VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Kinh nghiệm cải cách và phát triển kinh tế - xã hội của các nước

Lạm phát ở Trung Quốc: Bài học phổ biến của châu Á?

06/08/2010 - 253 Lượt xem

Chu kỳ lạm phát lần này đang che phủ toàn cầu

Mười mấy năm trở lại đây, trên thế giới đã xuất hiện 3 cuộc lạm phát trên quy mô lớn nhưng ảnh hưởng của nó phần lớn chỉ giới hạn trong một quốc gia hoặc một khu vực nhất định. Còn hiện nay, theo chỉ số lạm phát toàn cầu do Goldman Sachs công bố, mức độ lạm phát của thế giới đã đạt tới 4,8% vào tháng 11 năm ngoái, cao hơn 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

80% số nước trong bảng chỉ số này đều đã xuất hiện tình trạng lạm phát tăng nhanh. Các nước phát triển chủ yếu (không kể Nhật Bản) và 80% các nước đang phát triển đều phải đối mặt với áp lực giá cả tăng mạnh. Trong các nước phát triển, tỷ lệ lạm phát hiện nay của Mỹ là 4,4%, cao hơn hai lần so với mục tiêu dự kiến của FED là 1-2%; khu vực đồng euro là 3,3%, là tỷ lệ cao nhất kể từ khi đồng euro ra đời cho đến nay. Trong các nước đang phát triển, tỷ lệ lạm phát của Indonesia, Ấn Độ, Arập Xê út, Nam Phi, Brazil là 6,6%, 5,9%, 12%, 9,3%, 4,5%. Các nước như Argentina, Venezuela đều vượt quá 10%. Trong các nước chuyển đổi, tỷ lệ lạm phát của Nga đạt 12,8%.

Ở một ý nghĩa nào đó, lần lạm phát này mang những đặc điểm toàn cầu hoá.

Biểu hiện nổi bật của lần lạm phát toàn cầu này là sự tăng giá siêu tốc của năng lượng, lương thực và các mặt hàng thiết yếu khác. Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) trong một báo cáo công bố ngày 8/5 cho hay, chỉ số giá lương thực của Tổ chức nông lưiưng thế giới đã tăng 40% chỉ trong vòng 1 năm, trong khi tốc độ tăng của năm trước đó chỉ có 9%.

Báo cáo của WB cho thấy, năm 2007, giá dầu thô tăng 70%, quặng sát tăng 95%, đồng tăng 40%. Giá lúa mỳ tăng gấp ba trong vòng 2 năm gần đây, ngô tăng gấp đôi, đậu tương tăng gần gấp đôi, gạo cũng tăng tới 75%. Vài năm gần đây, giá năng lượng ở Mỹ đã tăng 30%, ở khu vực đồng euro tăng 15%. Giá lương thực ở Mỹ và khu vực đồng euro tăng gần 8%, ở Ấn độ là 14%, ở Nam Phi là 15%.

Để khoanh vùng giữ vững sự ổn định của giá cả các sản phẩm nông nghiệp, nhiều quốc gia và khu vực đều xây dựng chính sách mới nhằm tăng sản xuất lương thực và lượng cung. EU đã điều chỉnh chính sách nông nghiệp chung, xoá bỏ kế hoạch dưỡng đất đã thực hiện mười mấy năm, đồng thời tăng hạn ngạch sản xuất sữa. Các nước khác cũng sử dụng nhiều biện pháp như mở rộng diện tích gieo trồng cây lương thực, xoá bỏ hoặc hạ thấp thuế nhập khẩu đánh vào nông sản, hạn chế xuất khẩu nông sản … nhằm đảm bảo nguồn cung nông sản trong nước.


Biểu đồ quan hệ logic giữa lạm phát và đô thị hóa

Thiếu quản lý trong đô thị hoá ở các quốc gia đang phát triển là nguyên nhân cơ bản

Có nhiều người đã biết tới bản báo cáo quan trọng của Goldman Sachs, được mệnh danh là báo cáo “bốn quốc gia vàng ròng”. Báo cáo này đã tổng hợp một số phát hiện của Goldman Sachs, các nước đang phát triển đặc biệt là 4 nước Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga sẽ tăng trưởng vượt bậc về kinh tế để đi từ nghèo khó sang sung túc. Quá trình này tất nhiên sẽ đem tới rất nhiều cơ hội làm ăn, vậy nên 4 nước này được xem là vàng ròng.

Đối với “bốn quốc gia vàng ròng”, chúng ta chỉ thấy tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và khả năng giàu có lên rất lớn, những vấn đề về quá trình đô thị hoá nhanh chóng, lấn chiếm phần lớn diện tích đất đai cũng bắt đầu bộc lộ những ảnh hưởng của nó đối với thế giới. Diện tích đất canh tác của Nga đã giảm 2 triệu hécta kể từ năm 1992, chiếm khoảng 9% tổng diện tích đất canh tác của nước này. Đến năm 2020, diện tích đất canh tác của Ấn Độ sẽ giảm từ 170 triệu hécta hiện nay xuống còn 100 triệu hécta, còn ở Trung Quốc chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây diện tích đất canh tác đã giảm hơn 100 triệu mẫu đất.

Chúng ta vẫn cho rằng, cuộc lạm phát toàn cầu này, từ châu Âu tới Trung Quốc, biểu hiện của lạm phát là như nhau, đều là sự tăng giá toàn diện bắt nguồn từ giá nguyên vật liệu. Nhưng nguyên nhân cơ bản khiến thế giới xuất hiện lạm phát nằm ở quá trình đô thị hoá của các nước thuộc thế giới thứ 3, trong đó có quá trình đô thị hoá của Trung Quốc.

Do tốc độ đô thị hoá của các nước này tăng nhanh, chiếm dụng phần lớn diện tích đất trồng trọt, để xây dựng thành thị hoặc khu công nghiệp, trở thành đất xây dựng Những nhân tố này đều vô hình trung tiếp tay cho giá cả của các mặt hàng tăng vọt.

Về năng lượng, tuy có ảnh hưởng nhất định tới việc trồng trọt nhưng xét đến cùng, sự gia tăng của nhu cầu năng lượng cũng là do quá trình đô thị hoá. Quan trọng hơn là, đô thị hoá không được quản lý đã tạo ra điều thấy trước được của việc tăng giá năng lượng và lương thực. Khống có triển vọng phát triển to lớn như vậy, giá năng lượng cũng sẽ không cao đến mức này.

Trung Quốc vốn trước nay vẫn duy trì được tốc độ “tăng trưởng cao, lạm phát thấp” đã phải trải qua sự đe doạ của lạm phát. Các sản phẩm thiết yếu tăng giá toàn diện, chỉ số CPI luôn ở mức cao và không chịu đi xuống, tâm lý về lạm phát đã thành hình. Tất cả những điều này đã thu hút sự chú ý đặc biệt trong xã hội, bao gồm cả nội bộ tầng lớp lãnh đạo Trung ương.

Sự khác biệt trong nhận thức về căn nguyên của lạm phát sẽ dẫn tới những bất đồng trong chính sách. Nhiều nhà kinh tế đều tán thành quan điểm này: căn nguyên của cuộc lạm phát này là từ bên ngoài, đưa vào Trung Quốc. Nhà kinh tế học được giải Nobel Joseph Eugene "Joe" Stiglitz trong bài thuyết giảng của mình đã khẳng định “Lạm phát hiện nay của Trung Quốc thuộc về loại hình lạm phát đi vào, chủ yếu bị tác động bởi sự tăng giá của năng lượng và thực phẩm”. Đó là do bối cảnh thế giới tác động vào, không phải do chính sách nội bộ của Trung Quốc.

Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT người Boston đầu tiên của Credit Suisse Đào Đông Đẳng cũng cho rằng, trong cuộc lạm phát này có rất nhiều nhân tố mang tính quốc tế. Đồng NDT lên giá so với USD, nhưng lại xuống giá tương đối so với nhiều đồng tiền khác, nên không tránh được việc nhập khẩu lạm phát. Thế giới đã bước vào lạm phát thực phẩm toàn diện, môi trường quốc tế tất ảnh hưởng tới giá trong nước. Giá nguyên vật liệu, năng lượng tăng phi mã, giá vật liệu sản xuất trong nước tất phải chạy theo xu hướng đó. Mỹ, EU, Nhật Bản đều cùng xuất hiện suy thoái kinh tế, lãi suất đồng Nhân dân tệ và ngoại tệ trái chiều, “tiền nóng” từ bên ngoài đổ vào tăng tốc nhanh chóng. Những nhân tố này không nằm trong phạm vi khống chế của chính phủ Trung Quốc.

Nhưng tình hình thực sự ra sao? Chúng tôi đã nhìn lại xu thế giá cả và phát hiện, giá cả ở Trung Quốc bắt đầu có xu thế tăng kể từ năm 2003 trở đi, đặc biệt là xu thế tăng giá của nguyên vật liệu, nhiên liệu và giá các sản phẩm động cơ. Chỉ vì trong cách thống kê CPI của Trung Quốc thì chi cho lương thực chiếm gần 30%, những vấn đề này bị che lấp đi, không thể hiện trong chỉ số CPI. Cho đến năm 2007, khi giá lương thực, thịt lợn tăng giá đồng loạt, khiến CPI tăng lên 104.8 mới khiến người ta cảm nhận rõ sức ép.

Chỉ nhìn từ góc độ giá lương thực, tổng sản lượng lương thực năm 2007 đạt 501,5 triệu tấn, là năm thứ 4 trong lịch sử có sản lượng vượt trên 500 triệu tấn. Nhưng cũng trong năm này, giá lương thực lại tăng nhanh theo diện rộng, giá nông sản cả năm tăng 10,26% so với cùng kỳ, tăng 9,26 điểm phần trăm so với năm trước. Tháng 1-2 năm 2008, giá lương thực tiếp tục duy trì ở mức cao, trong đó đậu tương, ngô và lúa mỳ có tốc độ tăng so với cùng kỳ khá lớn, lần lượt là 41,6%; 14,4% và 8,8%.

Do vậy, gán ghép cuôc lạm phát này cùng nửa cuối năm 2007 trong mối liên hệ “nhập khẩu lạm phát” sẽ thấy tương đối khiên cưỡng. Rõ ràng là, chĩa mũi dùi lạm phát vào các nhân tố bên ngoài mà bỏ qua những vấn đề tự thân của Trung Quốc không những không làm dịu bớt tình hình lạm phát mà nếu tiếp tục trong một thời gian dài còn có thể khiến tình hình tiếp tục xấu đi.

Chúng tôi cho rằng, công nghiệp hoá, đo thị hoá đã đẩy nhanh tốc độ thu hẹp diện tích đất trồng mới là nguyên nhân cơ bản của lần lạm phát mang tính xu hướng này.

Về cung lương thực, công nghiệp hoá, đô thị hoá đã từng bước đẩy nhanh việc chiếm dụng một khối lượng lớn tư liệu sản xuất, dẫn tới khó khăn cho tăng trưởng lương thực.

Một là chiếm dụng đất làm giảm diện tích đất canh tác. Từ 2003-2006, diện tích đất canh tác thuần giảm ở Trung Quốc là 60.0915 triệu mẫu, bình quân hàng năm giảm trên 10 triệu mẫu. Theo xu thế hiện nay, đến năm 2020, đất canh tác ở Trung Quốc sẽ thiếu hụt từ 100 triệu mẫu trở lên.

Hai là chuyển dịch khối lượng lớn sức lao động trẻ của nông thôn, khiến sản xuất ở nông thôn bị suy giảm, tăng trưởng năng suất lao động chậm. Những nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp tới việc duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất lương thực. Trong 4 năm trở lại đây, dù sản lượng lương thực tăng từng năm, nhưng cũng chỉ là sự tăng trưởng mang tính khôi phục, cho đến nay vẫn chưa đạt lại được mức độ cao nhất trong lịch sử. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng của sản xuất lương thực cũng không ngừng suy giảm, mức tăng của năm 2007 so với 2006 đã giảm 2,3 điểm phần trăm, trong đó đậu tương giảm 12,3%.

Ba là, công nghiệp hoá, đô thị hoá từng bước đẩy giá lương thực tăng nhanh. Người nông dân không thu được lợi nhuận thì sẽ mất đi tính tích cực trong sản xuất. Tổng thành phẩm sản xuất lương thực bào gồm thành phầm sản xuất và thành phẩm đất đai, thành phẩm sản xuất lại có thể phân thành chi phí vật chất và dịch vụ cùng thành phẩm nhân công. Quá trình xây dựng công nghiệp hoá, đô thị hoá đã đẩy nhanh tốc độ tăng nhu cầu sử dụng đất cùng với sự suy giảm nhanh chóng của diện tích đất canh tác đã khiến giá đất sử dụng cho công nghiệp tăng vọt, kéo theo giá đất nông nghiệp. Cùng lúc đó, hiệu suất trồng trọt lại giảm sút khiến thành phẩm lương thực có cơ tăng giá, một khối lượng lớn sức lao động sung sức của nông thôn chuyển sang làm việc tại khu vực phi nông nghiệp, giá quy đổi thành phẩm và giá thuê nhân công tăng dẫn tới thành phẩm nhân công trong kết cấu thành phẩm sản xuất nói chung. Ngoài ra, sự phát triển của công nghiệp hoá và đô thị hoá còn kéo theo sự tăng giá của dầu thô, nguyên vật liệu và các sản phẩm thiết yếu khác, đồng thời theo hướng lan toả nó tác động làm tăng giá tư liệu sản xuất, khiến giá các vật dụng phải đầu tư vào sản xuất lương thực như nông cụ, thức ăn gia súc gia cầm, phân bón, dầu chạy máy nông nghiệp cùng các dịch vụ có liên quan tăng giá rõ rệt. Những nhân tố kể trên cùng góp tay đẩy tổng thành phẩm sản xuất lương thực lên cao.

Ngoài ra, qua mô hình thống kê về mối quan hệ giữa CPI và tốc độ thu hẹp diện tích đất canh tác, kết quả sử dụng phần mềm Eviews cho thấy, diện tích đất canh tác giảm đi 1 điểm phần trăm sẽ khiến tỷ lệ lạm phát trăng 1,37 điểm phần trăm. Có thể thấy rằng, sự thu hẹp diện tích đất canh tác và mức độ cất cánh của chỉ số CPI có mối tương quan rõ ràng.

Giải quyết vấn đề lạm phát từ gốc

Trên thực tế, so với các quốc gia phát triển, phát triển kinh tế trong các quốc gia thuộc thế giới thứ 3 có độ co giãn mạnh hơn. Sự phát triển của các nước phương Tây đã trải qua một chu kỳ lịch sử tương đôi dài, nhận thức về thành thị dần trở nên sâu sắc, quy mô của giai cấp trung lưu lớn do vậy thành thị phát triển ổn định theo thời gian.

Còn ở các nước đang phát triển, do lịch sử phát triển chưa dài, chỉ có thể học theo những hiện tượng bề nổi của các nước phát triển, cho rằng nhà cao tầng nhà chọc trời mọc lên từ nền đất ấy là hiện đại hoá, là vẻ đẹp của thành thị. Những người mang quan điểm này ở Trung Quốc vẫn còn phổ biến hiện nay.

Bắc Kinh trước chỉ có 2 vành đai, về sau phát triển tới vành đai thứ 3, rồi lại đến vành đai 5, vành đai 6 và nay đang xây dựng vành đai 7. Thành thị bị mở rộng một cách thiếu tuần tự, vốn trước ngay bên ngoài Kiến Quốc Môn đã là thôn làng, nay ngoài vành đai 5 đều là đô thị, đó chính là Bắc Kinh.

Sự phát triển của Bắc Kinh đã nêu lên một tấm gương cho toàn Trung Quốc, ý nghĩa của nó thật to lớn, ai cũng nên học lấy. Thành phố cấp tỉnh phải học Bắc Kinh, thành phố cấp huyện cũng phải học Bắc Kinh. Kết quả ra sao? Về quy mô thành thị không ngừng mở rộng, đạt tới mức độ chưa từng có trong lịch sử, kết quả này cũng hoàn toàn có thể dự liệu được.

Trước và sau năm 2006, hầu như tất cả các thành phố trong cả nước đều tiến hành điều chỉnh quy hoạch tổng thể, và dường như không hề có ngoại lệ, tất cả đều mở rộng thành phố của mình lên gấp đôi hoặc gấp vài lần. Chiếu theo trình độ quy hoạch thành thị mới nhất, Cáp Nhĩ Tân muốn mở rộng thành phố lên gấp 3 lần so với hiện nay, quy hoạch tương lai của Thành Đô là đến năm 2020 diện tích thành phố đạt 3.681 km2, gấp 6 lần so với diện tích 598 km2 hiện nay của trung tâm thành phố.

Bắc Kinh là bức tranh thu nhỏ của Trung Quốc, những tình hình tương tự cũng đang diễn ra tại Ai Cập, Ấn Độ, Philippines, Nga, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất và Brazil. Ở rất nhiều nơi trên thế giới, theo dòng vận động to lớn của quy hoạch, tư liệu đất đai đã tiêu hoa với tốc độ và quy mô chưa từng có. Sự tăng giá trong bối cảnh này là điều đương nhiên không thể tránh khỏi.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đã rơi vào một vòng luẩn quẩn, kinh tế phát triển đáng chú ý, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào đất đai, đất đai bị tiêu hao dần bởi tăng trưởng kinh tế, đất đai tiêu hao đẩy mặt bằng giá cả lên cao, mà giá cả tăng chóng mặt lại nuốt bớt những giá trị mà kinh tế tăng trưởng mang lại.

Đến đây, chúng ta đã tìm ra khởi nguyên của cuộc lạm phát lần này ở Trung Quốc - một tiến trình đô thị hoá thiếu sự điều tiết. Nắm lấy điểm đầu ấy để giải quyết quyết liệt mới là cách xử trị cả gốc lẫn ngọn, còn nếu chỉ dựa vào những biện pháp giải quyết trong chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá thì chỉ có thể xử lý được phần ngọn mà thôi.

Xử trí được cả gốc lẫn ngọn của vấn đề lạm phát cần phải bắt đầu từ gốc. Điều đó đòi hỏi chính phủ phải quản lý nghiêm ngặt quá trình đô thị hoá, để quy hoạch phát triển đô thị hoá không nuốt mất đất nông nghiệp vốn đã sớm tiệm cận với ranh giới nguy hiểm. Trong điều kiện thể chế sở hữ công về đất đai như Trung Quốc hiện nay, chính phủ bằng sức mạnh hành chính hoàn toàn có thể điều tiết khống chế được.
Nguồn: Vietnamnet