Các loại hình doanh nghiệp
Tái cấu trúc quản trị để thúc đẩy cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
24/08/2017
Cơ cấu lại đầu tư công, thị trường tài chính và khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là ba trọng tâm của cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Trong thực hiện cơ cấu lại DNNN, tái cấu trúc quản trị DNNN là một nội dung quan trọng. Mới đây, Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII và Quyết định số 707/2017/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định "quản trị DNNN theo thông lệ quốc tế" là một trong những mục tiêu cần đạt được đến năm 2020. Bài viết này có mục tiêu làm rõ thực trạng và kiến nghị giải pháp tái cấu trúc quản trị DNNN theo thông lệ quốc tế để thúc đẩy cơ cấu lại DNNN ở Việt Nam đến năm 2020.
Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam dưới góc nhìn của các tổ chức quốc tế
19/06/2017
Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có nhiều cải thiện tích cực, được cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế ghi nhận. Tuy vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực sáng tạo toàn cầu vẫn còn thấp, còn nhiều yếu tố chưa được chú trọng cải thiện. Báo cáo này làm sáng tỏ phương pháp luận, cách tiếp cận của các tổ chức quốc tế về đánh giá, xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh; tìm hiểu cách tiếp cận của các Nghị quyết 19; đánh giá tình hình, kết quả và những vấn đề trong quá trình triển khai các Nghị quyết; và kiến nghị về việc xây dựng Nghị quyết 19-2017 và về cách thức tổ chức thực hiện.
Cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
17/02/2017
Thực tế cho thấy, mặc dù tư nhân hóa ngày càng mạnh mẽ, DNNN vẫn là thành phần chính trong các ngành lĩnh vực then chốt như tài chính, hạ tầng, chế tạo, năng lượng, khai khoáng. Thậm chí, ngày càng nhiều DNNN xuất hiện trong danh mục các công ty có quy mô nhất, nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường vốn...
Một số kinh nghiệm về tổ chức kinh doanh
17/02/2017
Kinh nghiệm tại nhiều quốc gia, các hình thức kinh doanh được tổ chức dưới 3 dạng cơ bản sau: (i) cá nhân kinh doanh (sole proprietorship hay sole trader); (ii) hợp danh (partnership); và (iii) công ty cổ phần (corporation). Trên cơ sở ba dạng cơ bản này, việc tổ chức đơn vị kinh doanh có thể được chia thành các loại hình cụ thể hơn như: (i) cá nhân kinh doanh hay doanh nghiệp cá nhân; (ii) hợp danh hữu hạn; (iii) trách nhiệm hữu hạn một thành viên, trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; (iv) công ty cổ phần.
Một số luận cứ khoa học của việc thực hiện tập trung chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và các mô ...
05/07/2016
Thực tế quá trình cải cách DNNN ở nhiều quốc gia trong những năm vừa qua cho thấy, mặc dù tư nhân hoá và cổ phần hoá DNNN là một xu thế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới nhưng khu vực DNNN vẫn đang giữ vai trò nhất định, đặc biệt là trong các lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế quốc dân ở nhiều quốc gia như công nghiệp quốc phòng, cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công cộng, khoa học kỹ thuật cao có ý nghĩa chiến lược trong phát triển lâu dài của quốc gia và những lĩnh vực khác mà khu vực tư nhân không muốn đầu tư, những lĩnh vực thông tin bất cân xứng,… Đồng thời kinh nghiệm cải cách DNNN ở các quốc gia này cũng cho thấy, tùy theo mức độ hoàn thiện của thể chế kinh tế thị trường, của thể chế chính trị cũng như mức độ biểu lộ các khuyết tật khách quan của cả phía thị trường lẫn phía Nhà nước của từng quốc gia mà vai trò của DNNN có khác nhau.
Các tiêu chí đánh giá hệ thống doanh nghiệp theo hướng thị trường
05/07/2016
Để phân tích và đánh giá mức độ định hướng thị trường của một hệ thống doanh nghiệp, chúng ta cần dựa trên 4 nhóm tiêu chí sau đây: (1) Quyền sở hữu tài sản của sở hữu tư nhân; (2) Hệ thống giá cả tự do; (3) Hệ thống cạnh tranh bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực; và (4) Tinh thần nghiệp chủ. Trên cơ sở tham khảo các báo cáo đánh giá, xếp hạng các quốc gia liên quan đến hệ thống doanh nghiệp và một số báo cáo tương tự tại Việt Nam, điển hình là Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (từ năm 2005) và Chỉ số kinh doanh Việt Nam (từ năm 2013) của VCCI, chúng tôi xây dựng chi tiết các tiêu chí thành phần như trong Bảng 1 để đánh giá mức độ định hướng thị trường của hệ thống doanh nghiệp của Việt Nam.
Giám sát, đánh giá doanh nghiệp nhà nước: Thực trạng và khuyến nghị đổi mới
02/03/2015
Quản lý và giám sát là hai phạm trù khác nhau, nhưng chứa đựng trong nhau, đan xen vào nhau, bổ sung cho nhau. Quản lý cần có giám sát; giám sát là một trong những nhiệm vụ của quản lý. Giám sát – tức là theo dõi, xem xét, đánh giá xem đối tượng quản lý có thực hiện đúng yêu cầu và đạt được mục tiêu do quản lý đặt ra không. Giám sát cung cấp thông tin phản hồi về đối tượng quản lý, sự tiến triển trong thực hiện mục tiêu quản lý, làm cơ sở cho hoạt động quản lý, để người quản lý ra quyết định hoặc điều chỉnh quyết định.
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Thực trạng, vấn đề và gợi ý giải pháp thúc đẩy
02/03/2015
Tái cơ cấu DNNN thực chất đã diễn ra trong gần 30 năm qua cùng với quá trình đổi mới kinh tế nhưng được sử dụng với một tên khác là sắp xếp, đổi mới DNNN. Các hình thức sắp xếp, đổi mới DNNN đa dạng bao gồm sáp nhập, hợp nhất, chuyển giao doanh nghiệp, chuyển giao dự án, cổ phần hoá, giao, bán doanh nghiệp... trong đó cổ phần hoá DNNN là phổ biến và rất được coi trọng.
Đổi mới quan điểm về vai trò và hiệu quả của tập đoàn kinh tế Nhà nước trong thể chế kinh tế thị trườn...
02/03/2015
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của TĐKTNN cần phải hướng TĐKTNN vào thực hiện 2 vai trò chính của mình là (i) khai thác các lợi thế của TĐKT gồm lợi thế kinh tế nhờ qui mô, nhờ đa dạng hoá, lợi thế độc quyền, lợi thế chuyển giá, và (ii) kinh doanh vì lợi nhuận, hướng vào mục tiêu kinh tế, đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu và các bên có liên quan
Giám sát tập đoàn tài chính: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp chính sách cho Việt Na...
04/09/2014
Từ cuối năm 2011 đến nay, Việt Nam đã có những nỗ lực nhằm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và chứng khoán, chủ yếu hỗ trợ các hoạt động sáp nhập, mua lại và hợp nhất, tăng thanh khoản và xử lý nợ xấu các ngân hàng thương mại yếu kém; tái cơ cấu các công ty chứng khoán yếu kém. Nhìn chung, những nỗ lực này là đáng ghi nhận, tuy vậy, chúng sẽ khó có hiệu quả trong phát hiện và ngăn chặn các rủi ro của hệ thống tài chính nói chung và các tập đoàn tài chính nói riêng nếu không có những bước cải cách có hệ thống hơn, “trúng đích” hơn.