Cách mạng công nghiệp 4.0
Chủ tịch CMC: Doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng xây dựng hạ tầng số, đưa Việt Nam trở thành Digital Hub ...
03/10/2019
Tại sự kiện Industry 4.0 Summit 2019, khối doanh nghiệp đã có nhiều đề xuất với Chính phủ về việc xây dựng nền kinh tế số 4.0 với tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường.
Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng thể chế
03/10/2019
Bản chất của cuộc CMCN 4.0 là cuộc cách mạng thể chế. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số tạo ra mô hình mới, lực lượng lao động mới, nhanh chóng, bùng nổ… khiến khuôn khổ thể chế truyền thống không còn phù hợp, mà nếu duy trì sẽ kìm hãm phát triển.
Dự thảo Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp 4.0 đến năm 2030
24/07/2019
Trung Quốc với chính sách phát triển trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh CMCN 4.0
26/06/2019
Phạm Thiên Hoàng
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
- Bối cảnh
Phát triển Trí tuệ nhân tạo (TTNT) đang trở thành trào lưu và đích đến quan trọng của nhiều quốc gia phát triển trong dòng chuyển động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, được nhìn nhận có đóng góp ngày càng quan trọng cho tăng năng suất lao động và đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng với chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao của nhân loại. Trong lĩnh vực kinh tế, Nghiên cứu của PWC (2017) cho thấy TTNT trở thành cơ hội thương mại lớn nhất ngày nay trong nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng với phần đóng góp của TTNT lên tới 15.700 tỷ USD vào năm 2030. Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới và có tốc độ phát triển kinh tế cao ấn tượng trong hai thập kỷ qua với sự chú trọng đặc biệt để thúc đẩy phát triển TTNT, chạy đua với tham vọng vượt Mỹ trong lĩnh vực nhiều tiềm năng to lớn này.
Phát triển nguồn nhân lực NN 4.0: Yêu cầu cấp bách
06/06/2019
Lực lượng lao động nước ta hiện nay đang có sự chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ. Đó là xu hướng tất yếu đối với một nước đang trong quá trình phát triển.
Rủi ro lớn nhất trong thời đại CMCN 4.0 là không chuyển đổi số
30/05/2019
Trong công cuộc chuyển đổi số sẽ không tránh khỏi nhiều rủi ro, nhưng rủi ro lớn nhất trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đó chính là không thực hiện chuyển đổi số, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định trong Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2019, được công bố sáng 29-5 với chủ đề “Trước ngưỡng cửa nền kinh tế số”.
Thủ tướng dự Hội nghị Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo
16/05/2019
Sáng 15/5 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị "Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Một trụ cột cho phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam".
Phát triển nền kinh tế số: Kinh nghiệm của Trung Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam
26/12/2018
Công nghiệp 4.0 (CN4.0), nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ đang tạo ra những thay đổi bước ngoặt đối với các hoạt động kinh tế-xã hội ngày nay trên phạm vi toàn thế giới. Nếu như trước đây chúng ta đề cập khá trừu tượng đến sự chuyển đổi nền kinh tế từ dựa vào tài nguyên sang dựa vào tri thức, thì các công nghệ nối tiếp nhau được sáng tạo và triển khai dưới khuôn khổ CN4.0 hiện nay chính là những minh chứng hiển hiện và cụ thể cho quá trình này. Nền kinh tế thế giới và khu vực chính vì vậy biến đổi nhanh chóng, hệ quả là tất cả các nền kinh tế thành viên đều bị tác động và cần chủ động thích ứng để duy trì và phát huy lợi thế cạnh tranh của mình.
Mức độ sẵn sàng tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam: So sánh với trường hợp của Trung Quố...
26/12/2018
Cách mạng công nghiệp 4.0 (I4.0) đang tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng và toàn diện trên quy mô toàn cầu, với sự chuyển dịch mang tính nền tảng về nguồn vốn, lao động, phương thức sản xuất và mô hình tăng trưởng. Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và đổi mới, sáng tạo. Đây chính là những động lực không giới hạn thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, sử dụng vốn, lao động phổ thông - là những yếu tố đầu vào luôn có giới hạn. Những quốc gia đang phát triển nếu kịp thời nắm bắt được những xu hướng mới, đầu tư thích đáng và hiệu quả cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ sẽ có cơ hội bắt kịp các nước phát triển. Ngược lại, những nền kinh tế mới nổi với lao động tay nghề thấp và khả năng linh hoạt kém sẽ phải hứng chịu những tác động tiêu cực từ sự phát triển vũ bão của máy móc, tự động hóa và công nghệ thông minh.