Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Kinh nghiệm cải cách và phát triển kinh tế - xã hội của các nước

Lo ngại từ sự tăng trưởng ổn định

26/11/2012 - 275 Lượt xem

Các nền kinh tế Châu Á nổi tiếng về tốc độ phát triển hơn là sự ổn định.

Đòi hỏi yêu cầu quản lý

Tuy nhiên, các nước đang phát triển Châu Á (không bao gồm Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan) bị chi phối bởi nhu cầu trong nước của các quốc gia đông dân để thúc đẩy nền kinh tế của họ. Tiêu dùng gia đình đã đóng góp một nửa tăng trưởng của tốc độ hơn 6% tại Indonesia trong quý 3/2012 (8 quý liên tiếp vừa qua Indonesia tăng trưởng ở tốc độ quanh 6%). Tỉ lệ xuất khẩu đã giảm từ khoảng 35% GDP mười năm trước đây xuống còn ít hơn 25% trong năm 2011. Sự thặng dư kết hợp của các nước đang phát triển Châu Á cho thấy sự phụ thuộc vào nhu cầu hàng hóa nước ngoài đã giảm hơn một nửa từ năm 2008 đến 2011 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong năm nay.

Sự ổn định của Châu Á cũng cho thấy một vấn đề đòi hỏi yêu cầu quản lý. Trong quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính, các nhà hoạch định chính sách Châu Á phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Họ có thể bảo vệ tỉ giá hối đoái bằng cách tăng lãi suất nhưng điều đó sẽ hoạt động cho vay tê liệt. Họ cũng có thể cho phép đồng tiền giảm giá trị nhưng điều đó sẽ làm tăng gánh nặng nợ ngoại tệ và ảnh hưởng đến người vay.

Bài toán thích nghi

Có lý do để lo ngại về sự phát triển ổn định tuyệt vời của Châu Á. Hiện tại sự tăng trưởng này đi kèm với việc tăng mạnh tín dụng. Theo Fred Neumann của ngân hàng HSBC, đòn bẩy tài chính ở Châu Á vào lúc này cao hơn so với bất kỳ thời điểm nào khác kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á diễn ra. Sự mở rộng tín dụng này có thể đại diện cho sự khỏe mạnh về tài chính mà nhiều nhà kinh tế tin rằng đó là một nguyên nhân của sự tăng trưởng và ổn định. Tuy nhiên, tăng đòn bẩy tài chính cũng có thể là một mối đe dọa cho sự ổn định vì cá nhân và Cty sẽ vay tiền nhiều hơn khoản đầu tư của họ, cuối cùng sẽ làm tình hình trở nên mất ổn định lúc đó sẽ không có tăng trưởng nhanh, chỉ đơn thuần là ổn định tăng trưởng.

 

Các nền kinh tế đang phát triển Châu Á cần thích nghi với các nội dung cụ thể trong chính sách tăng trưởng của Mỹ.

Hiện nay, với sự  thắng cử vang dội của tổng thống Mỹ Barack Obama trong nhiệm kỳ thứ hai, các nền kinh tế đang phát triển Châu Á cần thích nghi với các nội dung cụ thể trong chính sách tăng trưởng của Mỹ. Chắc chắn Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ hàng hóa số 1 thế giới để xuất khẩu nhưng các nước Châu Á phải nhận biết rằng chính quyền của tổng thống Obama muốn tạo nhiều việc làm hơn cho người dân Mỹ và bán hàng hóa giá trị  gia tăng cao cho toàn thế giới, giảm thặng dư thương mại với các nước, trong đó có Châu Á. Vì vậy chọn mặt hàng làm thế mạnh chủ lực để bán cho người tiêu dùng Mỹ và chấp nhận nhập khẩu các mặt hàng công nghệ cao, quan trọng cho nền kinh tế là bài toán quan trọng với các nhà hoạch định chính sách của mọi quốc gia Châu Á.

 

Tuy nhiên đối với việc duy trì tăng trưởng cao của một số nước Châu Á, các chuyên gia kinh tế tỏ ra hoài nghi về chính sách thắt chặt quy định đối với tiền tệ, vốn có thể thay thế cho các loại tiền tệ. Điều khiển vĩ mô không có nghĩa là siết chặt tín dụng vì một khi vẫn còn dòng vốn với lãi suất thấp thì nó sẽ bị lọt ra bên ngoài. Chính sách tiền tệ linh hoạt mang đến cho ngân hàng trung ương sự tự do để cắt giảm lãi suất khi tăng trưởng chậm lại nhưng nó cũng cần cho phép họ tăng lãi suất khi sự dư thừa tài chính đe dọa trong hoàn cảnh tỉ giá còn gần bằng không ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.

Nếu tăng trưởng ổn định cho phép người cho vay hoặc đi vay trở nên căng thẳng, nó có thể "gieo hạt giống hủy diệt riêng của mình" và khi đó sẽ không có sự phát triển hoàn hảo.

Nguồn: DDDN