VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Tin tức

Doanh nghiệp Nhà nước: "Ăn vào" nhanh hơn "làm ra" (25/7)

06/08/2010 - 348 Lượt xem

Giải thích về bất hợp lý này, tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội cho biết:

- Hiện tại ở nước ta, cơ chế tiền lương đối với các loại hình DN không giống nhau. Tiền lương trong các DNNN được vận dụng theo cơ chế hệ số, tối đa không quá 3 lần tiền lương tối thiểu chung. Do có khả năng được áp dụng tối đa mức lương tối thiểu là 1.050.000 đồng nên DNNN có xu hướng tính mức tối đa và đưa vào chi phí. Lợi nhuận thu về thấp, nhưng lại trả lương trên cơ sở hạch toán vào chi phí nên tốc độ tăng lương sẽ cao. Còn ở các DN ngoài nhà nước, chủ sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận mức lương trên cơ sở mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định. Cho nên DN ngoài nhà nước và DN FDI lại có xu hướng ép tiền lương trả cho người lao động thấp xuống. Đây là nguyên nhân căn bản dẫn đến thực trạng kể trên.

* Sự bất hợp lý giữa tốc độ tăng lương so với tốc độ tăng năng suất lao động ở các DNNN và các loại hình DN khác có tác động như thế nào đối với nền kinh tế và đời sống xã hội ?

- Xét ở khía cạnh vĩ mô, DNNN chiếm tỷ trọng lớn trong sự phát triển chung của nền kinh tế, cho nên có thể khẳng định tình trạng trên đang cản trở hiệu quả tăng trưởng chung của nền kinh tế và tăng trưởng thiếu bền vững. Quan trọng hơn, khả năng cạnh tranh của DNNN bị ảnh hưởng kéo theo sự hạn chế khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế. Bất

Theo kết quả điều tra, tốc độ tăng tiền lương trong các DNNN là quá nhanh so với tốc độ tăng năng suất lao động (8,2% so với 16,9%). Trong khi đó, tiền lương trong DN FDI và doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng chưa tương ứng với tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng năng suất lao động. Đối với DN FDI: lợi nhuận tăng 41,2%, năng suất lao động tăng 13,8% nhưng tiền lương của người lao động chỉ tăng 12,6%; đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước: lợi nhuận tăng 54,3%, năng suất lao động tăng 10,3% nhưng tiền lương của người lao động chỉ tăng có 3%.

hợp lý đó đang tạo nên sự bất bình đẳng trong quan hệ lao động, quan hệ phân phối và quan hệ tiêu dùng gắn với lợi thế cạnh tranh của các DNNN, đặc biệt là DNNN độc quyền như dầu khí, điện lực, bưu điện, hàng không.

Tốc độ tăng lương ở các DNNN quá cao so với năng suất lao động còn khiến các DN FDI và DN ngoài nhà nước luôn phải đứng trước sức ép tăng tiền lương cho người lao động. Thời gian qua, hàng loạt cuộc đình công xảy ra trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng không có lợi đến môi trường đầu tư và mất trật tự trị an chính là hậu quả của sự bất bình đẳng về quan hệ lao động giữa các loại hình DN.

* Kết quả điều tra cũng chỉ ra rằng tỷ lệ lao động gián tiếp ở DN nhà nước là 21% so với các DN FDI là 7,8%. Ông nhìn nhận hiện tượng này như thế nào?

- DNNN được thành lập từ lâu rồi, trình độ quản lý lại thấp nên cơ cấu lao động gián tiếp sẽ cao. Các DN FDI mới thành lập, lại áp dụng khoa học quản lý hiện đại, được trang bị phương tiện quản lý tiên tiến nên cơ cấu lao động gián tiếp thấp. Thêm vào đó, tuyển dụng lao động quản lý của DNNN vẫn theo phương thức cũ, tuyển dụng theo kiểu biên chế suốt đời và được coi là viên chức Nhà nước bao cấp theo kiểu hành chính trong khi DN FDI tuyển dụng theo cơ chế thị trường. Lao động quản lý của DNNN không tham gia vào thị trường lao động nên còn yếu kém, là một trong những nguyên nhân căn bản khiến chi phí gián tiếp ở loại hình DN này rất cao.

Mặt khác, DNNN có tỷ lệ lao động có tay nghề cao nhưng chất lượng lao động thấp. Thời gian qua, số lao động mà các DNNN tuyển dụng giảm đáng kể và ngược lại, tăng cao ở các DN FDI (2% so với 15,6%). Điều này cho thấy, lao động trong các DN nhà nước đang ở tình trạng đông cứng, chưa tham gia thật sự vào thị trường lao động, đang làm cản trở sự phát triển của DN.

Vấn đề lao động có tay nghề và lao động gián tiếp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất hợp lý của tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng năng suất lao động ở các loại hình DN, nhất là DNNN.

* Xin cảm ơn ông!

Quang Duẩn (thực hiện)

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn, ngày 25/7/2006