VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Tin tức

Bước ngoặt của kinh tế Việt Nam (02/01)

06/08/2010 - 216 Lượt xem

"Năm mở đầu của giai đoạn cải cách năng động", đó là nhận định của tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia tư vấn cao cấp Bộ Kế hoạch - Đầu tư. Ông nói: "Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam là thành viên WTO, đó là bước ngoặt quan trọng. Các doanh nghiệp (DN) nhà nước cũng như tư nhân đều phải chấp nhận cạnh tranh theo những luật lệ và chuẩn mực quốc tế. Sẽ có nhiều DN hưởng lợi trong quá trình này nếu đó là những DN có tính cạnh tranh, có trình độ quản lý cao, cơ sở khoa học công nghệ tốt. Được lợi sẽ là những người trẻ, có học, sẵn sàng tiếp thu, học tập để đổi mới và vươn lên...  Trong năm tới, chúng ta phải cải cách rất nhiều trong các lĩnh vực: hải quan, tòa án, thực thi quyền sở hữu trí tuệ... đảm bảo một sự đối xử bình đẳng trong và ngoài nước. Gia nhập WTO thì đầu tư nước ngoài năm tới cũng sẽ tăng, cùng với sự tham gia của các nhà đầu tư tài chính làm thị trường chứng khoán trở nên sôi động hơn. Cho nên, nếu ta phát triển tốt, cải thiện được môi trường kinh doanh thì năm 2007 là năm mở đầu của một giai đoạn cải cách năng động, mở ra một thời kỳ phát triển nhanh hơn của Việt Nam. Các cuộc cải cách này đồng thời phải đi cùng với những cải cách giáo dục, y tế và một số lĩnh vực khác".

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Trưởng ban nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư thì nhận định: "Năm 2007 vẫn giữ mức tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP, theo  tôi, khả năng đạt từ 8-8,5% là không ngoài tầm với. Lạm phát năm 2006 đã giữ ở mức 7% thì năm 2007 cũng chỉ dao động trong khoảng 6,5-7%. Về giá cả, theo tôi sẽ không có cú sốc nào lớn về giá trên thị trường trong năm tới. Tác động của việc gia nhập WTO đối với giá cả trên thị trường cũng không lớn do chúng ta đã thực hiện AFTA và bắt đầu thực hiện các cam kết của khối ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc... Các cam kết về thuế quan theo các hiệp định này còn thấp hơn cả với WTO nhưng thời gian qua cho thấy, người tiêu dùng được hưởng lợi rất nhiều".

Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2007 sẽ có những khác biệt lớn so với năm 2006, đó là nhận định của tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Thư ký Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Những khác biệt đó, theo ông: "Trước hết là khuôn khổ pháp lý về đầu tư và kinh doanh đã hình thành và thực sự đặt nền móng cho việc mở  cửa, tự do hóa nền kinh tế. Các thể chế để xây dựng một nền kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện nên hy vọng mức độ vận hành nền kinh tế trong năm tới sẽ tốt hơn. Cũng trong xu hướng mở cửa đó, có sự phân cấp mạnh mẽ, tương đối đồng đều nhất là về đầu tư nước ngoài cho các địa phương. Tác động của việc này cũng đã thấy rõ như việc Intel đầu tư vào Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Tây cũng đã cấp phép cho những dự án hàng trăm triệu USD. Các sáng kiến đổi mới, thu hút đầu tư  được nhân rộng ra và rõ ràng, tác động của việc mở cửa lớn hơn rất nhiều. Không có lý do gì để bi quan về môi trường kinh doanh trong nước trong năm 2007. Không chỉ vì tốc độ tăng trưởng kinh tế đang lên, mà thị trường bên ngoài cũng chưa tới mức làm giảm cầu trong nước. Tất nhiên là hiện nay, trong môi trường kinh doanh còn nhiều điều phải cải thiện. Những thủ tục, rào cản hiện nay trong kinh doanh chưa đến nỗi làm mất phần trăm tăng trưởng, nhưng nếu nhìn  dài hạn nó cũng sẽ có nhiều ảnh hưởng cho nên vẫn cần phải có những cuộc cải cách".

"Năm mở đầu của giai đoạn cải cách năng động", đó là nhận định của tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia tư vấn cao cấp Bộ Kế hoạch - Đầu tư. Ông nói: "Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam là thành viên WTO, đó là bước ngoặt quan trọng. Các doanh nghiệp (DN) nhà nước cũng như tư nhân đều phải chấp nhận cạnh tranh theo những luật lệ và chuẩn mực quốc tế. Sẽ có nhiều DN hưởng lợi trong quá trình này nếu đó là những DN có tính cạnh tranh, có trình độ quản lý cao, cơ sở khoa học công nghệ tốt. Được lợi sẽ là những người trẻ, có học, sẵn sàng tiếp thu, học tập để đổi mới và vươn lên...  Trong năm tới, chúng ta phải cải cách rất nhiều trong các lĩnh vực: hải quan, tòa án, thực thi quyền sở hữu trí tuệ... đảm bảo một sự đối xử bình đẳng trong và ngoài nước. Gia nhập WTO thì đầu tư nước ngoài năm tới cũng sẽ tăng, cùng với sự tham gia của các nhà đầu tư tài chính làm thị trường chứng khoán trở nên sôi động hơn. Cho nên, nếu ta phát triển tốt, cải thiện được môi trường kinh doanh thì năm 2007 là năm mở đầu của một giai đoạn cải cách năng động, mở ra một thời kỳ phát triển nhanh hơn của Việt Nam. Các cuộc cải cách này đồng thời phải đi cùng với những cải cách giáo dục, y tế và một số lĩnh vực khác".

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Trưởng ban nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư thì nhận định: "Năm 2007 vẫn giữ mức tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP, theo  tôi, khả năng đạt từ 8-8,5% là không ngoài tầm với. Lạm phát năm 2006 đã giữ ở mức 7% thì năm 2007 cũng chỉ dao động trong khoảng 6,5-7%. Về giá cả, theo tôi sẽ không có cú sốc nào lớn về giá trên thị trường trong năm tới. Tác động của việc gia nhập WTO đối với giá cả trên thị trường cũng không lớn do chúng ta đã thực hiện AFTA và bắt đầu thực hiện các cam kết của khối ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc... Các cam kết về thuế quan theo các hiệp định này còn thấp hơn cả với WTO nhưng thời gian qua cho thấy, người tiêu dùng được hưởng lợi rất nhiều".

Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2007 sẽ có những khác biệt lớn so với năm 2006, đó là nhận định của tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Thư ký Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Những khác biệt đó, theo ông: "Trước hết là khuôn khổ pháp lý về đầu tư và kinh doanh đã hình thành và thực sự đặt nền móng cho việc mở  cửa, tự do hóa nền kinh tế. Các thể chế để xây dựng một nền kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện nên hy vọng mức độ vận hành nền kinh tế trong năm tới sẽ tốt hơn. Cũng trong xu hướng mở cửa đó, có sự phân cấp mạnh mẽ, tương đối đồng đều nhất là về đầu tư nước ngoài cho các địa phương. Tác động của việc này cũng đã thấy rõ như việc Intel đầu tư vào Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Tây cũng đã cấp phép cho những dự án hàng trăm triệu USD. Các sáng kiến đổi mới, thu hút đầu tư  được nhân rộng ra và rõ ràng, tác động của việc mở cửa lớn hơn rất nhiều. Không có lý do gì để bi quan về môi trường kinh doanh trong nước trong năm 2007. Không chỉ vì tốc độ tăng trưởng kinh tế đang lên, mà thị trường bên ngoài cũng chưa tới mức làm giảm cầu trong nước. Tất nhiên là hiện nay, trong môi trường kinh doanh còn nhiều điều phải cải thiện. Những thủ tục, rào cản hiện nay trong kinh doanh chưa đến nỗi làm mất phần trăm tăng trưởng, nhưng nếu nhìn  dài hạn nó cũng sẽ có nhiều ảnh hưởng cho nên vẫn cần phải có những cuộc cải cách".

Nguồn: Thanh Niên