Kinh nghiệm cải cách và phát triển kinh tế - xã hội của các nước
APEC: Kinh tế thế giới đối mặt rủi ro lớn
15/11/2011 - 216 Lượt xem
Tăng trưởng và nỗ lực tạo công ăn việc làm, cũng như việc tự do hóa thương mại hơn nữa để thúc đẩy kinh tế - đã suy yếu ở nhiều quốc gia, các nhà lãnh đạo cho biết trong một tuyên bố tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Honolulu ngày 13/11. Một loạt các thảm hỏa tự nhiên trong khu vực đã đe dọa nghiêm trọng đến tăng trưởng.
Khủng hoảng nợ công châu Âu là chủ đề thường xuyên tại hội nghị, với mục đích cải thiện quan hệ kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi việc chỉ định chính phủ mới ở Hy Lạp và Italy đã làm giảm bớt lo ngại khủng hoảng sẽ xấu hơn, các quan chức APEC cho hay họ vẫn đang lo ngại khủng hoảng trong khu vực châu Âu có thể kéo nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng và làm tăng tính bất ổn của các thị trường tài chính.
"Chúng ta gặp nhau tại thời điểm bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Nguy cơ sụt giảm mạnh vẫn còn, trong đó có những nguy cơ đến từ những thách thức tài chính ở khu vực châu Âu. Nhiệm vụ trọng tâm của APEC là tiếp tục hội nhập và mở rộng thương mại".
Bắt đầu từ điều chỉnh lãi suất
Các quốc gia mới nổi, từ Brazil đến Trung Quốc, Indonesia đều bắt đầu cắt giảm tỷ lệ lãi suất hoặc tăng cường các biện pháp tài khóa để đảm bảo tăng trưởng. Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Ben Bernanke mới đây cho biết, tình trạng phục hồi của Mỹ rất chậm trong khi Phó Giám đốc IMF Zhu Min và Giám đốc Viện Kinh tế Quốc gia Trung Quốc Fan Gang phát biểu với các lãnh đạo kinh tế tại Diễn đàn APEC, kinh tế Trung Quốc đang sẵn sàng cho một cuộc hạ cánh êm đẹp khi tăng trưởng thuận lợi hơn.
Châu Âu đang chiến đấu với khủng hoảng nợ, mà tính cho đến nay đã "tốn" 5 vị lãnh đạo, bao gồm cả Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi. Tại Hy Lạp, một chính phủ đoàn kết do Lucas Papademos dẫn đầu, đã tuyên thệ ngày 11/11 với nhiệm vụ thực thi các biện pháp ngân sách và các quyết định liên quan đến gói cứu trợ 130 tỉ Euro đã được phê duyệt hôm 26/10.
Kế hoạch giải cứu khu vực châu Âu "cần phải được đưa ra với tốc độ mà thị trường yêu cầu, với lực mạnh đủ để khôi phục lòng tin", Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner phát biểu hôm 10/11 sau cuộc gặp với các bộ trưởng tài chính của APEC.
Tháng này, các nhà đầu tư đã thông qua lãi suất trái phiếu Italy kỳ hạn 10 năm qua mức 7%, buộc Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha phải tìm đến các kế hoạch cứu trợ. Tây Ban Nha có nguy cơ tăng chi phí vay nợ gần bằng chi phí của Italy khi Ngân hàng Trung ương châu Âu mua vào không giới hạn trái phiếu của nước này, dấy lên nguy cơ các mục tiêu cắt giảm thâm hụt khó cũng có thể đạt được.
"Nếu không có giải pháp cho khủng hoảng ở khu vực đồng euro, kinh tế thế giới có thể bị cuốn vào một vòng xoáy đi xuống của sự sụp đổ niềm tin, tăng trưởng kém hơn và ít công ăn việc làm", Giám đốc IMF Christine Lagard phát biểu tại Hội nghị cấp cao APEC. "Điều này có thể ảnh hưởng đến mọi quốc gia, vì thế chúng ta đều có trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng này".
"Các nhà lãnh đạo APEC đã thúc đẩy thương mại và tự do hóa dịch vụ trong nhòm kinh tế đại diện cho hơn 40% thương mại thế giới".
Hiệp định TPP và chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn
Mỹ và 8 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương khác có mặt tại cuộc họp đã đề ra khuôn khổ cho một hiệp định thương mại tự do và nhất trí đẩy mạnh đàm phán với mục tiêu hoàn thành một thỏa thuận trong năm tới. Nhật Bản, Canada và Mexico cũng đã bày tỏ quan tâm trong việc tham gia thảo luận về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Một số quốc gia đang tìm kiếm các thỏa thuận thương mại tự do riêng của họ khi vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới vẫn chưa hoàn thành sau một thập kỷ.
"Chúng tôi nhận ra rằng tự do hóa thương mại mạnh hơn nữa là điều cần thiết để đạt được một sự hồi phục bền vững toàn cầu sau các hậu quả của suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009", các nhà lãnh đạo cho biết.
Chính sách tiền tệ cũng là trọng tâm của cuộc thảo luận tại các cuộc họp cấp cao tại Honolulu. Tổng thống Barack Obama gây sức ép với Trung Quốc về tỷ giá hối đoái, và phát biểu với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào rằng, công chúng và các doanh nghiệp Mỹ đang phát triển một cách "ngày càng thiếu kiên nhẫn và thất vọng" với tốc độ tiến triển trong quan hệ giữa hai nước.
Các Bộ trưởng tài chính APEC cho biết trong một tuyên bố, họ cam kết xúc tiến nhanh hơn hệ thống tỷ giá hối đoái có tính quyết định với thị trường, và sẽ tăng tính linh hoạt của hệ thống tiền tệ để phản ánh đúng nền tảng kinh tế của mình. Các quan chức từ nhóm 21 thành viên cũng cho biết họ sẽ không phá giá đồng tiền cạnh tranh.
Những lãnh đạo mới nhất "hy sinh" trong khủng hoảng tài chính tại châu Âu: Ngày 14/11, Tổng thống Italy Giorgio Napolitano đã chính thức đề cử ông Mario Monti, cựu ủy viên Liên minh châu Âu về bảo vệ tự do mậu dịch, làm thủ tướng tạm quyền của nước này với nhiệm vụ lãnh đạo đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ. Chính phủ của ông Berlusconi sụp đổ vào thời điểm mà dư luận lo ngại cuộc khủng hoảng chính trị và nợ công tại Italy sẽ nhấn Liên minh châu Âu (EU) chìm sâu hơn nữa vào cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay. Italy là nền kinh tế lớn thứ ba trong khu vực sử dụng đồng Euro. Còn trước đó, tại Hy Lạp, Cựu Phó chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ông Lucas Papademos, đã trở thành thủ tướng lâm thời, sau khi thủ tướng Papadreou từ chức ngày 9/11, trở thành đứng đầu chính phủ liên minh mới và gánh trọng trách chèo lái con thuyền Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng nợ công trầm trọng hiện nay. |
Nguồn: Vietnamnet