Các loại hình doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả giám sát đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhà nước tại ...
26/12/2018
Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn đầu của Công nghiệp 4.0, “cơn sóng thần của hủy diệt sáng tạo” sẽ ập tới và tác động tới toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Điều này khác biệt với các thời kỳ hội nhập trước khi doanh nghiệp trong nước đã có nhiều thời gian hơn để cải thiện quản trị doanh nghiệp nhằm thích nghi với sân chơi rộng lớn của khu vực và quốc tế. Nói cách khác, bối cảnh Công nghiệp 4.0 sẽ buộc các doanh nghiệp, kể cả các DNNN phải thay đổi một cách cơ bản và nhanh chóng nền tảng quản trị doanh nghiệp. Trong đó, giám sát, đánh giá hiệu quả và quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là yếu tố quản trị quyết định đến cơ hội sinh tồn và phát triển của DN trong thời kỳ CN 4.0.
Cắt giảm chi phí lao động trong doanh nghiệp
26/12/2018
Các chi phí lao động từ phía doanh nghiệp có thể nảy sinh từ khâu tuyển dụng, sử dụng và chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, qua thực tiễn bức xúc các doanh nghiệp hiện nay thì vấn đề lớn nhất làm tăng chi phí lao động là trong khâu sử dụng lao động, cụ thể trong vấn đề (i) chi phí tiền công, tiền lương cho người lao động; và (ii) các chi phí đóng BHXH cho người lao động. Bài viết phân tích các chi phí lao động trong doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp chính sách.
Đổi mới phương thức hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Kinh nghiệm quốc tế và một số kiến ...
21/12/2018
Hỗ trợ tín dụng là một trong những chính sách quan trọng trong khuyến khích, hỗ trợ đối với sự phát triển của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), với những bất lợi trong tiếp cận nguồn lực cho phát triển kinh doanh từ nguyên nhân là do những đặc điểm về quy mô mang đến. Do đó, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, hỗ trợ cho DNNVV nói chung và hỗ trợ tín dụng đối với khu vực DNNVV nói riêng trở thành một công cụ chính sách quan trọng để giúp khu vực này tồn tại và phát triển, đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Nghiên cứu phân tích về hỗ trợ tín dụng hướng tới mục tiêu đặt ra bằng cách đánh giá tác động tổng hợp của cả các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp tới khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV.
Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam: Nguyên nhân của những tồn tại và một số khuyến nghị chính sác...
21/12/2018
Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, đã và đang thực sự trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Cổ phần hoá ảnh hưởng tới phúc lợi xã hội của lao động như thế nào? Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Na...
20/12/2018
Nghiên cứu này cố gắng làm sáng tỏ vấn đề chính sách này bằng cách đặt ra câu hỏi về mối liên hệ giữa cổ phần hóa và phúc lợi xã hội của lao động. Trong phần 2, bài viết trình bày tổng quan cơ chế chính sách xã hội cho lao động tại DNNN. Sau đó, phân tích về cổ phần hóa và tác động tới phúc lợi xã hội của lao động được thể hiện tại phần 3. Phương pháp, thống kê mô tả và thông tin về nguồn dữ liệu sẽ được giới thiệu trong phần 4. Phần 5 thảo luận các phát hiện chính. Cuối cùng, phần 6 tóm tắt kết quả và đưa ra những hàm ý chính sách.
Nâng cao năng suất lao động nhìn từ khía cạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
20/12/2018
Năng suất lao động (NSLĐ) có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia nhất là trong quá trình hội nhập quốc tế và cạnh tranh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Bài viết phân tích hiện trạng năng suất lao động; vài trò của lao động đối với tăng tươrng GDP và đối với năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Qua đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách.
Tái cấu trúc quản trị để thúc đẩy cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
20/12/2018
Cơ cấu lại đầu tư công, thị trường tài chính và khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là ba trọng tâm của cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Trong thực hiện cơ cấu lại DNNN, tái cấu trúc quản trị DNNN là một nội dung quan trọng. Mới đây, Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII và Quyết định số 707/2017/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định "quản trị DNNN theo thông lệ quốc tế" là một trong những mục tiêu cần đạt được đến năm 2020. Bài viết này có mục tiêu làm rõ thực trạng và kiến nghị giải pháp tái cấu trúc quản trị DNNN theo thông lệ quốc tế để thúc đẩy cơ cấu lại DNNN ở Việt Nam đến năm 2020.
Nâng cao chất lượng cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước để thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đến ...
20/12/2018
Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã đề ra quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và giải pháp tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, yêu cầu "Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng kiên quyết cổ phần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả", đồng thời đến năm 2030 phải đạt mục tiêu "Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là doanh nghiệp cổ phần". Bài viết này có mục tiêu làm rõ tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo kế hoạch đến năm 2020 và tác động đến cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, từ đó kiến nghị một số giải pháp đổi mới phù hợp.
Đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng của các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh ngành công nghiệp ở ...
20/12/2018
Nội dung chính của bài viết bao gồm: (1) Khái quát các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong ngành công nghiệp ở Việt Nam; (2) Khung pháp luật và chính sách khuyến khích DNNVV và các hộ kinh doanh tham gia mục tiêu phát triển bền vững/tăng trưởng xanh; (3) Cung năng lượng và nguồn năng lượng tái tạo; (4) Sử dụng năng lượng tại các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp và (5) Một số tồn tại, hạn chế.