế thừa và khoảng cách ngày càng tăng giữa tầng lớp thu nhập top đầu và các tầng lớp còn lại.

Điều Piketty đặc biệt quan tâm đó là thuế lũy tiến hàng năm đối tư bản trên phạm vi toàn cầu - nếu có thể - để loại trừ việc chuyển tài sản  đến những thiên đường trốn thuế. Ông nhận ra rằng, một mức thuế toàn cầu là một mục tiêu vô vọng, nhưng ông nghĩ rằng có thể thực thi việc đánh thuế tư bản trong cùng khu vực châu Âu hay Mỹ.

Ông xây dựng mức thuế 0% đối với tài sản dưới một triệu euro, 1% đối với tài sản từ 1 đến 5 triệu euro, và 2% đối với tài sản 5 triệu euro.

Hãy nhớ rằng đây là khoản thuế hàng năm. Ông ước tính rằng, loại thuế như vậy được áp dụng trong Liên minh châu Âu sẽ tạo ra một khoản  tương đương 2% của GDP. Tất nhiên việc quản lý các loại thuế như vậy sẽ đòi hỏi một mức độ minh bạch cao và báo cáo đầy đủ của tổ chức tài chính và các tập đoàn khác.

Doanh thu hàng năm của 2%  GDP không phải là quá nhiều, cũng không phải quá ít. Nhưng khoản thu này không phải là mục đích chính trong đề án của Piketty. Mà mục đích chính là chỉ ra sự khác biệt giữa tốc độ tăng trưởng và khoản tiền thu được từ tư bản mà khiến cho tiền đẻ ra tiền, kéo theo sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng.

Đề nghị này có ý nghĩa về mặt kỹ thuật bởi vì nó là một loại thuốc giải độc tự nhiên cho sự gia tăng bất bình đẳng mà ông đã phát hiện ra. Hãy nhớ rằng quá trình “tiền đẻ ra tiền” mang tính hệ thống mà khi nó hoạt động sẽ tạo ra sự tích lũy tư bản. Nó không hoạt động thông qua các biện pháp khuyến khích cá nhân đổi mới hoặc thậm chí là tiết kiệm.

Piketty viết rằng, thuế đánh vào tư bản có thể sớm thực thi tại châu Âu - nơi đã có kinh nghiệm đối với các loại thuế tư bản. Tuy nhiên, ở phía bên kia Đại Tây Dương dường như triển vọng của loại thuế này không sáng sủa và nơi trú ẩn cuối cùng của sự bất bình đẳng ngày càng tăng của những người thu nhập ở top đầu? Và vì vậy, nếu không hành động một cách quyết liệt, xu hướng tư bản hưởng lợi này sẽ tiếp tục kéo dài.

Hiện nay tại Mỹ, top 10% chiếm khoảng 70% của cải xã hội, một nửa trong số đó thuộc về top 1%, 40% tiếp theo – những người thuộc "tầng lớp trung lưu" sở hữu 1/4 tổng tài sản (phần nhiều trong đó thuộc hình thức sở hữu bất động sản) và một nửa còn lại của dân số sở hữu khoảng 5% tổng số tài sản.

Nguồn: thoibaonganhang.vn