Số liệu thống kê
Tình hình kinh tế- xã hội năm 2010
17/01/2011 - 313 Lượt xem
Kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Ở trong nước, thiên tai liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư. Năm 2010 là năm có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng, đây là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2010 là cơ sở và đặt nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020.
Chính trong bối cảnh như vậy nên từ đầu năm, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách cùng các giải pháp và nhiệm vụ cụ thể, trong đó trọng tâm và trực tiếp là Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tốt Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010. Đồng thời Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa phương thực hiện nghiêm và đồng bộ các giải pháp, nỗ lực vượt qua khó khăn, huy động hiệu quả các nguồn lực, tận dụng kịp thời và tối đa cơ hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010 là: “Nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại; tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010”.
KẾT QUẢ PHỤC HỒI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước cao hơn năm 2009
Với quyết tâm cao của cả nước, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009, trong đó quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009, vượt mục tiêu đề ra 6,5%. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm. Kết quả trên khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, phù hợp và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô được Chính phủ ban hành và chỉ đạo quyết liệt các các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
theo giá so sánh 1994
%
|
2009 |
2010 |
Tổng số |
5,32 |
6,78 |
Phân theo khu vực kinh tế |
|
|
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản |
1,82 |
2,78 |
Công nghiệp và xây dựng |
5,52 |
7,70 |
Dịch vụ |
6,63 |
7,52 |
Phân theo quý trong năm |
|
|
Quý I |
3,14 |
5,84 |
Quý II |
4,41 |
6,44 |
Quý III |
5,98 |
7,18 |
Quý IV |
6,99 |
7,34 |
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ổn định và có mức tăng khá
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 tuy gặp một số khó khăn do hạn hán, sâu bệnh và mưa lũ xảy ra tại một số địa phương nhưng nhờ công tác chỉ đạo phòng, chống khắc phục kịp thời, hiệu quả và khu vực bị ảnh hưởng lũ không phải vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và thủy sản nên kết quả vẫn đạt mức khá. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 232,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2009, bao gồm nông nghiệp đạt 168,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2%; lâm nghiệp đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6%; thuỷ sản đạt 56,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1%.
Nông nghiệp
Sản lượng lúa cả năm 2010 ước tính đạt gần 40 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn so với năm 2009 do cả diện tích và năng suất đều tăng, trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7513,7 nghìn ha, tăng 76,5 nghìn ha so với năm trước; năng suất đạt 53,2 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha.
Sản lượng lúa đông xuân năm nay ước tính đạt 19,2 triệu tấn, tăng 522,3 nghìn tấn so với vụ đông xuân trước do diện tích tăng 25,2 nghìn ha và năng suất tăng 1,2 tạ/ha. Lúa hè thu đạt 11,6 triệu tấn, tăng 383,5 nghìn tấn do diện tích tăng 77,6 nghìn ha và năng suất tăng nhẹ 0,1 tạ/ha. Lúa mùa đạt 9,2 triệu tấn, tăng 132,9 nghìn tấn, chủ yếu do năng suất lúa mùa của các địa phương phía Nam tăng mạnh, ước tính đạt 42,2 tạ/ha, tăng 2,5 tạ/ha so với vụ mùa 2009. Nếu tính cả sản lượng ngô với 4,6 triệu tấn thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2010 ước tính đạt 44,6 triệu tấn, tăng 1,27 triệu tấn so với năm 2009.
Diện tích gieo trồng và năng suất một số cây hàng năm khác cũng tăng nên sản lượng đạt khá: Khoai lang đạt 1,3 triệu tấn, tăng 105,9 nghìn tấn so với năm 2009 (Diện tích tăng 4,2 nghìn ha; năng suất tăng 4,7 tạ/ha); đỗ tương đạt 296,9 nghìn tấn, tăng 81,7 nghìn tấn (Diện tích tăng 50,8 nghìn ha; năng suất tăng 0,4 tạ/ha); mía đạt gần 16 triệu tấn, tăng 338,5 nghìn tấn (Năng suất tăng 11,2 tạ/ha); sản lượng rau tăng 8,8% (Diện tích tăng 6,1%; năng suất tăng 2,6%); sản lượng đậu tăng 3,6% (Diện tích tăng 1,4%; năng suất tăng 2,1%). Riêng sản lượng lạc và sắn giảm do một phần diện tích được chuyển đổi sang trồng các loại cây khác, trong đó lạc đạt 485,7 nghìn tấn, giảm 25,2 nghìn tấn (Diện tích giảm 5,6 nghìn ha); sắn đạt 8,5 triệu tấn, giảm 8,9 nghìn tấn (Diện tích giảm 11,6 nghìn ha).
Cây công nghiệp lâu năm có xu hướng tăng mạnh do nhiều diện tích đang trong thời kỳ thu hoạch sản phẩm và đạt năng suất cao. Diện tích chè cả năm ước tính đạt 129,4 nghìn ha, tăng 2,3 nghìn ha so với năm trước; cà phê 548,2 nghìn ha, tăng 9,7 nghìn ha; cao su 740 nghìn ha, tăng 22,3 nghìn ha; hồ tiêu 51,3 nghìn ha, tăng 0,7 nghìn ha. Sản lượng chè búp cả năm 2010 ước tính đạt 823,7 nghìn tấn, tăng 6,8% so với năm 2009 (Diện tích cho sản phẩm tăng 1,6%; năng suất tăng 5,1%). Sản lượng cà phê ước tính 1105,7 nghìn tấn, tăng 4,6% so với năm 2009 (Diện tích cho sản phẩm tăng 1,4%; năng suất tăng 3,1%). Cao su ước tính đạt 754,5 nghìn tấn, tăng 6,1% (Diện tích cho sản phẩm tăng 4,7%; năng suất tăng 1,3%). Hồ tiêu 111,2 nghìn tấn, tăng 3%. Dừa 1,2 triệu tấn, tăng 3,1%.
Sản lượng một số cây ăn quả cũng tăng khá, trong đó sản lượng cam, quýt cả năm ước tính đạt 729,4 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm trước; dứa 502,7 nghìn tấn, tăng 3,8%; chuối 1,7 triệu tấn, tăng 3%; xoài 574 nghìn tấn, tăng 3,6%, bưởi 394,1 nghìn tấn, tăng 3,4%.
Chăn nuôi lợn và gia cầm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất quy mô lớn với mô hình gia trại và trang trại ngày càng tăng. Theo kết quả điều tra trang trại, tại thời điểm 01/7/2010, số trang trại chăn nuôi của cả nước tăng 13% so với cùng thời điểm năm 2009. Các vùng có số trang trại chăn nuôi tăng nhanh là: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tăng 26,7%; Đồng bằng sông Hồng tăng 15,7%; Đồng bằng sông Cửu Long tăng 14,4%.
Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2010 đàn lợn cả nước có 27,37 triệu con, giảm 0,9% so với cùng thời điểm năm 2009. Đàn gia cầm có 300,5 triệu con, tăng 7,3%. Đàn trâu có 2913,4 nghìn con, tăng 0,9%. Đàn bò có 5916,3 nghìn con, giảm 3,1%. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng năm 2010 ước tính 84,2 nghìn tấn, tăng 6,5% so với năm 2009. Sản lượng thịt bò 278,9 nghìn tấn, tăng 5,9%. Sản lượng thịt lợn 3036,4 nghìn tấn, tăng 0,2%. Sản lượng thịt gia cầm 621,2 nghìn tấn, tăng 17,5%. Trứng gia cầm 6371,8 triệu quả, tăng 16,5%.
Tính đến 26/12/2010, các dịch bệnh chưa qua 21 ngày còn ở các tỉnh là: Dịch bệnh tai xanh trên lợn còn ở Hà Tĩnh; dịch lở mồm long móng còn ở 13 tỉnh gồm: Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Lắk. Các địa phương đang tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm nhằm bảo đảm nguồn cung thực phẩm tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Lâm nghiệp
Hoạt động trồng, chăm sóc và thu hoạch rừng năm 2010 có nhiều thuận lợi. Một số chính sách phát triển lâm nghiệp được ban hành kịp thời đã khuyến khích người dân và các chủ dự án mở rộng đầu tư sản xuất. Diện tích rừng trồng tập trung năm 2010 ước tính đạt 252,5 nghìn ha, tăng 3,9% so với năm 2009. Một số địa phương có diện tích rừng trồng mới tập trung đạt cao là: Hà Giang 15,5 nghìn ha; Tuyên Quang 15,5 nghìn ha; Yên Bái 14 nghìn ha; Thanh Hoá 15,3 nghìn ha; Nghệ An 14,1 nghìn ha; Quảng Nam 10,5 nghìn ha. Sản lượng gỗ khai thác năm 2010 ước tính đạt 4042,6 nghìn m3, tăng 7,3% so với năm trước. Những địa phương có sản lượng gỗ khai thác lớn là: Phú Thọ 243,5 nghìn m3; Bình Định 208 nghìn m3; Yên Bái 200,1 nghìn m3; Quảng Nam 189 nghìn m3; Hoà Bình 139,4 nghìn m3; Quảng Bình 104 nghìn m3; Tuyên Quang 117,6 nghìn m3; Hà Giang 72,9 nghìn m3. Sản lượng củi khai thác cả năm ước tính đạt 28,2 triệu ste, tăng 1,4% so với năm trước. Diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng năm 2010 đạt 1085,3 nghìn ha, tăng 5,2% so với năm 2009; diện tích rừng được chăm sóc 507,8 nghìn ha, tăng 4,5%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 181,5 triệu cây, tăng 0,6%.
Công tác bảo vệ rừng và tuyên truyền phòng chống cháy rừng luôn được các địa phương quan tâm và tổ chức triển khai đến các thôn, bản. Tuy nhiên, do thời tiết đầu năm khô hạn kéo dài nên hiện tượng cháy rừng vẫn xảy ra tại một số địa phương. Tổng diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá năm 2010 là 7781 ha, trong đó diện tích rừng bị cháy 6723 ha; diện tích rừng bị chặt phá 1058 ha. Các địa phương có diện tích rừng bị cháy nhiều là: Hà Giang 842 ha; Lào Cai 795,5 ha; Yên Bái 740,5 ha; Sơn La 663 ha; Cao Bằng 232,3 ha; Quảng Trị 180 ha; Kom Tum 171 ha; Đồng Tháp 130,4 ha; Nghệ An 115,3 ha.
Thuỷ sản
Sản lượng thuỷ sản năm 2010 ước tính đạt 5127,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2009, trong đó cá đạt 3847,7 nghìn tấn, tăng 4,8%; tôm 588,8 nghìn tấn, tăng 7,1%.
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm nay ước tính đạt 2706,8 nghìn tấn, tăng 4,5% so với năm trước. Nuôi cá tra trong năm nhìn chung vẫn gặp khó khăn do giá cá nguyên liệu và thị trường tiêu thụ không ổn định. Diện tích nuôi thả cá tra năm nay ước tính giảm 5% so với năm trước. Một số địa phương có diện tích thả nuôi cá tra giảm nhiều là: Cần Thơ giảm 13,6%; An Giang giảm 9%; Bến Tre giảm 8,1%. Sản lượng cá tra thu hoạch năm 2010 ước tính đạt 1 triệu tấn, giảm 1,8% so với năm trước. Các địa phương có sản lượng cá tra giảm nhiều là: Hậu Giang giảm 47,8% so với năm trước; Cần Thơ giảm 11,4%; An Giang giảm 5,6%.
Tuy sản lượng cá tra giảm nhưng tổng sản lượng cá nuôi thu hoạch năm nay vẫn tăng 4,9% so với năm trước do các địa phương thực hiện chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi theo hướng đa canh, đa con kết hợp, hướng vào thị trường nội địa. Đáng chú ý là nuôi thủy sản nước mặn bằng hình thức lồng, bè phát triển khá mạnh tại một số địa phương. Số lượng lồng, bè nuôi các loại tăng gần 10 nghìn chiếc (9,3%) so với năm 2009, trong đó số lồng, bè nuôi trên biển tăng 20%.
Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2010 ước tính đạt 2420,8 nghìn tấn, tăng 6,2% so với năm trước, trong đó khai thác biển đạt 2226,6 nghìn tấn, tăng 6,4%. Đặc biệt sản lượng cá ngừ đại dương năm nay tăng cao, trong đó Phú Yên đạt 5 nghìn tấn, tăng 13,6% so với năm 2009; Bình Định 4 nghìn tấn, tăng 5,3%; Khánh Hòa 3,5 nghìn tấn, tăng 9%. Sản lượng thuỷ sản khai thác biển tăng cao chủ yếu do thời tiết thuận và nhờ chính sách của Nhà nước hỗ trợ ngư dân mua và đóng mới tàu công suất lớn làm tăng năng lực khai thác. Số tàu khai thác biển có động cơ khoảng 130 nghìn chiếc, tăng 3,2% so với năm trước; tổng công suất các tàu tăng 8,4%; số tàu trên 90CV đạt 18 nghìn chiếc với tổng công suất tăng 9%.
Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng Mười Hai theo giá so sánh 1994 tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất so với mức tăng các tháng trong năm. Tính chung cả năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 794,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 7,4% (Trung ương quản lý tăng 8,9%, địa phương quản lý tăng 1,2%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 14,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,2% (dầu mỏ và khí đốt giảm 0,7%, các ngành khác tăng 19,5%).
Trong ba ngành công nghiệp cấp I, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất với 89,5% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, tăng 14,9% so với năm 2009; giá trị sản xuất ngành công nghiệp điện, ga, nước chiếm tỷ trọng 5,6%, tăng 14,8%; ngành công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng 4,9%, giảm 0,5% do sản lượng khai thác than và dầu thô giảm.
Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng có tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung là: Khí hóa lỏng tăng 62,4%; sơn hóa học tăng 34,7%; sữa bột tăng 22%; giày thể thao tăng 20,7%; bia tăng 19,8%; kính thủy tinh tăng 17,1%; tủ lạnh, tủ đá tăng 15,6%; khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 15,4%; điện sản xuất tăng 14,9%; xe máy tăng 14,5%; quần áo người lớn tăng 14,5%; xi măng tăng 14,2%. Một số sản phẩm có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: Nước máy thương phẩm tăng 12,6%; thủy hải sản chế biến tăng 11,5%; giấy, bìa tăng 9,7%; xà phòng tăng 8,2%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 8%; phân hóa học tăng 7,7%. Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm là: Thép tròn tăng 4,7%; máy giặt tăng 4,4%; điều hòa nhiệt độ tăng 3,9%; xe chở khách tăng 2,4%; thuốc lá điếu tăng 2,3%; giầy, dép, ủng bằng da giả tăng 1,6%; xe tải tăng 1,3%; than sạch giảm 0,2%; tivi lắp ráp giảm 7,8%; dầu thô khai thác giảm 8,8%.
Chỉ số tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mười một tháng năm nay tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ tăng cao là: Đồ uống không cồn tăng 36,4%; gạch, ngói và gốm, sứ không chịu lửa tăng 32,1%; các sản phẩm bơ, sữa tăng 31,9%; các sản phẩm khác bằng kim loại tăng 24%; bia tăng 18,7%; sản xuất giày, dép tăng 17,5%; xi măng tăng 16,8%; sắt, thép tăng 14,3%; sản xuất thức ăn gia súc tăng 13,1%. Một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ tăng chậm hơn hoặc giảm là: Phân bón và hợp chất nitơ tăng 8,8%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 8,6%; bột giấy, giấy và bìa tăng 5,9%; sợi và dệt vải tăng 5,3%; chế biến, bảo quản thủy sản tăng 3,5%; thuốc lá, thuốc lào tăng 3,5%; thiết bị gia đình giảm 1,1%; giấy nhăn và bao bì giảm 1,8%; xay xát, sản xuất bột thô giảm 4,8%; xe có động cơ giảm 12%; đường giảm 12,8%; đồ gốm, sứ không chịu lửa giảm 36,2%.
Cũng trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, một số sản phẩm công nghiệp có chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/12/2010 tăng cao so với cùng thời điểm năm 2009 là: Nước quả tăng 514,2%; xe 4 chỗ ngồi tăng 250%; động cơ tăng 208,3%; giày, dép vải tăng 195,2%; đồ uống không ga tăng 191,1%; sữa tươi tiệt trùng tăng 175,2%; cáp đồng trục có bọc tăng 156,8%.
Theo kết quả điều tra lao động của 4215 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, số lao động tháng 12/2010 của các doanh nghiệp trên tăng 0,6% so với tháng trước, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 0,1%, khu vực ngoài nhà nước tăng 0,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,1%. Trong ba ngành công nghiệp cấp I, lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,7%; ngành công nghiệp khai thác tăng 0,3%; ngành công nghiệp điện, nước tăng 0,2%.
Hoạt động dịch vụ
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2010 ước tính đạt 1561,6 nghìn tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 14%. Trong tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm nay, kinh doanh thương nghiệp đạt 1229,3 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2009; khách sạn, nhà hàng đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, tăng 21,8%; dịch vụ đạt 144,6 nghìn tỷ đồng, tăng 23,8%; du lịch đạt 15,3 nghìn tỷ đồng, tăng 28,5%.
Vận tải hành khách và hàng hoá
Vận tải hành khách năm 2010 ước tính đạt 2460,5 triệu lượt khách, tăng 13,5% và 108,1 tỷ lượt khách.km, tăng 15,6% so với năm 2009. Vận tải hành khách đường bộ ước tính đạt 2257,2 triệu lượt khách, tăng 14,2% và 78,4 tỷ lượt khách.km, tăng 12,5% so với năm trước; đường sông đạt 171,1 triệu lượt khách, tăng 4,1% và 3,6 tỷ lượt khách.km, tăng 4%; đường sắt đạt 11,6 triệu lượt khách, tăng 4,4% và 4,5 tỷ lượt khách.km, tăng 8,1%; đường không đạt 14,1 triệu lượt khách, tăng 31,5% và 21,2 tỷ lượt khách.km, tăng 30,8%.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2010 ước tính đạt 714,8 triệu tấn, tăng 12,4% và 223,8 tỷ tấn.km, tăng 10,5% so với năm trước, bao gồm: Vận tải trong nước đạt 667,2 triệu tấn, tăng 12,5% và 64,3 tỷ tấn.km, tăng 10,7%; vận tải ra ngoài nước đạt 47,5 triệu tấn, tăng 11,1% và 159,5 tỷ tấn.km, tăng 8,5%. Vận tải hàng hoá đường bộ ước tính đạt 533,6 triệu tấn, tăng 13,9% và 29,5 tỷ tấn.km, tăng 14,9% so với năm 2009; đường sông đạt 118,8 triệu tấn, tăng 4,8% và 18,9 tỷ tấn.km, tăng 0,9%; đường biển đạt 54,2 triệu tấn, tăng 16% và 170,9 tỷ tấn.km, tăng 11%; đường sắt đạt 8 triệu tấn, giảm 3,2% và 4 tỷ tấn.km, tăng 2,3%.
Bưu chính, viễn thông
Số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2010 ước tính đạt 44,5 triệu thuê bao, tăng 0,6% so với năm 2009, bao gồm 793 nghìn thuê bao cố định, giảm 49,1% và 43,7 triệu thuê bao di động, tăng 2,4%. Số thuê bao điện thoại của cả nước tính đến cuối tháng 12/2010 là 170,1 triệu thuê bao, tăng 35,4% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 16,4 triệu thuê bao cố định, tăng 5,1% và 153,7 triệu thuê bao di động, tăng 39,8%. Số thuê bao điện thoại của Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông tính đến cuối tháng 12/2010 là 88,9 triệu thuê bao, tăng 25,3% so với cùng thời điểm năm 2009, bao gồm 11,7 triệu thuê bao cố định, tăng 1,3% và 77,2 triệu thuê bao di động, tăng 29,9%.
Số thuê bao Internet cả nước có đến cuối tháng 12/2010 đạt 3,77 triệu thuê bao, tăng 27,4% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông đạt 2,61 triệu thuê bao, tăng 21,8%. Số người sử dụng Internet tính đến cuối năm 2010 ước tính 27,4 triệu lượt người, tăng 20,2% so với thời điểm cuối năm 2009.
Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông năm 2010 ước tính đạt 138,8 nghìn tỷ đồng, tăng 26,5% so với năm 2009, trong đó Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông đạt 90 nghìn tỷ đồng, tăng 26%.
Khách quốc tế đến Việt Nam
Kinh tế phục hồi cùng với nhiều hoạt động thu hút du khách được tổ chức tốt trên địa bàn cả nước đã nâng tổng số khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 lên 5 triệu lượt người, tăng 34,8% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 3,1 triệu lượt người, tăng 38,8%; đến vì công việc trên 1 triệu lượt người, tăng 37,9%; thăm thân nhân đạt 574,1 nghìn lượt người, tăng 10,9%; khách đến với mục đích khác đạt 341,7 nghìn lượt người, tăng 38,6%. Một số nước và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta tăng cao so với năm trước là: Khách đến từ Trung Quốc 905,4 nghìn lượt người, tăng 74,5%; Hàn Quốc 495,9 nghìn lượt người, tăng 37,7%; Nhật Bản đạt 442,1 nghìn lượt người, tăng 24%; Hoa Kỳ đạt 431 nghìn lượt người, tăng 6,9%; Đài Loan 334 nghìn lượt người, tăng 23,7%; Ôx-trây-li-a 278,2 nghìn lượt người, tăng 28,1%; Cam-pu-chia đạt 254,6 nghìn lượt người, tăng 87,4%.
KẾT QUẢ ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG, NGĂN CHẶN LẠM PHÁT CAO TRỞ LẠI
Xây dựng, đầu tư phát triển
Thực hiện mục tiêu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, nhiều dự án, công trình trọng điểm năm 2010 đã được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm hoàn thành kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư xây dựng của các địa phương trên cả nước cũng phát triển khá mạnh nên giá trị sản xuất xây dựng năm 2010 theo giá thực tế ước tính đạt 545,2 nghìn tỷ đồng, tăng 23,1% so với năm trước, trong đó khu vực nhà nước đạt 184,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,4%; khu vực ngoài nhà nước và loại hình khác đạt 345,5 nghìn tỷ đồng, tăng 23,0%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15 nghìn tỷ đồng, tăng 22,7%.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 theo giá thực tế ước tính đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP, trong đó có 1980 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương và 4487,5 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được Thủ tướng cho phép ứng trước để bổ sung và đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án quan trọng hoàn thành trong năm 2010. Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm nay, vốn khu vực Nhà nước là 316,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,1% tổng vốn và tăng 10%; khu vực ngoài Nhà nước 299,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,1% và tăng 24,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 214,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,8% và tăng 18,4%.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010
|
Nghìn tỷ đồng |
Cơ cấu (%) |
So với năm 2009 (%) |
TỔNG SỐ |
830,3 |
100,0 |
117,1 |
Khu vực Nhà nước |
316,3 |
38,1 |
110,0 |
Khu vực ngoài Nhà nước |
299,5 |
36,1 |
124,7 |
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài |
214,5 |
25,8 |
118,4 |
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước đạt 141,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 17,1% tổng vốn đầu tư cả nước, bằng 110,4% kế hoạch năm. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do Trung ương quản lý đạt 42,7 nghìn tỷ đồng, bằng 104,7% kế hoạch, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 1336,5 tỷ đồng, bằng 131,2%; Bộ Giao thông Vận tải 8168 tỷ đồng, bằng 122,8%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 569 tỷ đồng, bằng 96,9%; Bộ Công thương 3602 tỷ đồng, bằng 89%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 5080 tỷ đồng, bằng 87,2%; Bộ Y tế 1050 tỷ đồng, bằng 83,6%; Bộ Xây dựng 689,5 tỷ đồng, bằng 69,7% kế hoạch năm 2010.
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước tính thực hiện 98,9 nghìn tỷ đồng, bằng 113% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có số vốn thực hiện lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh đạt 15,3 nghìn tỷ đồng, bằng 88,4% kế hoạch; Hà Nội 12,8 nghìn tỷ đồng, bằng 99,9%; Đà Nẵng 4,7 nghìn tỷ đồng, bằng 100,6%; Ninh Bình 4,6 nghìn tỷ đồng, bằng 283,2%; Hà Tĩnh 3,3 nghìn tỷ đồng, bằng 183,1%; Bà Rịa-Vũng Tàu 3 nghìn tỷ đồng, bằng 102,4%; Nghệ An 2,9 nghìn tỷ đồng, bằng 133,2%; Hải Phòng 2,4 nghìn tỷ đồng, bằng 143,6%.
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 21/12/2010 đạt 18,6 tỷ USD, bằng 82,2% cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Vốn đăng ký của 969 dự án được cấp phép mới đạt 17,2 tỷ USD (Giảm 16,1% về số dự án; tăng 2,5% về số vốn so với năm trước); vốn đăng ký bổ sung của 269 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước với 1,4 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2010 ước tính đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009, trong đó giá trị giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 8 tỷ USD.
Trong các lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm nay, kinh doanh bất động sản dẫn đầu với số vốn đăng ký đạt 6,8 tỷ USD, bao gồm 6,7 tỷ USD vốn đăng ký mới và 0,1 tỷ USD vốn tăng thêm; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5 tỷ USD, bao gồm 4 tỷ USD vốn đăng ký mới và 1 tỷ USD vốn tăng thêm; sản xuất, phân phối điện, khí và nước đạt gần 3 tỷ USD, trong đó 2,9 tỷ USD là vốn đăng ký mới.
Trong năm 2010, cả nước có 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó Quảng Nam có số vốn đăng ký lớn nhất với 4177,1 triệu USD, chiếm 24,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bà Rịa-Vũng Tàu 2400,6 triệu USD, chiếm 13,9%; Quảng Ninh 2148 triệu USD, chiếm 12,5%; thành phố Hồ Chí Minh 1895,3 triệu USD, chiếm 11%; Nghệ An 1327,7 triệu USD, chiếm 7,7%.
Trong số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới năm nay, Xin-ga-po là nhà đầu tư lớn nhất với 4350,2 triệu USD, chiếm 25,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hà Lan 2364 triệu USD, chiếm 13,7%; Nhật Bản 2040,1 triệu USD, chiếm 11,8%; Hàn Quốc 2038,8 triệu USD, chiếm 11,8%; Hoa Kỳ 1833,4 triệu USD, chiếm 10,6%; Đài Loan 1180,6 triệu USD, chiếm 6,9%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 726,3 triệu USD, chiếm 4,2%...
Trong số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép trong năm 2010, các dự án lớn đáng chú ý là: Dự án Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An) do nhà đầu tư Xin-ga-po đầu tư tại Quảng Nam với số vốn đăng ký 4 tỷ USD; Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương (BOT nhiệt điện Mông Dương 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh 2,1 tỷ USD; Dự án Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An 1 tỷ USD; Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ, mục tiêu xây dựng, kinh doanh Khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại, kinh doanh bất động sản tại Bà Rịa-Vũng Tàu với số vốn 902,5 triệu USD.
Tính đến 21/12/2010, cả nước có 12,2 nghìn dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 192,9 tỷ USD. Trong số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Đài Loan là nhà đầu tư lớn nhất với 22,8 tỷ USD, Hàn Quốc đứng thứ hai với 22,1 tỷ USD, tiếp theo là Xin-ga-po 21,7 tỷ USD, Nhật Bản 20,8 tỷ USD, Ma-lai-xi-a 18,3 tỷ USD... Cũng tính đến thời điểm trên, đầu tư nước ngoài đã có ở 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với 29,9 tỷ USD vốn đăng ký của 3,5 nghìn dự án còn hiệu lực; tiếp đến là Bà Rịa-Vũng Tàu với 26,3 tỷ USD của 255 dự án còn hiệu lực.
Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2010 ước tính bằng 109,3% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 107%; thu từ dầu thô bằng 99,7%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 123,1%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 103,1%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 100,6%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 101%; thuế thu nhập cá nhân bằng 121,2%; thu phí xăng dầu bằng 101%; thu phí, lệ phí bằng 100,7%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2010 ước tính bằng 98,4% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 98,4% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 97,9%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 99,6%; chi trả nợ và viện trợ bằng 114,1%.
Xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
Xuất khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 12/2010 ước tính đạt mức cao nhất so với các tháng trong năm với 7,1 tỷ USD, tăng 6,9% so với tháng trước và tăng 29,9% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó các mặt hàng tăng mạnh là: Cao su tăng 92,8%; hạt điều tăng 50,7%; gạo tăng 42,4%. Tính chung năm 2010, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 32,8 tỷ USD, tăng 22,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 38,8 tỷ USD, tăng 27,8%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 33,9 tỷ USD, tăng 40,1% so với năm 2009.
Trong năm 2010, có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD[1] (Năm 2009 có 12 mặt hàng), trong đó kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng chủ lực tăng cao so với năm 2009 như: Hàng dệt may đạt 11,2 tỷ USD, tăng 23,2%; giày dép đạt 5,1 tỷ USD, tăng 24,9%; thủy sản 4,9 tỷ USD, tăng 16,5%; hàng điện tử máy tính 3,6 tỷ USD, tăng 28,8%; gỗ và sản phẩm gỗ 3,4 tỷ USD, tăng 31,2%; gạo đạt 3,2 tỷ USD, tăng 20,6; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 3 tỷ USD, tăng 48%; cao su 2,4 tỷ USD, tăng 93,7%.
Nhìn chung xuất khẩu hàng hóa năm nay có nhiều thuận lợi do đơn giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao, trong đó giá sắn và sản phẩm sắn tăng 90,7%; cao su tăng 81%; hạt tiêu tăng 39,7%; hạt điều tăng 22,4%; than đá tăng 52,9%; dầu thô tăng 33,7%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2010 ước tính đạt 64,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm 2009.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay có sự thay đổi ở một số nhóm hàng so với năm trước, trong đó nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 42,8% lên 46%; nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 29,4% xuống 27,2%; nhóm hàng thủy sản giảm từ 7,4% xuống 6,9%; vàng và các sản phẩm vàng giảm từ 4,6% xuống 4%.
Về thị trường xuất khẩu, tính đến hết tháng 11/2010, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 12,8 tỷ USD, chiếm 17,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là: Hàng dệt may đạt 5,5 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 1,3 tỷ USD; giày dép 1,3 tỷ USD; thủy sản 864 triệu USD. Tiếp đến là EU đạt 10 tỷ USD, chiếm 13,9% và tăng 15,9% với kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 2 tỷ USD; hàng dệt may 1,64 tỷ USD; thủy sản 1 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 594 triệu USD. Xuất khẩu sang ASEAN đạt 9,3 tỷ USD, chiếm 13% và tăng 19,6%, trong đó xuất khẩu gạo đạt 1,5 tỷ USD; dầu thô 1,4 tỷ USD; xăng dầu 653 triệu USD. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 6,9 tỷ USD, chiếm 9,6% và tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước; sang Trung Quốc đạt 6,3 tỷ USD, chiếm 8,8% và tăng 48,6%.
Nhập khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12/2010 ước tính đạt 8,5 tỷ USD, tăng 7% so với tháng trước, chủ yếu do đơn giá bình quân của nhiều mặt hàng tăng. Nếu tính theo giá bình quân của tháng 11/2010 cho một số mặt hàng chủ yếu thì kim ngạch nhập khẩu tháng 12/2010 chỉ tăng 1,3% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2009, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12/2010 tăng 14,9%. Một số mặt hàng có kim ngạch tăng cao là: Bông tăng 69,5%; sợi dệt tăng 58,6%; chất dẻo tăng 36,5%.
Tính chung năm 2010, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 47,5 tỷ USD, tăng 8,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 36,5 tỷ USD, tăng 39,9%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao là: Lúa mỳ tăng 70,4%; kim loại thường khác tăng 57,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép tăng 36%; chất dẻo tăng 33,9%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 30,7%; vải tăng 27,2%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 22,4%; sắt thép tăng 15%. Nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giảm 24,4% về kim ngạch và giảm 34,1% về lượng so với năm 2009.
Tương tự xuất khẩu, đơn giá một số mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay, trong đó giá cao su tổng hợp tăng 64,2%; bông tăng 45,2%; kim loại thường tăng 32,2%; sắt thép tăng 27,6%; khí đốt hoá lỏng tăng 32,3%.
Trong mười một tháng năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của nước ta với tổng kim ngạch đạt 17,9 tỷ USD, chiếm 24,9% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2009 với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm: Máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 4 tỷ USD; vải 2 tỷ USD; máy tính và linh kiện 1,5 tỷ USD; sắt thép 1,4 tỷ USD; xăng dầu 970 triệu USD. Nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN đạt 14,5 tỷ USD, chiếm 20,3% và tăng 18%, tập trung vào các mặt hàng chủ yếu như: Xăng dầu 2,58 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 907 triệu USD; chất dẻo 807 triệu USD. Nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 8,7 tỷ USD, chiếm 12,2% và tăng 42,4% với sắt thép đạt 1,1 tỷ USD; vải 1 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 978 triệu USD; máy vi tính và linh kiện 1,5 tỷ USD. Nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 8,1 tỷ USD, chiếm 11,3% và tăng 21,7%, trong đó máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 2 tỷ USD; sắt thép 966 triệu USD. Nhập khẩu từ EU đạt 5,5 tỷ USD, chiếm 7,7% và tăng 9%, trong đó máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 1,7 tỷ USD; tân dược 494 triệu USD.
Tốc độ tăng cao của kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu năm nay có phần đóng góp khá lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng nhập khẩu (39,9%) cao hơn mức tăng xuất khẩu (27,8%). Kim ngạch xuất khẩu của khu vực này chiếm 54,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (Nếu không kể dầu thô là 47,3%); kim ngạch nhập khẩu chiếm 43,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn so với mặt hàng xuất khẩu nói chung là: Hàng dệt may chiếm 60,8%; giầy dép 72,7%; điện tử, máy tính 98,2%; máy móc, thiết bị phụ tùng 87,7%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn so với mặt hàng nhập khẩu nói chung là: Điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 73,1%; vải 61,6%; sắt thép 40,2%.
Nhập siêu hàng hóa năm 2010 ước tính 12,4 tỷ USD, bằng 17,3% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, giảm 5,2 điểm phần trăm so với năm 2009. Nếu loại trừ vàng, kim loại quý và sản phẩm thì nhập siêu hàng hóa năm nay ước tính 14,2 tỷ USD, tương đương 20,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.
Xuất, nhập khẩu dịch vụ
Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2010 ước tính đạt 7460 triệu USD, tăng 29,4% so với năm 2009, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4450 triệu USD, tăng 45,9%; dịch vụ vận tải 2306 triệu USD, tăng 11,8%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2010 ước tính đạt 8320 triệu USD, tăng 20,6% so với năm 2009, trong đó dịch vụ vận tải đạt 5009 triệu USD, tăng 17,2%; dịch vụ du lịch 1470 triệu USD, tăng 33,6%. Nhập siêu dịch vụ cả năm là 860 triệu USD, giảm 24,2% so với năm 2009 và bằng 11,5% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2010.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 tăng 1,98% so với tháng trước, mức tăng cao nhất các tháng trong năm nay. Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá tiếp tục tăng và tăng cao nhất với mức 3,31% so với tháng trước (Lương thực tăng 4,67%; thực phẩm tăng 3,28%); tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,53%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,81%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,3%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng thấp hơn, ở mức dưới 1% gồm: Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,86%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,51%; giao thông tăng 0,45%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,41%; giáo dục tăng 0,07%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm 0,02%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 tăng 11,75%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2010 tăng 9,19% so với bình quân năm 2009.
Chỉ số giá vàng tháng 12/2010 tăng 5,43% so với tháng trước; tăng 30% so với cùng kỳ năm 2009. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2010 tăng 2,86% so với tháng trước; tăng 9,68% so với cùng kỳ năm 2009.
KẾT QUẢ BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI, PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Dân số, lao động, việc làm
Dân số trung bình cả nước năm 2010 ước tính 86,93 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2009, bao gồm dân số nam 42,97 triệu người, chiếm 49,4% tổng dân số cả nước, tăng 1,09%; dân số nữ 43,96 triệu người, chiếm 50,6%, tăng 1%. Trong tổng dân số cả nước năm 2010, dân số khu vực thành thị là 26,01 triệu người, chiếm 29,9% tổng dân số, tăng 2,04% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 60,92 triệu người, chiếm 70,1%, tăng 0,63%. Tỷ lệ giới tính của dân số năm 2010 ở mức 97,7 nam trên 100 nữ (Năm 2009 tỷ lệ này là 97,6/100).
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2010 là 50,51 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,21 triệu người, tăng 2,12%. Tỷ lệ dân số cả nước 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5% năm 2009 lên 77,3% năm 2010. Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 51,9% năm 2009 xuống 48,2% năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,6% lên 22,4%; khu vực dịch vụ tăng từ 26,5% lên 29,4%.
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 2,88%, trong đó khu vực thành thị là 4,43%, khu vực nông thôn là 2,27% (Năm 2009 các tỷ lệ tương ứng là: 2,9%; 4,6%; 2,25%). Tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 4,50%, trong đó khu vực thành thị là 2,04%, khu vực nông thôn là 5,47% (Năm 2009 các tỷ lệ tương ứng là: 5,61%; 3,33%; 6,51%).
Mức sống dân cư
Giá cả nhiều hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng tăng cao trong những tháng cuối năm cùng với thiên tai liên tiếp xảy ra đã ảnh hưởng đến đời sống dân cư. Trong năm 2010, trên địa bàn cả nước có 796,2 nghìn lượt hộ thiếu đói với 3067,8 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói. Để giúp đỡ người dân khắc phục khó khăn do thiếu đói, các cấp, các ngành và tổ chức đoàn thể từ trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói trên 42 nghìn tấn lương thực và gần 64 tỷ đồng. Trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể và cá nhân đã hỗ trợ, thăm hỏi, động viên và tặng quà các hộ nghèo, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi và các đối tượng chính sách xã hội với tổng trị giá gần 890 tỷ đồng.
Cùng với hoạt động trên, các ngành, các cấp và tổ chức đoàn thể đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả các chương trình hỗ trợ cho nông dân và hộ nghèo để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập. Chương trình 135 giai đoạn 2006–2010 (Giai đoạn II) được thực hiện trên địa bàn 50 tỉnh với 369 huyện, 1958 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và 3274 thôn bản đặc biệt của 1291 xã khu vực II với số vốn ngân sách trung ương cấp 14 nghìn tỷ đồng. Đến nay Chương trình cơ bản kết thúc và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế- xã hội và ổn định đời sống nhân dân các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và vùng miền núi. Theo báo cáo sơ bộ, tổng vốn giải ngân của Chương trình 135 giai đoạn II đạt 97,1% tổng vốn đầu tư.
Cũng trong năm 2010, đã có 43,6 nghìn ngôi nhà được xây mới và sửa chữa dành cho các đối tượng và gia đình chính sách; 1,9 triệu lượt học sinh, sinh viên của hơn 1,7 triệu lượt hộ gia đình được vay vốn hỗ trợ học tập. Chính sách tín dụng ưu đãi cho sinh viên tăng từ 800 nghìn đồng/sinh viên/tháng lên 860 nghìn đồng/sinh viên/tháng; mức lương tối thiểu tăng từ 650 nghìn đồng/tháng lên 730 nghìn đồng/tháng đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 ước tính 10,6%, giảm so với mức 12,3% năm 2009.
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục
Kết thúc năm học 2009-2010, tỷ lệ tốt nghiệp khối trung học phổ thông là 92,6% (Năm học trước là 83,8%); tỷ lệ tốt nghiệp khối bổ túc trung học là 66,4% (Năm học trước là 39,9%). So với các vùng trong cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn là vùng có tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông cao nhất với 97,7%, cao hơn mức 91,93% của năm học trước. Tình trạng học sinh bỏ học trong năm học 2009-2010 đã giảm, cả nước có 75,7 nghìn học sinh bỏ học, giảm 0,05% so với năm học trước.
Năm học 2010-2011 là năm thứ 2 thực hiện chủ đề “Năm học tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Theo báo cáo từ các địa phương, tại thời điểm đầu năm học, cả nước có trên 3409 nghìn trẻ em học mẫu giáo, tăng 3,1% so với cùng thời điểm năm học trước; 7030 nghìn học sinh tiểu học, tăng 1,8%; 5280 nghìn học sinh trung học cơ sở, tăng 1,3% và 2900 nghìn học sinh trung học phổ thông, tăng 1%.
Cơ sở vật chất của các trường cũng được quan tâm đầu tư xây dựng nhiều hơn nên năm học 2009-2010 cả nước đã có 432,5 nghìn phòng học, trong đó phòng học kiên cố chiếm 67,8%; phòng học bán kiên cố chiếm 27%; phòng học tạm chiếm 5,2%. Chương trình phổ cập giáo dục tiếp tục được triển khai mạnh tại các địa phương. Đến nay cả nước đã có 52/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Đào tạo
Năm học 2009- 2010, cả nước có 149 trường đại học, tăng 3 trường so với năm học trước; 227 trường cao đẳng, tăng 4 trường; 282 trường trung cấp chuyên nghiệp, bao gồm 207 trường công lập và 75 trường dân lập. Tổng số sinh viên đại học, cao đẳng năm học 2009-2010 là 1,9 triệu sinh viên, tăng 12% so với năm học trước, trong đó hơn 85% là sinh viên các trường công lập. Tỷ lệ nữ sinh viên trong các trường cao đẳng là 53% và trong các trường đại học là 48%. Tổng số học sinh trung cấp chuyên nghiệp năm học 2009-2010 là trên 685 nghìn học sinh, tăng 9,4% so với năm học trước. Số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng năm 2010 là 257 nghìn sinh viên, tăng 15% so với năm trước, số học sinh tốt nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp là 207 nghìn học sinh, tăng 5%.
Công tác đào tạo nghề cũng được quan tâm đầu tư mở rộng. Năm 2010, cả nước có 118 trường cao đẳng nghề; 280 trường trung cấp nghề; 810 trung tâm dạy nghề và 1000 cơ sở khác có dạy nghề. Số học sinh học nghề tuyển mới trong năm 2010 của cả nước là trên 1748 nghìn lượt học sinh, trong đó 360,4 nghìn học sinh cao đẳng và trung cấp nghề, tăng 17% so với năm trước và 1387 nghìn lượt học sinh sơ cấp nghề và học nghề thường xuyên, tăng 3,9%.
Y tế và chăm sóc sức khỏe dân cư
Trong năm 2010, cả nước có 119,1 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (89 trường hợp tử vong); gần 45 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt rét (13 trường hợp tử vong); 7,9 nghìn trường hợp mắc bệnh viêm gan virút; 907 trường hợp mắc bệnh viêm não virút (24 trường hợp tử vong); 1,1 nghìn trường hợp mắc bệnh thương hàn; 314 trường hợp mắc tả; 7 trường hợp mắc cúm A (H5N1) và 54 trường hợp mắc liên cầu lợn (5 trường hợp tử vong).
Số trường hợp nhiễm HIV/AIDS tại các địa phương vẫn gia tăng. Tính từ ca đầu tiên cho đến ngày 16/12/2010, trên địa bàn cả nước đã có 231,2 nghìn trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, trong đó 91,9 nghìn người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 48,9 nghìn người đã tử vong do AIDS.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong năm 2010 nhìn chung chưa được cải thiện nhiều. Tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra tại một số địa phương, trong đó có những vụ ngộ độc tập thể làm nhiều người bị ngộ độc. Tính từ đầu năm, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 132 vụ ngộ độc thực phẩm với 4,7 nghìn người bị ngộ độc, trong đó 41 người tử vong.
Hoạt động văn hóa, thể thao
Năm 2010, ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch thực hiện tốt công tác tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, trọng tâm là phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI. Đặc biệt, nhiều chương trình lớn được tổ chức trọng thể tại Hà Nội và các địa phương trên cả nước cùng hàng trăm hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước.
Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ được duy trì thường xuyên và tích cực. Trong năm 2010, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra 12,7 nghìn cơ sở, qua đó phát hiện và xử lý 2,7 nghìn cơ sở vi phạm; cảnh cáo và đình chỉ hoạt động hơn 200 cơ sở, thu giữ và tiêu hủy hàng nghìn sản phẩm văn hóa có nội dung không phù hợp. Tổng số tiền xử phạt hành chính đối với các cơ sở vi phạm là 8,2 tỷ đồng.
Phong trào thể dục, thể thao quần chúng trong năm diễn ra sôi nổi với Đại hội thể dục thể thao các cấp được tổ chức ở các địa phương và nhiều hội thi thể thao thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VI được tổ chức cuối tháng 12 có sự tham dự của 66 đoàn cùng 8687 vận động viên, trong đó 4990 vận động viên nam và 3697 vận động viên nữ tranh tài ở 12 môn và phân môn. Đặc biệt ngành Thể dục Thể thao đã tổ chức thành công 16 giải thể thao quần chúng cấp quốc gia; 3 giải thể thao quốc tế lớn tại Việt Nam. Đoàn thể thao Việt Nam cũng đã tham dự 10 giải thi đấu quốc tế cấp thế giới, châu lục và Đông Nam Á, đặc biệt tham dự Đại hội Thể thao người khuyết tật Châu Á tại Quảng Châu, Trung Quốc.
Trong thể thao thành tích cao, ngành Thể dục Thể thao đã tổ chức thành công 174 giải thể thao cấp quốc gia; 39 giải thi đấu quốc tế và 21 môn thể thao tại Việt Nam, trong đó Giải điền kinh trẻ Châu Á và Giải Vô địch châu Á môn Aerobic đã gây được tiếng vang lớn. Bên cạnh đó, các vận động viên đoàn thể thao Việt Nam đã tham dự, thi đấu và giành nhiều giải thưởng cao tại các đại hội thể thao lớn như: Tại Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD) lần thứ 16 tổ chức ở Trung Quốc, đoàn Việt Nam lần đầu tiên trong các kỳ tham dự ASIAD xếp thứ 13 toàn đoàn trong tổng số 45 đoàn tham gia với 33 huy chương các loại. Tại Đại hội Thể thao Olympic trẻ tổ chức ở Singapore, đoàn Việt Nam xếp thứ 42/181 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự. Tính đến cuối năm 2010, thể thao Việt Nam đã có 16 vận động viên đạt đẳng cấp kiện tướng quốc tế; 1237 vận động viên đạt đẳng cấp kiện tướng quốc gia; 179 vận động viên đạt dự bị kiện tướng; 1872 vận động viên đạt cấp I quốc gia; lập 1 kỷ Châu Á và phá 22 kỷ lục quốc gia.
Tai nạn giao thông
Theo báo cáo sơ bộ, trong mười một tháng năm 2010, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 12,6 nghìn vụ tai nạn giao thông, làm chết 10,4 nghìn người và làm bị thương 9,2 nghìn người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 13,4%, số người chết tăng 0,13%, số người bị thương tăng 31,8%. Bình quân một ngày trong mười một tháng năm 2010, trên địa bàn cả nước xảy ra 38 vụ tai nạn giao thông, làm chết 31 người và làm bị thương 28 người.
Thiệt hại do thiên tai
Trong năm 2010, nước ta chịu ảnh hưởng của bão và những trận lũ lớn xảy ra liên tiếp gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Theo báo cáo của các địa phương, thiên tai đã làm 355 người chết và mất tích; gần 600 người bị thương; hơn 2,6 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; hơn 579 nghìn ngôi nhà bị sạt lở, tốc mái, ngập nước; 30 nghìn ha lúa và hoa màu bị mất trắng; trên 100 km đê, kè và gần 1,9 nghìn km đường giao thông cơ giới bị vỡ, sạt lở và cuốn trôi; hơn 11 nghìn cột điện bị gãy, đổ. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2010 ước tính 11,7 nghìn tỷ đồng. Quảng Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh là 3 tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất của thiên tai, trong đó Hà Tĩnh có 34 người chết và mất tích, tổng giá trị thiệt hại lớn nhất với 5,3 nghìn tỷ đồng; Nghệ An có 41 người chết và mất tích, tổng giá trị thiệt hại hơn 2 nghìn tỷ đồng; Quảng Bình có 75 người chết và mất tích, tổng giá trị thiệt hại hơn 1,9 nghìn tỷ đồng;
Bảo vệ môi trường
Hàm lượng các chất độc hại trong không khí, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm bụi tại các đô thị đang là một trong những vấn đề ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường, trong tổng số 71 trạm quan trắc đại điện tại 17 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương thì 10 trạm quan trắc có nồng độ NO2 và 23 trạm quan trắc có nồng độ CO vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam. Về hàm lượng các chất độc hại trong nước mặt, trong số 80 trạm quan trắc đại diện của 13 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương thì 18,7% số trạm đo được hàm lượng chất rắn trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép, chủ yếu tại các trạm quan trắc tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, trong đó trạm quan trắc tại Cầu Lộ Phong, suối Hợp Phong (Quảng Ninh) vượt quá tiêu chuẩn cho phép gần 60 lần.
Tại các đô thị, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đang có xu hướng tăng lên, trung bình tăng khoảng 10-16%/năm. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt chiếm khoảng 60-70% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại khu vực đô thị. Theo ước tính, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bình quân tại các đô thị năm 2010 khoảng 23 nghìn tấn/ngày, trong đó tỉ lệ thu gom đạt 82%.
Theo báo cáo điều tra doanh nghiệp hàng năm, chi cho công tác bảo vệ môi trường bình quân/doanh nghiệp năm 2007 khoảng 564 triệu đồng; năm 2008 là 822 triệu đồng. Trong tổng số 8322 doanh nghiệp năm 2008 có báo cáo về phát thải các loại chất thải ra môi trường, có 3,8% doanh nghiệp không áp dụng bất kỳ biện pháp xử lý môi trường nào. Cũng theo kết quả điều tra, phát sinh chất thải lỏng từ các doanh nghiệp năm 2008 là 412 triệu m3, trong đó các doanh nghiệp xử lý được 82,4% lượng chất thải; chất thải rắn phát sinh là 303 triệu tấn, trong đó xử lý được 75%.
Khái quát lại, kinh tế-xã hội nước ta năm 2010 diễn ra trong bối cảnh không ít khó khăn, thách thức nhưng với đà phục hồi nhanh sau khủng hoảng đã vươn lên và đạt được mức tăng trưởng khá với 6,78%, cao hơn nhiều mức tăng 5,32% của năm 2009 và vượt kế hoạch đề ra ở mức 6,5%. Sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực đều tăng khá. Sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ ổn định. Xuất khẩu hàng hoá đạt kim ngạch cao, từ đó hạn chế được tỷ lệ nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán. Hoạt động du lịch phát triển mạnh với số khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao. Đầu tư được tăng cường kiểm tra, giám sát. Những kết quả đạt được trên đây khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; đồng thời thể hiện sự cố gắng, quyết tâm cao của các ngành, các cấp, các địa phương và của toàn dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, sản xuất kinh doanh trong nước cũng gặp một số khó khăn do thị trường tài chính, tiện tệ có những biểu hiện phức tạp, lạm phát có xu hướng tăng cao trong những tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 so với cùng kỳ năm 2009 đã tăng 11,75%, cao hơn mục tiêu được Quốc Hội điều chỉnh là dưới 8%. Vì vậy, để tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo động lực cho năm 2011, cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề trọng tâm sau đây:
Một là, thực hiện nghiêm Công điện số 2358/CĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá, dịch vụ, bình ổn giá thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão. Theo đó cần chủ động xây dựng và triển khai chương trình dự trữ hàng phục vụ Tết Nguyên đán, phát triển mạnh các điểm bán hàng bình ổn, đặc biệt là các mặt hàng trong nhóm bình ổn giá theo quy định. Bám sát diễn biến thị trường giá cả, đặc biệt là giá những mặt hàng trọng yếu phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới để chủ động quản lý, kiểm tra và điều tiết hàng hoá trên thị trường;
Hai là, tiếp tục xử lý tốt những bất ổn trong việc huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng; sử dụng và điều hành linh hoạt tỷ giá cũng như các công cụ tài chính gồm: Công cụ thuế, phí, lệ phí và các biện pháp thích hợp theo hướng đẩy mạnh sản xuất, khuyến khích xuất khẩu nhằm ổn định tài chính, tiền tệ; đồng thời để bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu, hạn chế nhập siêu;
Ba là, đẩy mạnh và tổ chức tốt hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”. Chăm lo thường xuyên và chu đáo các đối tượng, gia đình chính sách, gia đình có công với nước, đồng bào những vùng bị ảnh hưởng lũ lụt, nhất là đồng bào dân tộc vùng miền núi, vùng sâu và những hộ gia đình nghèo. Bảo đảm mọi người dân trên cả nước đón Tết vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm và an toàn.
Nguồn: Tổng cục Thống kê