VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân

Ứng dụng công nghệ số để bứt phá trong nuôi tôm nước lợ

30/06/2020 - 469 Lượt xem

Tìm các giải pháp để phát triển nuôi tôm hiệu quả, bền vững thời kỳ hậu Covid-19 được người nuôi tôm, doanh nghiệp và các địa phương đặc biệt quan tâm.

 

Phấn đấu năm 2020, sản lượng tôm nuôi đạt 830.000 tấn (280.000 tấn tôm sú và 550.00 tấn tôm thẻ chân trắng), kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Phấn đấu năm 2020, sản lượng tôm nuôi đạt 830.000 tấn (280.000 tấn tôm sú và 550.00 tấn tôm thẻ chân trắng), kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

 

Tận dụng tối đa công nghệ số 

Ngày 11/6, tại Sóc Trăng, Tổng cục Thủy sản tổ chức Diễn đàn “Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật và quản lý phát triển nuôi tôm nước lợ hiệu quả, bền vững”. 

Diễn đàn thu hút sự quan tâm đặc biệt của người nuôi tôm vùng ĐBSCL và các doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Đặc biệt, một số tổ chức quốc tế như GIZ, WWF Việt Nam đã có các bài tham luận tại diễn đàn này. Trong một ngày, diễn đàn tập trung vào những nội dung trọng tâm để phát triển ngành tôm nước lợ thời kỳ hậu Covid-19. 

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2020 diện tích thả nuôi tôm theo kế hoạch là 730.000 ha, trong đó có 630.000 ha tôm sú, 110.000 ha tôm thẻ chân trắng.

Nhu cầu tôm bố mẹ cần khoảng 260.000 con, trong đó tôm thẻ chân trắng 200.000 con, tôm sú 60.000 con. Nhu cầu con giống khoảng 130 tỷ con (100 tỷ tôm thẻ chân trắng và 30 tỷ tôm sú). Phấn đấu năm 2020, sản lượng tôm nuôi đạt 830.000 tấn (280.000 tấn tôm sú và 550.000 tấn tôm thẻ chân trắng), kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, năm 2020 dự báo ngành tôm Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn và khó dự báo. Đặc biệt, hạn hán xâm nhập mặn ở ĐBSCL diễn ra sớm, khốc liệt và dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động thương mại.

Để đạt được tất cả các mục tiêu này, Tổng cục Thủy sản đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để kịp thời khuyến cáo người dân. Các doanh nghiệp và người nuôi tôm áp dụng các hình thức nuôi có chứng nhận VietGAP, GolbalGAP, ASC để nâng cao giá trị sản phẩm. Đặc biệt, không sử dụng chất cấm, hóa chất trong nuôi tôm. Giảm khâu trung gian để hạ giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. 

 

Đưa công nghệ 4.0 vào nuôi tôm đều đạt kết quả tốt. Bình quân, một ao tôm 800 m2 đạt sản lượng từ 6,5-12 tấn, thu tiền tỷ dễ dàng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đưa công nghệ 4.0 vào nuôi tôm đều đạt kết quả tốt. Bình quân, một ao tôm 800 m2 đạt sản lượng từ 6,5-12 tấn, thu tiền tỷ dễ dàng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

 

Ông Lê Văn Quang, TGĐ Cty XNK Thủy sản Minh Phú cho rằng phải nhanh chóng đưa công nghệ 4.0 vào nuôi tôm.

Thực tế, để xuất khẩu tôm thuận lợi, nhiều năm qua Cty Minh Phú áp dụng nuôi theo công nghệ cao để đáp ứng theo từng thị trường yêu cầu. Đặc biệt, hơn 10 năm nay Cty áp dụng nuôi tôm công nghệ ao đều đạt 90% trở lên.

Cụ thể, như vụ tôm hiện nay đang nuôi 200 ao ở tỉnh Long An sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 30%. Còn tại Kiên Giang cũng thả nuôi 200 ao đang chuẩn bị thu hoạch. Đưa công nghệ 4.0 vào nuôi tôm đều đạt kết quả tốt. Bình quân, một ao tôm 800 m2 đạt sản lượng từ 6,5-12 tấn, thu tiền tỷ dễ dàng.

Tuy nhiên, cái khó hiện nay muốn liên kết với bà con nông dân để nuôi theo chuỗi giá trị cao xuất khẩu vẫn còn gặp khó ở khâu đánh giá chứng nhận. Bởi đa phần nông dân vẫn nuôi theo truyền thống và còn sử dụng kháng sinh. Để có chứng nhận trong nuôi tôm hiện nay vẫn chủ yếu từ các vùng nuôi của doanh nghiệp. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu tôm dồi dào nhất vẫn chủ yếu từ các hộ dân.

 

Theo nongnghiep.vn