VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

10 sự kiện tiêu biểu thị trường tài chính VN 2007

06/08/2010 - 237 Lượt xem

Tuy nhiên, hoạt động này cũng bộc lộ nhiều sai sót khi bùng nổ hiện tượng phát hành trái luật và nhiều DN bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK.

2. Chỉ thị 03 của NHNN khống chế dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh CK

Với mức khống chế dưới 3%/tổng dư nợ, Chỉ thị 03 của NHNN trong năm 2007 đã có tác động khá mạnh đến TTCK. Mặc dù khống chế tỉ lệ dư nợ cho vay CK có tác dụng hạn chế vốn đổ vào hoạt động đầu cơ và đảm bảo cho TTCKVN phát triển an toàn bền vững, nhưng việc quy định một tỉ lệ cho một thời điểm cố định (mức dưới 3%/tổng dư nợ vào thời điểm 31.12.2007) là khó khả thi đối với một số NHTMCP và bị coi là nguyên nhân khiến TTCK suy giảm trong ngắn hạn.

3. Tăng trưởng tín dụng và lãi suất đều ở mức cao

Tốc độ tăng dư nợ cho vay của hệ thống NH đến cuối năm 2007 đạt khoảng 38% so cuối năm 2006 (kế hoạch của năm tăng từ 18%-22%). Tốc độ tăng dư nợ ở mức cao đã ảnh hưởng không thuận lợi đối với kiểm soát lạm phát. Lãi suất vay VND trên tiền tệ thị trường liên NH có lúc lên cao đến mức kỷ lục 17%-18%/năm. Tuy chỉ xảy ra cục bộ, nhưng hiện tượng này là một cảnh báo tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong hệ thống NH ở VN.

4. Vốn điều lệ của NHTMCP tăng mạnh

Năm 2007 làn sóng tăng vốn của các NHTMCP tăng mạnh. So 2006, tốc độ tại địa bàn TPHCM tăng 94,6% và các NH ở Hà Nội tăng gần 75%. Việc quy mô VĐL tăng nhanh và lớn trong thời gian ngắn đã đặt ra sức ép rất lớn về sử dụng vốn. Đã có dấu hiệu một phần vốn bị đổ vào các hoạt động đầu cơ CK và BĐS.

5. Cho thành lập một số NH mới và mở rộng mạng lưới

Lần đầu tiên sau 11 năm (từ năm 1996), NHNN đã chấp thuận về nguyên tắc cho thành lập một số NHTCP mới. Ngay trong tháng 12.2007, 9 NHTMCP được chấp thuận về nguyên tắc với tổng VĐL là 15.800 tỉ đồng. NHNN cũng đã chấp thuận về mặt nguyên tắc cho 3 NH nước ngoài mới.

Việc thành lập các NHTM (nội địa và nước ngoài) mới sẽ khiến cho mức độ cạnh tranh trong hoạt động NH từ năm 2008 trở đi sẽ ngày càng trở nên gay gắt. Với quy định cứ 20 tỉ đồng vốn tăng thêm, NH được mở 1 sở giao dịch hoặc chi nhánh, từ năm 2006 đến nay, các NHTMCP đã phát triển mạng lưới rất nhanh. Tuy nhiên, trong khi nguồn nhân lực, công nghệ, khả năng quản trị của một số NH còn bất cập khiến hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro.

6. Một khối lượng lớn tiền đồng được bơm vào lưu thông

Năm 2007, NHNN đã đưa ra một lượng khá lớn VND để tăng dự trữ ngoại hối với mục tiêu giảm áp lực lên giá của VND gây ảnh hưởng đến XK, đồng thời chuẩn bị một lượng ngoại tệ cần thiết để bình ổn tỉ giá khi có hiện tượng đảo chiều của các luồng vốn. Đây là biện pháp phòng ngừa cần thiết, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng tăng tiền cung ứng để mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối trong bối cảnh của VN năm 2007 đã gây áp lực lên lạm phát.

7. Thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng kiềm chế tốc độ tăng giá

Mục tiêu của phương hướng điều hành chính sách này là để rút tiền từ lưu thông về, kiểm soát tốc độ tăng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán, không để tăng giá hoặc mất giá quá mức đồng tiền VN. Tuy nhiên, do những biện pháp chủ yếu được đưa ra từ cuối tháng 5 trở đi nên tác động còn có độ trễ. Năm 2007, lạm phát (đo bằng chỉ số giá tiêu dùng cuối năm) là 12,63%, cao nhất trong hơn 10 năm qua, mà một trong những nguyên nhân được cho là do lượng cung tiền cao hơn mức mà nền kinh tế đòi hỏi.

8. Năm của các đợt IPO lớn

Năm 2007 là năm đầu tiên diễn ra các đợt CPH DNNN là các TCty, tập đoàn lớn. TCty Bảo hiểm VN (Bảo Việt) và NH Ngoại thương VN (VCB) là hai đợt TPO đáng chú ý nhất. Đặc biệt với việc IPO VCB, lần đầu tiên VN thực hiện CPH một NHTM thuộc sở hữu Nhà nước, đánh dấu một bước tự do hoá hệ thống NH. Đây cũng được coi là sự kiện IPO lớn nhất từ trước đến nay, có tác động lớn đến TTCKVN.

9. Lần đầu tiên đánh thuế đầu tư CK

Lần đầu tiên thu nhập từ đầu tư CK được đưa vào diện chịu thuế. Mặc dù mức thuế không quá cao và khá linh hoạt nhưng thị trường cũng đã có một thời gian dài phản ứng tiêu cực. Theo đó, cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng CK được lựa chọn và đăng ký với cơ quan thuế việc áp dụng một trong hai cách tính thuế: 0,1% mỗi lần chuyển nhượng hoặc thuế suất 20% vào cuối năm sau khi đã trừ các chi phí liên quan.

10. Bùng nổ truyền thông về TTCK

CK và TTCK đã trở thành chuyên mục thường xuyên và không thể thiếu không chỉ đối với nhiều tờ báo kinh tế, truyền hình mà còn cả những tờ báo chuyên về xã hội. Chưa bao giờ thông tin về thị trường tài chính lại được cập nhật trên các phương tiện truyền thông đại chúng với cường độ dày đặc như vậy. Điều này cho thấy thị trường tài chính VN đã bắt đầu phát triển và độc giả/công chúng của mảng thông tin này cũng ngày một đông đảo.
Nguồn: Lao Động