VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Chính sách tài khóa - Chính sách tiền tệ

Hỗ trợ tài chính – tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm quốc tế

26/12/2018

DNNVV gặp những khó khăn về tài chính/tín dụng do: (i) rủi ro tín dụng cao; (ii) độ tin cậy của báo cáo tài chính thấp; (iii) thiếu tài sản thế chấp; và (iv) chi phí giám sát lớn. Vì vậy, các tổ chức tài chính tư nhân có khuynh hướng ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, với vai trò quan trọng của khu vực DNNVV, nhiều quốc gia đã có những chính sách hỗ trợ nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV. Bài viết tập trung phân tích thực trạng hỗ trợ tín dụng cho DNNVV ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế của một số nước như: Nhật Bản, Mexico và Đài Loan.

Chi tiết ...

Nền tảng tài chính hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

16/12/2018

Nền tảng tài chính tiếp tục được củng cố, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Chi tiết ...

Tăng trưởng tín dụng 3 năm tới chỉ trong khoảng 14%/năm?

15/12/2018

BVSC dự báo tăng trưởng tín dụng trong 3-5 năm tới sẽ duy trì ở mặt bằng khoảng 14%/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2015-2017 (trung bình 18,1%).

 
Chi tiết ...

Bàn về việc áp dụng khung khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu

20/02/2014

Trên thế giới, khi khung khổ chính sách tiền tệ (CSTT) theo lạm phát mục tiêu, ngân hàng trung ương (NHTƯ) phải định kỳ dự báo diễn biến lạm phát trong tương lai theo các kịch bản khác nhau, đồng thời có những phân tích kỹ về tình hình thực tế. Dù vậy, việc vận dụng khung khổ CSTT theo lạm phát mục tiêu đòi hỏi một số điều kiện nhất định và không phải ngẫu nhiên mà nhiều nước chưa áp dụng khung khổ này.

Chi tiết ...

Giải quyết nợ xấu - Vấn đề mấu chốt trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

26/12/2013

Từ kinh nghiệm thực tế của các nước trên thế giới cho thấy để giải quyết vấn đề nợ xấu trong nền kinh tế phải mất một thời gian dài từ 5 – 10 năm, do vậy đối với Việt Nam cần phải có một lộ trình mang tính chiến lược cụ thể thì mới có thể giải quyết tận gốc rễ của vấn đề.

Chi tiết ...

Đầu tư công, nợ công và mức độ bền vững ngân sách ở Việt Nam

26/12/2013

Sau nhiều năm mở rộng đầu tư công dẫn đến hệ quả là mức chi từ NSNN ở mức cao, dẫn đến sự thâm hụt NSNN thế tăng mạnh cả về số tuyệt đối và tỷ lệ trên GDP. Để bù đắp bội chi, Việt Nam buộc phải đi vay trong nước và vay nước ngoài. Do số nợ vay được sử dụng vào những mục đích không sinh lợi nên toàn bộ số chi trả nợ gốc phải trông chờ vào phát hành nợ mới, đặc biệt là vay trong nước và NSNN đang đứng trước vòng xoáy nợ nần với quy mô nợ ngày càng lớn.

Chi tiết ...

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

03/04/2012

Tái cấu trúc ngân hàng là các biện pháp nhằm khắc phục các khiếm khuyết của hệ thống ngân hàng, nhằm mục đích duy trì ổn định và hiệu quả chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế, đặc biệt là chức năng thanh toán và tín dụng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM.

Chi tiết ...

Khủng hoảng kép: Khủng hoảng nợ công và khủng hoảng tiền tệ đánh giá rủi ro đối với Việt Nam

02/02/2012

Sự mất cân đối kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện đang tồn tại trên cả 3 khu vực là tiền tệ (thể hiện qua mức lạm phát tăng cao), tài khóa (thâm hụt ngân sách lớn) và cán cân thanh toán kém bền vững. Cả 3 khu vực này lại có mối liên thông tác động lẫn nhau rất rõ nét và sự đổ vỡ của một khu vực nào cũng có thể dẫn tới sự đổ vỡ của cả nền kinh tế.

Chi tiết ...

Chính sách tài khóa và hệ thống ngân sách

22/06/2011

Chuyên đề này xem xét sự vận hành của chính sách tài khóa và hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua, tập trung vào một số nội dung quan trọng như: thu, chi ngân sách; cân bằng thu - chi ngân sách; phân cấp ngân sách; quan hệ giữa các cấp ngân sách… Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực vận hành của chính sách tài khóa và hệ thống ngân sách trong thời gian tới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chi tiết ...

Các vấn đề của thị trường tiền tệ

14/03/2011

Ở Việt Nam, ngoài tiền đồng còn có hai phương tiện thanh toán nữa được sử dụng đó là vàng và USD. Đặc biệt trong giai đoạn lạm phát vừa qua, khi niềm tin vào tiền đồng sụt giảm, vai trò của vàng và USD càng được khẳng định. Giá vàng, USD và chỉ số giá tiêu dùng có một mối quan hệ rất mật thiết. Chính vì vậy, không như các nước phát triển, nếu giá vàng tăng cao thì cũng không bị ảnh hưởng nhiều vì nó có sự phân lập rất rõ.

Chi tiết ...