VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Phát triển các loại thị trường

Cải cách thị trường tài chính

06/08/2010 - 279 Lượt xem

Điều chỉnh CSTT thế nào?

Điều hành linh hoạt, có hiệu quả các công cụ CSTT theo nguyên tắc thị trường như tái cấp vốn, chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc (DTBB) để khuyến khích các TCTD tại các chi nhánh NHNN là tiền DTBB; điều chỉnh tỷ lệ DTBB phù hợp với diễn biến tiền tệ và không ảnh hưởng lớn tới chi phí hoạt động của TCTD.Xây dựng và hoàn thiện cơ chế điều tiết lãi suất của NHNN theo nguyên tắc thị trường nhằm tác động gián tiếp, có hiệu quả vào lãi suất của thị trường tiền tệ - tín dụng nói chung. NHNN điều tiết lãi suất thị trường thông qua lãi suất định hướng của mình, qua đó sẽ hạn chế cạnh tranh lãi suất huy động vốn như hiện nay và buộc các NHTM tăng cường khả năng huy động vốn bằng cách mở rộng các tiện ích ngân hàng. Cơ chế điều hành lãi suất này được thiết kế như sau:Tạo lập khuôn khổ lãi suất điều hành của NHNN nhằm định hướng cho sự vận động của lãi suất thị trường liên ngân hàng. Trước mắt xác định lãi suất tái cấp vốn là lãi suất "trần" của thị trường, lãi suất tái chiết khấu là lãi suất "sàn" gắn với việc phân bổ hạn mức chiết khấu cho các NHTM. Lãi suất thị trường mở sẽ là lãi suất ngắn hạn định hướng cho lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.Lãi suất trái phiếu (tín phiếu) kho bạc cần được tự do, hình thành trên quan hệ cung cầu (hiện nay lãi suất trong các phiên đấu thầu tín phiếu kho bạc là lãi suất do Bộ Tài chính chỉ đạo) để lãi suất trái phiếu (tín phiếu) kho bạc thực sự là lãi suất đầu tư thấp nhất của các NHTM (lãi suất cho vay có độ rủi ro bằng 0). Nhờ đó, đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường vốn được hình thành để các NHTM xác định được lãi suất huy động dài hạn ở mức hợp lý; khuyến khích người dân và NHTM đầu tư trái phiếu (tín phiếu) kho bạc.Từng bước mở rộng biên độ tỷ giá hối đoái nhằm điều hành tỷ giá linh hoạt trong ngắn hạn, đồng thời giữ tương đối ổn định tỷ giá danh nghĩa trong dài hạn và phù hợp với tỷ giá thực. Mặt khác, để hạn chế sự phụ thuộc quá mức của VND vào đồng USD, cần xây dựng cơ chế tỷ giá tính theo rổ tiền tệ gắn liền với các đối tác thương mại lớn của VN. Điều tiết lãi suất VND và lãi suất ngoại tệ cần được tính toán trong mối quan hệ hài hoà với tỷ giá để đảm bảo lợi tức thu được từ đầu tư vào VND hay ngoại tệ tương đương nhau.

Nhóm giải pháp phát triển thị trường tiền tệ

Hoàn thiện cơ chế huy động tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ của các TCTD theo hướng làm rõ khái niệm về tiền gửi tiết kiệm, chỉ quy định mang tính nguyên tắc về thủ tục uỷ quyền, rút tiền gửi tiết kiệm, trách nhiệm và quyền hạn của TCTD... để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD huy động vốn.Tiếp tục nới lỏng các hạn chế về việc nhận tiền gửi bằng VND đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài phù hợp với lộ trình đã cam kết quốc tế. Hoàn thiện khung pháp lý cho sự phát triển thị trường tiền tệ thứ cấp nhằm tăng tính thanh khoản của các công cụ tiền tệ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các TCTD và các thành viên khác trên thị trường tiền tệ. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về việc mua bán giấy tờ có giá giữa các TCTD, quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD đối với khách hàng...Cho phép thành lập Cty môi giới tiền tệ tại VN, vì theo kinh nghiệm một số nước cho thấy, các Cty này là chất xúc tác để thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển có hiệu quả hơn. Trước mắt cho phép thành lập một Cty môi giới tiền tệ, khi thị trường tiền tệ phát triển sẽ tăng số lượng các Cty này. NHNN sẽ lựa chọn mô hình Cty môi giới tiền tệ phù hợp với VN, có thể là Cty liên doanh với nước ngoài hoặc Cty 100% vốn trong nước. Cty này đăng ký theo Luật DN và được NHNN cấp Giấy phép hoạt động.Phát triển các công cụ tiền tệ nhằm đa dạng hoá các công cụ trên thị trường, mở rộng áp dụng các công cụ mới, nhất là các công cụ phòng ngừa rủi ro theo thông lệ quốc tế như các nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn, giao sau, quyền chọn, hoán đổi... Trước mắt, cần có cơ chế thích hợp để quản lý và tạo điều kiện để các TCTD phát triển nghiệp vụ phát sinh lãi suất theo hướng NHNN không quy định cụ thể đối với các TCTD được thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất theo thông lệ quốc tế và hoán đổi lãi suất đối với cả VND và ngoại tệ.

Bên cạnh đó, NHNN cần tập trung chỉ đạo và hỗ trợ các NHTM thực hiện đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Tăng cường năng lực quản trị ngân hàng hiện đại phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Xây dựng các định chế quản lý tài sản nợ/tài sản có, quản lý vốn, quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ, chiến lược kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý (MIS)... Trước mắt, các NHTM cần hoàn thiện hệ thống thông tin, thanh toán nhằm thực hiện quản lý vốn tập trung, điều chuyển vốn linh hoạt trong nội bộ từng hệ thống ngân hàng cũng như giữa các ngân hàng. Việc quản lý và điều hành vốn trong hệ thống cần thực hiện trên cơ sở nắm bắt và đánh giá kịp thời luồng vốn ra, luồng vốn vào. Theo đó, các NHTM cần sớm xây dựng báo cáo luân chuyển tiền tệ theo định kỳ hằâng tháng, hằâng tuần và tiến tới hằâng ngày theo thông lệ quốc tế để tận dụng được tối đa nguồn vốn và tham gia tích cực trên thị trường liên ngân hàng.

TS. Lê Xuân Nghĩa (NHNN VN)

Nguồn: http://www.dddn.com.vn