VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Tin%20n%E1%BB%95i%20b%E1%BA%ADt

Xuất khẩu tiếp tục là lĩnh vực giúp Việt Nam tăng trưởng

04/07/2019 - 411 Lượt xem

Tôi cho rằng, với những động lực và nền tảng hiện có thì tăng trưởng kinh tế 2019 vẫn có thể đạt được mục tiêu đề ra ở mức 6,8%. Tuy nhiên, cần lưu ý, kinh tế Việt Nam nửa cuối 2019 sẽ bị ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới, vốn đang bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Trong cuối tuần qua, Mỹ đã cho biết sẽ không áp thêm thuế NK với hàng hóa Trung Quốc, nhưng những khoản áp thuế cũ thì vẫn giữ, cho phép các công ty của Mỹ tiếp tục bán hàng cho Huawei, đồng thời yêu cầu các nhóm làm việc sẽ tiếp tục làm việc với đối tác Trung Quốc để tìm ra giải pháp. Đã có những dấu hiệu tương đối tích cực nhưng chưa ai có thể nói chắc rằng tình hình có được tháo gỡ hay không. Trong bối cảnh đó, kinh tế toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng, kinh tế Việt Nam cũng vậy. Từ đầu năm đến nay, kinh tế Việt Nam vẫn ở mức khả quan nhưng rõ ràng tăng trưởng kinh tế thấp hơn năm ngoái, có nghĩa đang bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế toàn cầu, bởi Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác lớn nhất của Việt Nam về mậu dịch. Tôi cho rằng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,8 % là có thể đạt được, nhưng sẽ không dễ dàng, mà phải phấn đấu nhiều để có thể vượt qua khó khăn, thử thách đến từ suy giảm kinh t ế toàn cầu.

Hiệp định EVFTA và IPA được ký kết. Theo ông tác động của các Hiệp định này tới kinh tế Việt Nam trong 2019 là như thế nào? Kinh tế VIệt Nam 2019 đã có thể hưởng lợi từ các hiệp định này không?

Cũng như CPTPP, các Hiệp định này phải đợi để được Quốc hội các nước thông qua và chưa chắc đã được thông qua và có hiệu lực trong 2019. Tuy nhiên, về mặt tâm lý, việc ký kết Hiệp định này sẽ tạo ra sự hứng khởi cho các DN. Nhưng chúng ta cũng không nên quá lạc quan về điều đó, ngay cả CPTPP, khi đã có hiệu lực nhưng chưa nhìn thấy tác động mạnh của Hiệp định này, dù trước đó nó cũng tạo ra nhiều sự lạc quan. Từ sự hứng khởi đến nắm bắt cơ hội là con đường khá dài, do đó, tôi cho rằng việc ký kết EVFTA chưa có sự tác động tới tăng trưởng kinh tế trong năm 2019.

Ông đánh giá như thế nào về hai động lực tăng trưởng đến từ nông nghiệp và du lịch? Theo ông, đâu là lĩnh vực góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm?

Nông nghiệp và du lịch là hai động lực tăng trưởng quan trọng, tuy nhiên, năm 2019, nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ rào cản kỹ thuật khắt khe từ các quốc gia NK cũng như vấn đề thay đổi khí hậu, mùa màng, dịch bệnh. Du lịch là chìa khóa của kinh tế Việt Nam, đem lại nhiều ngoại tệ, sẽ có đóng góp lớn cho tăng trưởng 2019 nhưng mức đóng góp sẽ không bằng những năm trước do kinh tế thế giới suy giảm thì du lịch sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Như vậy, nông nghiệp và du lịch là hai ngành kinh tế mũi nhọn nhưng hai ngành này đang chịu tác động tiêu cực từ kinh tế thế giới và những biến đối khó lường, bất thường của khí hậu.

Những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm, trước hết là XK. Đây là lĩnh vực giúp đẩy mạnh tăng trưởng nhiều năm qua. Với CPTPP đang có hiệu lực, sự hội nhập của Việt Nam vào kinh tế thế giới, XK của Việt Nam tiếp tục sẽ là lĩnh vực giúp Việt Nam tăng trưởng. Về nội địa, hai động lực đến từ sự duy trì ổn định của nền kinh tế và sức mua nội địa tăng lên trong thời gian qua. Trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay, bên cạnh đẩy mạnh XK thì đồng thời phải đẩy mạnh sức mua trong nước, vốn là vấn đề phụ thuộc nhiều vào tín dụng. Do đó cần tiếp tục đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng để đẩy mạnh sức mua của người tiêu dùng trong nước.

Nguồn: Báo Hải quan

https://baohaiquan.vn/xuat-khau-tiep-tuc-la-linh-vuc-giup-viet-nam-tang-truong-107351-107351.html