Tổng hợp
Khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI: Đạt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu
06/08/2010 - 324 Lượt xem
- Xem toàn văn báo cáo của Thủ tướng
- Xem phóng sự ngắn của VTV
Theo đó, năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất trong 5 năm qua. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm 2005 dự báo đạt khoảng từ 8,4% (mục tiêu là 8,5%). Trong đó: nông, lâm, ngư nghiệp 4,1%, công nghiệp và xây dựng 10,7%, dịch vụ 8,4%. Trong khi đó, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng từ 40,1% năm 2004 lên 40,8% năm 2005. Tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 38,1% năm 2004 lên 38,5% năm 2005.
Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp có chuyển biến tích cực. Tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến, chế tác tiếp tục tăng lên, giá trị sản xuất của ngành từ 83% năm 2004 tăng lên 84,7% năm 2005; trong khi tỷ trọng của ngành khai thác mỏ giảm từ 6,2% năm 2004 xuống còn 5,6% năm 2005. Cơ cấu nội bộ các ngành dịch vụ bắt đầu có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Chỉ số giá tiêu dùng là 8%, không đạt chỉ tiêu đề ra là kiềm chế dưới 6,5%.
Thành tựu 2005: đạt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu, được đánh giá là thực hiện tốt.
Thành tựu đã đạt được có nhiều khó khăn do kinh tế thế giới biến động, thành tựu 5 năm qua và trong năm 05 nổi lên những mặt: kinh tế phát triển liên tục, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên công nghệ và mức cạnh tranh còn thấp, ít tiến bộ về các nhân tố phát triển, hiệu quả đầu tư kém. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP giảm. Đầu tư trực nước ngoài khởi sắc trong 2 năm trở lại đây.
Liên kết công nghiệp dịch vụ, nông nghiệp còn yếu. Đô thị hóa chưa được quy hoạch tốt và không đồng bộ; hội nhập kinh tế quốc tế phát triển mới xâm nhập vào các thị trường mới; nhập siêu tăng cao, kinh tế vĩ mô về cơ bản duy trì ổn dịnh, lạm phát tăng cao nhưng trong tầm kiểm soát, nợ xấu cao, cân đối năng lượng chưa an toàn, dự trữ ngoại tệ chưa tốt. Nổi bật là thành tựu xóa đói giảm nhgèo, phổ cập giáo dục tuy nhiên các thành tựu văn hóa yếu về chất lượng; công tác khám chữa bệnh, chiều sâu văn hóa, phòng chống các tệ nạn xã hội. Việc bảo vệ, cải thiện môi trường làm tốt, mở rộng rừng phòng hộ, tăng nước sạch thu gom chất thải ở đô thị. Tuy nhiên ô nhiễm môi trường đô thị đang ở mức báo động, tăng nước bẩn và chất thải công nghiệp.
Có tiến bộ về công khai minh bạch, an ninh chính trị xã hội được giữ vững, chưa tăng cường trật tự kỷ cương trong bộ máy xã hội. Nạn tham nhũng chưa được đẩy lùi khiến lòng dân bất bình.
Nhìn chung, thành tựu của năm 2005 và 5 năm trở lại đây đáng phấn khởi. Bước vào 2006, nước ta có khả năng mới, nhưng cũng đứng trước những yêu cầu mới, trước thiên tai, dịch bệnh... Thách thức và cơ hội đan xen nhau và lớn hơn trước.
Năm 2006 và 5 năm phát triển kinh tế xã hội nhanh và đang bước qua ngưỡng những nước có mức phát triển thấp, tạo chuyển biến mạnh mẽ mới duy trì được mức độ phát triển cao, phải kết hợp tốt phát triển kinh tế và văn hoá, thực sự mở rộng dân chủ, phát huy cao độ sức mạnh của dân.
Các báo cáo của Chính phủ dựa trên tư tưởng chỉ đạo của các văn kiện trong đó các nhiệm vụ chỉ tiêu.
Những vấn đề lớn cần nỗ lực đổi mới:
- Ổn định kinh tế vi mô trong khi xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, cần xây dựng pháp luật:
1. Nâng cao năng lực kiềm chế lạm phát, kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng: đề nghị Quốc hội đưa ra nhiệm vụ kiềm chế lạm phát. Chính phủ cố gắng điều hoà kinh tế vĩ mô, thị trường thông qua kiểm soát giá, những mặt hàng độc quyền kinh doanh, chú ý khả năng xảy ra thiếu điện, tăng nhanh nguồn điện với cơ cấu hợp lý, giảm lỷ lệ hao hụt điện.
2. Phấn đấu giảm dần tỷ lệ nhập siêu, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt, 5 năm tới phải cải thiện cán cân thương mại.
3. Cải thiện tài chính nhà nước, tiếp tục cải thiện chính sách thuế, thực hành luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phấn đấu giảm tỷ lệ bội chi ngân sách, sử dụng hợp lý các khoản nợ, quản lý nợ quốc gia trong giải hạn an toàn, quỹ dự phòng rủi ro để không.
4. Phát triển thị trường vốn và tiền tệ, mở rộng thị trường chứng khoán, cổ phẩn hoá các công ty nhà nước, tạo hành lang an toàn. Đẩy nhanh các chương trình tái cơ cấu toàn diện các ngành thương mại, các quỹ tín dụng, xây dựng một số tập đoàn tài chính mạnh, đổi mới ngân hàng Nhà nước thành ngân hàng Trung ương.
Kế hoạch phát triển 5 năm tới dự kiến tiếp tục huy động vốn đầu tư ở mức cao. Dự kiến đầu tư vào nền kinh tế 20 tỷ USD mới nâng cao được năng lực cạnh tranh, khuyến khích tăng mạnh tỷ trọng của hai khu vực đầu tư có hiệu quả cho nền kinh tế. Tại kỳ họp Quốc hội sẽ xem xét thông qua luật đầu tư chung, loại bỏ phân biệt ưu đãi cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, khai thác quy hoạch theo lối hành chánh không khả thi, nhiều nhà đầu tư các nước đang hướng về châu Á, phải tận dụng làn sóng đầu tư này. Phải tăng cường khả năng cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư, phải xây dựng chương trình tiếp thị đầu tư từ các nước.
Chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước. Vốn đầu tư ngân sách hiện chiếm khoảng 30% và có hiệu quả quyết định với đầu tư chung của Nhà nước. Kiên quyết chấm dứt đầu tư ồ ạt, phát tán, không đồng bộ gây lãng phí lớn. Chính phủ sẽ tổng kết những công trình xây dựng trong 5 năm qua những công trình không có hiệu quả như nhà máy, nhà văn hoá... hoặc các công trình không đồng bộ như cầu đường, các khu dân cư....
Về tín dụng: kiên quyết thực hiện nguyên tắc đã đề ra, về thuế, quyền sử dụng đất...
Đối với đầu tư doanh nghiệp nhà nước, từng bước thực hiện đầu tư thay cho phương thức đầu tư chủ quan, chuyển mối quan hệ chủ quan hành chính sang quan hệ tài chính kinh tế. Xoá bao cấp, độc quyền, nâng cao tự chủ, chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh bình đẳng. Triển khai luật tiết kiệm chống lãng phí. Hoàn chỉnh quy chế trách nhiệm của chủ đầu tư, xúc tiến nhanh việc tổ chức thiết kế thi công của nhà nước thành công ty để dân cư có thể giám sát.
Năm 2006 phải tạo được chuyển biến rõ rệt, hạn chế đục khoát đầu tư của Nhà nước. Thời gian từ 2006 đến 2010 là thời gian hội nhập, hội nhập đầy đủ khu vực thương mại Đông Nam Á, xúc tiến dần nhiều hiệp định mậu dịch tự do, là cơ hội để nước ta mở rộng thị trường, doanh nghiệp hai tích cực...
Thời gian tới phải triển khai nghiêm chỉnh luật cạnh tranh, đấu tranh chống hành vị cạnh tranh không lành mạnh, chấm dứt ưu tiên, ưu đãi bất hợp lý, phân biệt đối xử với các ngành nghề, không bảo hộ các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp, dịch vụ, các doanh nghiệp đầu đàn, bổ sung luật phá sản, tạo chuyển biến mạnh mẽ cho khoa học công nghiệp, tạo cơ chế quản lý đi đôi với giáo dục. Phát huy các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách.
Dành 19% tổng số chi cho giáo dục, tăng 33% so với năm trước. Không thu học phí với các trường ở vùng đồng dân tộc thiểu số, chế độ học bổng cho học sinh - sinh viên thuộc diện chương trình chính sách.
Sắp tới Chính phủ sẽ ban hành chủ trương về giáo dục ở nước ta, chủ yếu trong ngành đào tạo nghệ, trung học dạy nghề, thực hiện quy chế kiểm định chất lượng giáo dục, chống bệnh thành tích, các hiện tượng tiêu cực.
Năm 2006, ngân sách tiếp tục tăng chi và tổng chi cho khoa học, tạo cơ chế tự chịu trách nhiệm cho khoa học kỹ thuật, thông qua đổi mới cơ chế quản lý. Cần xây dựng quy chế bảo đảm sự thống nhất giữa phát triển khoa học và chấn hưng giáo dục, gắn kết 2 lĩnh vực này với sự phát triển kinh tế xã hội. Khuyến khích các trường ĐH lớn tạo điều kiện cho các viện nghiên cứu vào giảng dạy.
Để tận dụng sức lao động còn đang dư thừa, phải khuyến khích phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động như chế biến thuỷ sản, thực hiện các chủ trương đã đề ra trong hội nghị về phát triển ngành nghề ở nông thôn, chấn chỉnh vùng đô thị hoá tại khu dân cư, tạo điều kiện cho người dân không còn đất sản xuất có kế sinh nhai. Đáp ứng yêu cầu cao hơn về xoá đói giảm nghèo, chương trình xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1006 - 2010: theo tiêu chuẩn mới nước ta còn 22% hộ nghèo, phải nâng cao kiến thức cho hộ nghèo tự vươn lên, thực hiện dân giàu nước mạnh. Khuyến khích để mọi người dân làm giàu, tôn vinh những người làm ăn giỏi, đảng viên phải gương mẫu đi đầu.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát triển y tế dự phòng, nâng cao khả năng ngăn ngừa dịch bệnh, xã hội hoá công tác y tế, nâng cao năng lực sản xuất dược phẩm trong nước, chuyển cơ sở y tế công lập sang hoạt động theo cơ chế dịch vụ, tự chủ từ trang trải chi phí. Năm 2006, chi phí cho y tế tăng, kinh phí xây dựng cơ bản tập trung các tuyến huyện xã, thực hiện đề án nâng cấp bệnh viện xã huyện đã được phê duyệt, tạo điều kiện cho người nghèo vùng sâu xa được tiếp cận các dịch vụ cao, giảm áp lực cho tuyến trên.
Mở rộng các loại hình bảo hiểm y tế, nâng số ngưòi có thẻ BHYT lên 60% dân số. Trợ giúp người nghèo tiếp cận y tế, sửa đổi giá khám chữa bệnh.
Xây dựng nếp sống văn hóa trong đời sống xã hội, tạo nếp sống làm việc theo pháp luật một cách tự giác. Phát huy sức mạnh giáo dục và đấu tranh xã hội, như trong trật tự an toàn giao thông, phải cho thấy các hành vi vi phạm luật giao thông là thiếu văn hóa, cần phải thường xuyên, quyết liệt lên án, đẩy lùi.
Xây dựng lối sống trung thực bài trừ dối trá, bệnh hình thức trong giáo dục và các cơ quan nhà nước. Đề nghị bộ giáo dục phân tích sâu về bệnh hình thức để có biện pháp loại trừ.
Đại hội thi đua toàn quốc vừa họp cũng nhấn mạnh phải loại bỏ bệnh thành tích trong các cơ quan nhà nước, xây dựng nếp sống văn hóa là nhiệm vụ của mọi người, cần nhân rộng các điển hình tiên tiến, trong đó vai trò của mặt trận tổ quốc là rất quan trọng. Và các tổ chức trong hệ thống chính trị phải là nòng cốt của thực hiện nếp sống văn hóa.
5. Cải thiện môi trường: Cải thiện chất lượng môi trường, khắc phục ô nhiễm nguồn nước, khôi phục môi trường ở các khu vực khai thác tài nguyên, ứng dụng công nghệ sạch, bảo vệ an toàn thực phẩm, phát huy kinh nghiệm phòng chống dịch cúm gia cầm, kết hợp các cơ quan y tế, thú y.
6. Mở rộng xây dựng nhà nước pháp quyền: Thúc đẩy minh bạch công khai dân chủ trong bộ máy công quyền và hệ thống chính trị.
Sự giám sát của công chúng và báo chí là công cụ tốt để làm sạch môi trường. Những quy định về quyền được thông tin của dân cần được thể chế hoá, phải có quy chế rõ ràng, các tỉnh phải có bộ máy chuyên chế giải đáp các nhu cầu thông tin của nhân dân.
Thực hiện nghiêm minh luật pháp và kiên quyết phòng chống tham nhũng.
Nâng cao ý thức của mọi người thực hiện luật pháp, đây là khâu yếu nhất của bộ máy chính trị, cần tổ chức thực hiện nghiêm minh luật pháp, đặc biệt là Luật Phòng chống tham nhũng sẽ được thông qua trong kỳ họp này.
Dư luận không đồng tình với việc xử lý không nghiêm túc các trường hợp vi phạm đã được cá nhân, báo chí phát hiện. Ngành nào có cán bộ thực hiện không nghiêm túc, có nhiều tiêu cực thì Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm.
Khắc phục tệ nhũng nhiễu tràn lan tại các công sở. Thanh tra công vụ phải được xây dựng, thực hiện nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ, phục vụ của đội ngũ công chức viên chức. Những vi phạm như nhũng nhiễu dân là mầm mống của tham nhũng, gây mất lòng tin của người dân, đề nghị Quốc hội phải có những quy định sớm giải quyết vấn đề này.
Sau báo cáo của Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đọc báo cáo thẩm tra về vấn đề kinh tế - xã hội.