VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Kinh nghiệm cải cách và phát triển kinh tế - xã hội của các nước

Thực đơn cho nền kinh tế khỏe mạnh

06/08/2010 - 235 Lượt xem

Chẳng có con đường rải thảm đỏ dẫn mỗi quốc gia tới thiên đường thịnh vượng. Thay vì đó, chúng ta trải qua lịch sử của khủng hoảng và suy thoái, của những đổi mới và trăn trở không ngừng, trước khi tạo dựng được một cái gì đó bền vững.

Ba hiểm hoạ đối với một nền kinh tế

Singapore đang phải đối mặt với bộ ba hiểm họa kinh tế là lạm phát dâng cao, tăng trưởng chậm hơn dự kiến, và xuất khẩu đình trệ.

Bộ Công nghiệp và Thương mại Singapore đã công bố dữ liệu mới nhất cho thấy chỉ số giá tiêu dùng đã đạt mức cao nhất trong vòng ¼ thế kỉ qua, đạt mức 7.5% vào tháng trước. Chỉ số lạm phát tiêu dùng cũng đã bị cân nhắc lại, tăng mức dự báo từ 4.5 đến 5% tới 5 đến 6%.

Còn về mặt tăng trưởng, sự đình đốn của những lĩnh vực sản xuất chính trong tháng 3 vừa rồi đã kéo sản lượng quý I năm nay trượt dốc nhanh chóng, chỉ tăng 6.7% so sánh với ước tính 7.2%.

Thay đổi (%)

Tháng4-2008 /Tháng 3-2008

Thay đổi (%)

Tháng 4-2008 /Tháng 4-2007

Tất cả mặt hàng

1.2

7.5

Thực phẩm

0.8

8.5

Quần áo & Giày dép

-0.2

1.0

Nhà cửa

2.9

11.8

Giao thông vận tải

1.1

7.0

Giáo dục

0.2

4.9

Y tế

0.5

6.7

Giải trí

1.0

4.5















 

Lạm phát đã vượt lên tăng trưởng chậm và trở thành kẻ thù kinh tế hàng đầu của chính phủ Singapore
(Nguồn: Cục Thống kê Singapore)

Ứng phó với bão

Với đặc điểm chính là một quốc gia phụ thuộc nặng nề vào việc nhập khẩu lương thực, việc cắt giảm xuất khẩu hay tăng giá gạo và rau quả từ các nước bạn có ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế Singapore.

Chính phủ Singapore đã nhanh chóng chấn an tinh thần người dân bằng cách đảm bảo nguồn cung cấp lương thực. Theo khía cạnh kinh tế, phương châm để "bàn tay vô hình" tự ổn định thị trường đã có hiệu quả: Không tìm cách dìm cung mà đối phó với nó bằng cách tăng cầu.

Sau giai đoạn lạm phát đỉnh cao vào tháng 3,vào tháng 4 vừa rồi, giá rau quả thậm chí còn giảm. Các nhà nhập khẩu rau quả cho rằng tăng trưởng nhanh, vòng đời ngắn đã giữ cho lượng cung linh hoạt.

Thêm vào đó, các nhà nhập khẩu cũng tích cực "săn" và mở rộng mạng lưới cung cấp rau quả. Vì thế, từ 30 nước mà Singapore nhập khẩu rau quả, việc chuyển sang nhà cung cấp kinh tế hơn với chất lượng tương đương giúp cho giá cả được giữ trong vòng kiểm soát.

Ngoài ra, người tiêu dùng Singapore cũng chuyển hướng sang tiêu thụ các mặt hàng nội địa Liên hiệp Công đoàn quốc gia (NTUC) thay vì hàng nhập khẩu có giá cao hơn. Các siêu thị NTUC Fairprice cho biết từ khi áp dụng chính sách giảm giá từ tháng 12 -2007, lượng hàng nội địa bán ra tăng 25%.

Thêm nhiều các công ty với tổ chức công đoàn sẽ tăng một khoản trợ cấp từ SGD200 – 500 cho công nhân với mức lương hàng tháng là SGD 2500 hoặc thấp hơn. Còn nhà nước – ông chủ lớn nhất của Singapore – phát biểu rằng giới công chức, bao gồm khoảng

60 000 nhân viên, sẽ được nhận một khoản thưởng từ SGD100 – 300 đô ngoài mức thưởng hằng năm. Đây là những khoản trợ cấp đặc biệt đã được trình duyệt và thông qua, sau khi đã suy xét những yếu tố như viễn cảnh của nền kinh tế và lời kêu gọi của Hội đồng Tiền lương quốc gia (NWC), nhằm giúp người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp và trung bình, sống chung với lạm phát.

Phần lớn giới lãnh đạo đồng tình rằng gói 3 tỉ đô trợ cấp của CP Singapore đã giúp xoa dịu áp lực của mức sống đắt đỏ tại đất nước nhỏ bé này.

Điều đáng chú ý ở đây không phải là lượng tiền trợ cấp, mà là mục tiêu đúng đắn mà giới lãnh đạo nhìn nhận khi giải quyết vấn đề lạm phát, bởi sự hỗ trợ một lần này cho thấy những vấn đề sau:

Trợ cấp của Chính phủ chỉ là phụ

Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu phát biểu rằng trợ cấp rõ ràng không phải là lời giải cho những vấn đề gây ra bởi giá cả tăng cao.

Theo ông, trợ cấp chính phủ bào mòn động lực cạnh tranh - yếu tố quan trọng để giữ nền kinh tế lớn mạnh nhằm theo kịp gia tăng chi phí, đặc biệt trong bối cảnh u ám của viễn cảnh kinh tế.
 
Ông nói: "Chỉ cần nền kinh tế năng động, chúng ta có thể giải quyết mọi vấn đề mà trợ cấp không thể giải quyết được." Với Singapore - đất nước không tự sản xuất nông phẩm, cách hữu hiệu nhất là làm việc chăm chỉ và khôn ngoan để có thể trang trải thực phẩm theo giá thị trường.

Ông cũng tự tin rằng các thành phố lớn của châu Á - Bangkok, Kuala Lumpur, Jakarta, Manila, Hồ Chí Minh và Hà Nội - sẽ gặt hái thêm nhiều thành quả từ khu vực tự do thương mại châu Á và các hiệp ước tự do thương mại khác.

Việc làm và thu nhập của dân là nền tảng

Về lâu dài, việc làm và thu nhập của người dân mới là nền tảng. Ông Lim Swee Say cho rằng: "Cách chúng ta xử lý lạm phát không giống với các quốc gia khác. Chúng ta biết rõ ràng lạm phát cao đã đến gõ cửa và tất cả chúng ta phải đối mặt với nó bởi nó là hiện tượng toàn cầu.
 
Đồng thời, chúng ta cũng nhận ra rằng chúng ta không thể chỉ chú trọng vào vấn đề lạm phát, bởi về căn bản, chúng ta phải đề cập tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, để đảm bảo cho nền kinh tế tiếp tục phát triển, việc làm tiếp tục được tạo dựng, và mỗi người dân Singapore được trang bị đầy đủ kĩ năng để đảm nhiệm những công việc đó.

Chỉ khi người dân Singapore có công việc và thu nhập ổn định, họ mới có thể, cùng với sự trợ giúp của chính phủ và công đoàn, đối đầu với lạm phát cao."

Báo cáo Tăng trưởng: Ổn định, tư nhân hóa và tự do hóa

Trong bản báo cáo tăng trưởng gần đây do Michael Stence - nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel tiến hành - trình bày không ít hơn 17 nguyên liệu của tăng trưởng kinh tế, với khẩu hiệu chính là “Ổn định, tư nhân hóa và tự do hóa”

Một số điểm đáng chú ý của bản báo cáo có điểm tương đồng với hệ thống của Singapore như:

Chính phủ: Năng động và thực tế như bếp trưởng

Một chính phủ năng động và thực tế cũng như đầu bếp trưởng, có thể tạo dựng hoặc làm hỏng công thức phát triển. Sự lãnh đạo chính trị ổn định và có khả năng ở Singapore là chất xúc tác lớn cho sự chuyển mình của quá trình phát triển kinh tế.

Điều này dường như khá tương đồng với phương châm kinh tế thiên về thực tế hơn là mang tính tư tưởng của chính phủ Singapore từ những ngày đầu lập quốc.

Bởi vậy, Singapore đã là nước đang phát triển đầu tiên vượt qua sự ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, cùng với sự lo ngại về sự kiểm soát và thống trị đến cùng với nó.

Ngay từ đầu, Singapore đã thu lợi về mặt ý tưởng và công nghệ, chưa kể đến các thị trường quốc tế. Đây là một trong những điểm Báo cáo tăng trưởng đề cập tới: Biến nền kinh tế toàn cầu thành nguồn lực chính cho tăng trưởng cao và ổn định.

Dân chủ và tăng trưởng

Một tìm kiếm nữa của Báo cáo tăng trưởng là các quốc gia với hệ thống một đảng hay nhiều đảng đều có thể đạt được tăng trưởng cao và bền vững.

Mấu chốt của vấn đề ở đây không phải là hệ thống đảng mà là khả năng lên các kế hoạch dài hạn, tính tập trung vào mục tiêu tăng trưởng, và cả sự kiên trì của tầng lớp lãnh đạo. Chúng ta có thể thấy nhiều quốc gia đa đảng đạt được mức phát triển cao, nhưng tự do chính trị không phải là chìa khóa của sự thịnh vượng.

Ông Sanjeev Sanyal - kinh tế gia của ngân hàng Deutsche cho rằng - sự can thiệp của chính phủ Singapore là có hiệu quả, bởi đó là sự can thiệp “theo cùng thị trường, hoặc sửa những sai lầm của thị trường, chứ không phải là thay thế nó”.

Vì vậy, tất cả tùy thuộc vào những yếu tố sơ đẳng của kinh tế như một nền kinh tế mở và theo cơ chế thị trường.

Phát triển kinh tế luôn đòi hỏi sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau giữa nhà nước và thị trường. Và khi đề cập tới chủ đề tăng trưởng, người ta dễ đặt câu hỏi hơn là tìm câu trả lời. Với Singapore, cách thức phát triển có lẽ luôn là cẩn trọng, thực tế và có phần thử nghiệm.

Thay đổi không xuất hiện một sớm một chiều, mà là dần dần. Dù là câu chuyện của Singapore, các quốc gia khác hay cho chính chúng ta, những "lỡ bước" trên con đường dẫn tới tăng trưởng cao sẽ có thể được khắc phục nếu có định hướng đúng đắn và kiên trì.
Nguồn: Vietnamnet