VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Tin%20t%E1%BB%A9c

Chỉ số giá đã vượt chỉ tiêu

06/08/2010 - 185 Lượt xem

Trước đó, Bộ Thương mại dự báo CPI tháng 9 chỉ tăng khoảng 0,5%.

So với tháng 8, nhóm phương tiện đi lại, bưu điện tăng cao nhất: 3,8%, do những tác động của việc tăng giá xăng dầu ngày 17/8. Theo tính toán của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) thì sự điều chỉnh này sẽ làm ngành vận tải hàng hóa bằng ô tô tăng giá thành tới 9,83%; vận tải đường sắt tăng 6% và vận tải đường sông tăng 5,8%.

Tiếp theo sau là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng: tăng 1,7%; nhóm giáo dục tăng 1,3%; ngoại trừ nhóm đồ uống, thuốc lá và nhóm văn hoá, thể thao và giải trí không tăng, các nhóm khác đều tăng trong khoảng 0,3-0,6%. Chỉ số giá vàng tăng khá mạnh 1,6% so tháng 8, trong khi chỉ số Đôla Mỹ đứng yên.

Xét về các khu vực, Bình Định là tỉnh có tốc độ tăng giá tiêu dùng cao nhất cả nước với 1,7% so với tháng trước; tiếp đến là Thái Nguyên 1,6%; Tp.HCM 1,1% và Hà Nội 0,7%.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì theo quy luật, 3 tháng cuối năm CPI sẽ tiếp tục tăng cao hơn. Bên cạnh đó, diễn biến tình hình giá cả của nhiều mặt hàng tăng đồng loạt trong thời gian qua và dự báo xu hướng tương lai vẫn giữ ở mức tương đối cao cho thấy rằng giá cả thế giới tăng làm hình thành nên một mặt bằng giá mới  trong nước cao  hơn so với cùng kỳ những năm trước đây.

Giải pháp điều hành mà các chuyên gia kinh tế cũng như một số nhà hoạch định chính sách đưa ra là không để độc quyền trong kinh doanh và phân phối, chống buôn lậu và đầu cơ tăng giá, đặc biệt với những hàng hoá thiết yếu. Ngoài ra cần bảo đảm an ninh lương thực, điều hành lượng gạo xuất khẩu năm 2005 ở mức hợp lý, ổn định giá lúa gạo trong nước.

Các mặt hàng quan trọng như điện, than, xi măng vẫn phải giữ giá ổn định đến hết năm 2005, giá các loại dầu vẫn tiếp tục được bao cấp, việc bình ổn giá cước vận tải phải được tính toán trên cơ sở giảm chi phí trung gian để hạ giá thành.

Theo các chuyên gia, các biện pháp tài chính - tiền tệ tác động tới sự hình thành và vận động của giá cả cần phải được chủ động sử dụng hiệu quả. Cụ thể,  cần tổ chức thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là chi phí thường xuyên, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản. Tiếp tục giữ ổn định thuế nhập khẩu xăng dầu ở mức 0% và bù lỗ cho dầu để giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, cần chủ động điều hành linh hoạt tỷ giá, lãi suất theo hướng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu và kết hợp với các công cụ khác phù hợp với cơ chế thị trường, không để xảy ra đột biến, nhằm ổn định tiền tệ và kinh tế vĩ mô.

 

Quang Phúc

Nguồn: http://www.vneconomy.com.vn, ngày 22/9/2005