VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Tin%20n%E1%BB%95i%20b%E1%BA%ADt

Kết nối nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản

19/09/2019 - 252 Lượt xem

Việt Nam và Nhật Bản đều có nhu cầu hợp tác nhằm tận dụng lợi thế bổ sung trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng để chiếm lĩnh và mở rộng thị phần tại thị trường trong nước cũng như các nước tham gia CPTPP.

 

Thanh long là loại quả được thị trường Nhật ưa chuộng - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Ngày 19/9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam tổ chức “Diễn đàn kết nối doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản”.

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh có nhiều cơ hội hợp tác về thương mại và đầu tư trong nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế biến nông sản khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Cả hai nước đều có nhu cầu hợp tác nhằm tận dụng lợi thế bổ sung trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng để chiếm lĩnh và mở rộng thị phần tại thị trường trong nước cũng như các nước tham gia CPTPP.

Việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm đi kèm với nâng cao năng lực chế biến, đưa thương hiệu hàng nông sản của Việt Nam ra thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng là một trong những nhiệm vụ chính của Bộ NN&PTNT đang triển khai nhằm tiếp tục khẳng định vị thế của nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển năng lực cạnh tranh trong bối cảnh  mở cửa thị trường.

Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 (sau Trung Quốc và Hàn Quốc) của Việt Nam. Năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 37,9 tỷ USD, chiếm 7,9% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản đạt 22,1 tỷ USD tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu đạt 11,5 tỷ USD tăng 9,9%, nhập khẩu đạt 10,6 tỷ USD tăng 1,1%.

Tại Hội thảo, các vấn đề về cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được đưa ra để triển khai thực hiện tốt Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Hội thảo cũng đề ra các vấn đề về tiếp tục đàm phán kỹ thuật, mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản sang các nước thành viên CPTPP, đẩy mạnh khai thác có hiệu quả ưu đãi từ các thị trường các nước thành viên CPTPP, tăng cường các biện pháp tháo gỡ các rào cản kỹ thuật và rào cản thương mại của các nước, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam.... để có thể đưa các sản phẩm nông sản là thế mạnh của Việt Nam ra thị trường các nước.

 
Nguồn: chinhphu.vn