VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Báo cáo của chính phủ

Báo cáo tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 8 và 8 tháng năm 2015

28/08/2015 - 412 Lượt xem

1.  Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 8 năm 2015     

Trong tháng 8/2015, số doanh nghiệp được thành lập mới là 9.301 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 55.154 tỷ đồng, tăng 41% về số doanh nghiệp và tăng 41,9% về số vốn đăng ký so với tháng 7 năm 2015.        

Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 8 đạt 5,9 tỷ đồng, tăng 0,7% so với tháng trước. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8 là 129,8 nghìn lao động, tăng 41,1% so với tháng trước.

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động trong tháng 8 của cả nước là 834 doanh nghiệp, tăng 11,5% so với tháng 7 năm 2015.      

Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động trong tháng này là 7.595 doanh nghiệp, tăng 27,9% so với tháng trước, trong đó: 1.460 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 6.135 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.   

Số doanh nghiệp trước ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động trong tháng 8 trên cả nước là 1.359 doanh nghiệp, giảm 7,4% so với tháng 7 năm 2015.

2.      Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 8 tháng đầu năm 2015

a) Tình hình doanh nghiệp thành lập mới của cả nước trong 8 tháng đầu năm 2015

- Về tình hình chung:       

Trong 8 tháng đầu năm 2015, số doanh nghiệp thành lập mới của c nước là 61.305 doanh nghip vi tng s vn đăng ký là 376.419 t đng, tăng 29,2% v s doanh nghip và tăng 29,9 % v s vn đăng ký so vi cùng kỳ năm trước.

Tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm của cả nước trong 8 tháng vừa qua vào nền kinh tế là 857.958 tỷ đồng, bao gồm: tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 376.419 tỷ đồng và tổng số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 481.539 tỷ đồng.

T trng vn đăng ký bình quân trên mt doanh nghip trong 8 tháng đầu năm 2015 đt 6,1 t đng, tăng 0,5% so vi cùng kỳ năm 2014. S lao đng d kiến được to vic làm ca các doanh nghip thành lp mi trong 8 tháng đầu năm 2015 là 873,3 nghìn lao đng, tăng 23,3% so vi cùng kỳ năm trước.

  

- Về tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo vùng lãnh thổ:

Biểu đồ 1: Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo vùng lãnh thổ

 

 

Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 8 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 chia theo vùng lãnh thổ (Biểu đồ 1) cho thấy: vùng Tây Nguyên là khu vực duy nhất có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm trong 8 tháng đầu năm 2015; Ngược lại, các vùng Đồng bằng Sông Hồng tăng 34,8%, tiếp đến là Đông Nam Bộ tăng 32,2%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng 27,2%, Trung du và miền núi phía Bắc tăng 24,4% và Đồng bằng sông Cửu Long tăng 21,1%.

 

- Về tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới phân theo lĩnh vực hoạt động:

Biểu đồ 2: Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo lĩnh vực hoạt động

 

Trong 8 tháng vừa qua, tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng ở tất cả các ngành so với 8 tháng đầu năm 2014 (biểu đồ 2), cụ thể: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 114,4%, Kinh doanh bất động sản tăng 80,2%, Vận tải kho bãi tăng 56,9%, Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 40,5%, Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc, thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác tăng 39,5%...

b) Tình hình doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh trong 8 tháng đầu năm 2015

- Về tình hình chung: 

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh trong 8 tháng đầu năm 2015 của cả nước là 6.290 doanh nghiệp, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước.

+ Số doanh nghiệp giải thể theo loại hình doanh nghiệp:

Trong tổng số doanh nghiệp giải thể, có 2.252 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 35,8%; 1.726 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 27,4%; 1.370 doanh nghiệp tư nhân chiếm 21,8% và 942 công ty cổ phần chiếm 15%.

+ Số lượng doanh nghiệp giải thể theo quy mô vốn:

Theo bảng 1, số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng. Điều này phần nào cho thấy rằng nhờ có sức đề kháng và hoạch định chiến lược kinh doanh tốt hơn, những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn thường có độ ổn định và sức chống chọi với khó khăn cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ.

Bảng 1: Số doanh nghiệp giải thể theo quy mô vốn (Đơn vị: DN)

TT

Quy mô vốn đăng ký

8 tháng năm 2014

8 tháng năm 2015

Tổng số

6.365

6.290

1

0-10 tỷ đồng

6.002

5.874

2

10-20 tỷ đồng

142

165

3

20-50 tỷ đồng

116

115

4

50-100 tỷ đồng

53

63

5

Trên 100 tỷ đồng

52

73

- Về tình hình doanh nghiệp giải thể theo vùng lãnh thổ:

Bảng 2: Số doanh nghiệp giải thể theo vùng lãnh thổ (Đơn vị: DN)

TT

Vùng lãnh thổ

8 tháng

năm 2014

8 tháng

năm 2015

8 tháng năm 2015 so với cùng kỳ 2014 (%)

Tổng số

6.365

6.290

1,2

1

Đồng bằng Sông Hồng

957

1.147

19,9

2

Trung du và miền núi phía Bắc

504

413

-18,1

3

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

1.039

1.019

-1,9

4

Tây Nguyên

137

203

48,2

5

Đông Nam Bộ

2.282

2.158

-5,4

6

Đồng bằng Sông Cửu Long

1.446

1.350

-6,6

Trong 8 tháng đầu năm 2015, đa số các khu vực có tình hình doanh nghiệp giải thể giảm, gồm có: Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ giảm nhiều nhất là 18,1%, tiếp đó là Đồng bằng Sông Cửu Long giảm 6,6%, Đông Nam Bộ giảm 5,4% và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung giảm 1,9%; Ở chiều ngược lại chỉ có 2 khu vực là Đồng bằng Sông Hồng và Tây Nguyên có số doanh nghiệp giải thể tăng lần lượt là 19,9% và 48,2%.

- Về tình hình doanh nghiệp giải thể theo lĩnh vực hoạt động:

Trong 8 tháng vừa qua, lĩnh vực Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có tỷ lệ giảm nhiều nhất là 50%; tiếp đó là Hoạt động dịch vụ khác giảm 29,4%; Kinh doanh bất động sản giảm 26,5%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 25,3%... Ngược lại, một số lĩnh vực lại có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng, bao gồm: lĩnh vực Thông tin và truyền thông tăng 136,6%; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 82%; Sản xuất phân phối điện, nước, ga tăng 50%...

Biểu đồ 3: Số doanh nghiệp giải thể theo lĩnh vực hoạt động (Đơn vị: DN)

 

 

c) Tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong 8 tháng đầu năm 2015

- Về tình hình chung:

Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động của cả nước là 39.056 doanh nghiệp, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: 11.248 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, 27.808 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.

+ Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo loại hình doanh nghiệp:

Trong tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động, có 14.021 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 35,9%; 12.723 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 32,6%; 4.894 doanh nghiệp tư nhân chiếm 12,5% và 7.418 công ty cổ phần chiếm 19%.

+ Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo quy mô vốn:

Dữ liệu cho thấy (Bảng 3), số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng.

Bảng 3: Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo quy mô vốn (Đơn vị: DN)

TT

Quy mô vốn đăng ký

8 tháng

năm 2014

8 tháng

năm 2015

Tổng số

38.144

39.056

1

0-10 tỷ đồng

35.192

36.630

2

10-20 tỷ đồng

1.260

1.194

3

20-50 tỷ đồng

928

694

4

50-100 tỷ đồng

426

307

5

Trên 100 tỷ đồng

338

231

- Về tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo vùng lãnh thổ:

Bảng 4: Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo vùng lãnh thổ (Đơn vị: DN)    

TT

Vùng lãnh thổ

8 tháng

năm 2014

8 tháng

năm 2015

8 tháng năm 2015 so với cùng kỳ 2014 (%)

Tổng số

38.144

39.056

2,4

1

Đồng bằng Sông Hồng

12.481

12.805

2,6

2

Trung du và miền núi phía Bắc

1.210

1.867

54,3

3

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

4.503

5.503

22,2

4

Tây Nguyên

1.245

1.665

33,7

5

Đông Nam Bộ

16.036

13.672

-14,7

6

Đồng bằng Sông Cửu Long

2.669

3.544

32,8

Trong 8 tháng đầu năm 2015, đa số các khu vực có tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng, gồm có: Trung du và miền núi phía Bắc tăng 54,3%, tiếp đó là Tây Nguyên tăng 33,7%, Đồng bằng Sông Cửu Long tăng 32,8%, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tăng 22,2% và Đồng bằng sông Hồng tăng 2,6%; duy nhất có khu vực Đông Nam Bộ giảm 14,7%.

- Về tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo lĩnh vực hoạt động:

Bảng 5: Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo lĩnh vực hoạt động (Đơn vị: DN)

TT

Ngành nghề kinh doanh

8 tháng

năm 2014

8 tháng

năm 2015

8 tháng năm 2015 so với cùng kỳ 2014 (%)

Tổng số

38.144

39.056

2,4

1

Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy

14.585

15.024

3,0

2

Công nghiệp chế biến, chế tạo

5.021

5.065

0,9

3

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

1.863

2.051

10,1

4

Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác

2.132

2.077

-2,6

5

Giáo dục và đào tạo

548

565

3,1

6

Hoạt động dịch vụ khác

910

794

-12,7

7

Kinh doanh bất động sản

496

390

-21,4

8

Khai khoáng

448

516

15,2

9

Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác

1.719

1.649

-4,1

10

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

690

859

24,5

11

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

262

431

64,5

12

Sản xuất phân phối, điện, nước, gas

215

258

20,0

13

Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

320

310

-3,1

14

Thông tin và truyền thông

965

877

-9,1

15

Vận tải kho bãi

1.813

1.973

8,8

16

Xây dựng

6.055

6.095

0,7

17

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

102

122

19,6

Trong 8 tháng đầu năm 2015, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo lĩnh vực hoạt động giảm ở một số ngành so với cùng kỳ năm 2014, gồm: Khai khoáng giảm 21,4%; Hoạt động dịch vụ khác giảm 12,7%; Thông tin và truyền thông giảm 9,1%; Kinh doanh bất động sản giảm 4,1%; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm giảm 3,1%; Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác giảm 2,6%. Các ngành còn lại đều có số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng so với cùng kỳ năm trước.

d) Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 8 tháng đầu năm 2015

- Về tình hình chung:

Trong 8 tháng đầu năm 2015, cả nước có 11.333 doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2014. Đây là con số đáng khích lệ cho thấy tín hiệu tốt của nền kinh tế đã tạo thêm cơ hội đầu tư, kinh doanh cho những doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

- Về tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo vùng lãnh thổ:

Bảng 6: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo vùng lãnh thổ (Đơn vị: doanh nghiệp)

TT

Vùng lãnh thổ

8 tháng

năm 2014

8 tháng

năm 2015

8 tháng năm 2015 so với cùng kỳ 2014 (%)

Tổng số

10.924

11.333

3,7

1

Đồng bằng Sông Hồng

3.504

3.249

-7,3

2

Trung du và miền núi phía Bắc

540

659

22,0

3

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

1.175

1.725

46,8

4

Tây Nguyên

279

385

38,0

5

Đông Nam Bộ

4.825

4.314

-10,6

6

Đồng bằng Sông Cửu Long

601

1.001

66,6

Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 8 tháng vừa qua ở một số khu vực giảm, gồm có: khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng là nơi tập trung số lượng lớn doanh nghiệp của cả nước có tỷ lệ giảm lần lượt là 10,6% và 7,3%. Trong khi đó, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long tăng 66,6%; tiếp đến là Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tăng 46,8%; Tây Nguyên tăng 38% và Trung du và miền núi phía Bắc tăng 22%.

- Về tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo lĩnh vực hoạt động:

Biểu đồ 4: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo lĩnh vực hoạt động (Đơn vị: DN)

Trong 8 tháng vừa qua, về lĩnh vực hoạt động, số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở một số ngành so với cùng kỳ năm 2014: Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 55,6%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 48,4%; Sản xuất phân phối điện, nước, ga tăng 24,1%.... Ngược lại, với tình hình tích cực trên, một số ngành có tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm, gồm: Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trỡ khác giảm 7,7%; Kinh doanh bất động sản giảm 5,8%; Xây dựng giảm 1,4%...



Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư