Hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập CPTPP trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
25/12/2018
Xây dựng những chiến lược, kế hoạch hành động riêng biệt để tận dụng cơ hội và xử lý thách thức từ CPTPP và CMCN 4.0 sẽ không giúp mang lại hiệu quả cao nhất cho Việt Nam. Nguyên nhân là do rủi ro về trùng lắp chi phí cho các hoạt động tương tự, rủi ro về độ vênh, thậm chí đối chọi giữa các chính sách trong cùng ngành, lĩnh vực, v.v… nếu không có sự điều phối, kết hợp ngay từ trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động. Với góc nhìn ấy, bài viết này đặt lại vấn đề thực hiện hiệu quả hiệp định CPTPP của Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0. Cụ thể, bài viết tập trung vào một số nội dung cam kết trong CPTPP có liên quan trực tiếp đến việc tận dụng cơ hội và xử lý thách thức từ CMCN 4.0.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: Cơ hội và Thách thức về thể chế đối với Việt Nam
19/06/2017
Việt Nam và Liên minh châu Âu có mối quan hệ toàn diện sau 25 năm Việt Nam thiết lập quan hệ chính thức với EU với tư cách một tổ chức liên chính phủ. Quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và EU được thể hiện qua Hiệp định Khung Hợp tác năm 1995 và mới đây là Hiệp định Khung về Đối tác và Hợp tác Toàn diện (PCA) năm 2012. Trong số các đối tác nước ngoài, có lẽ EU là đối tác mà Việt Nam có quan hệ chặt chẽ và cân bằng trên nhiều khía cạnh, bao gồm: kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, khoa học kỹ thuật, v.v. Bài viết này giới thiệu một số nội dung chính trong hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), rà soát những thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam khi thực thi hiệp định; từ đó đưa ra khuyến nghị chính sách phù hợp.
Kinh tế ASEAN 5 năm qua
17/02/2017
Sự hình thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 1/9/2015 là dấu mốc lịch sử của tiến trình liên kết ASEAN, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Hiệp hội, khu vực cũng như từng nước thành viên.Cộng đồng ASEAN thể hiện sự trưởng thành và lớn mạnh của ASEAN sau gần 5 thập kỷ tồn tại, phát triển. ASEAN đã, đang và sẽ mang lại những lợi ích quan trọng và thiết thực cho các nước thành viên, mà bao trùm là tạo tạo môi trường khu vực hòa bình và ổn định để mỗi nước tập trung phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế.
Lợi thế riêng trong diễn đàn chung
02/12/2016
Với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, APEC 2017 không chỉ hiện thực hoá các tuyên bố chung mà còn là cơ hội phát huy các tiềm năng lợi thế kinh tế riêng của nước chủ nhà Việt Nam.
Tiến trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN: Kinh nghiệm hội nhập và những thách thức đối với Việt ...
02/03/2015
Chuyên đề này nhằm đánh giá quá trình hội nhập ASEAN và hình thành AEC, kinh nghiệm hội nhập của Việt Nam, những thách thức Việt Nam phải đối mặt khi tham gia AEC và một số hàm ý chính sách. Trong đó tập trung làm rõ một số kết quả các quốc gia ASEAN đã đạt được trong quá trình thực hiện Tầm nhìn 2020. Nêu ra một số nhận định về thực trạng và những thách thức các nước ASEAN phải đối mặt. Đồng thời trình bày quá trình hội nhập ASEAN và thực hiện AEC của Việt Nam, đi kèm là một số hàm ý chính sách.
Đánh giá về khả năng Trung Quốc trả đũa về kinh tế đối với Việt Nam
29/08/2014
Sau hơn hai tháng hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở Vùng Đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc đã quyết định rút giàn khoan khổng lồ này sớm hơn một tháng so với kế hoạch và Bắc Kinh đã tuyên bố ban đầu. Tuy đã rút đi nhưng việc “thoát Trung” cả về mặt chính trị lẫn mặt kinh tế vẫn còn đang là dấu hỏi khi nhiều chuyên gia phân tích đã cảnh báo rằng những hậu quả đối với tăng trưởng của Việt Nam có thể sẽ rất tai hại nếu như Trung Quốc lựa chọn biện pháp trả đũa về mặt kinh tế.