VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Báo cáo của chính phủ

Báo cáo tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 8 năm 2015

28/08/2015 - 366 Lượt xem

1. Nông nghiệp

a) Trồng trọt

Sản xuất nông nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu vào công tác gieo cấy, chăm sóc lúa mùa, thu hoạch lúa và hoa màu vụ hè thu.

Tình hình gieo trồng lúa mùa:  Tính đến thời điểm 15/8/2015, cả nước đã gieo cấy được 1366,6 nghìn ha lúa mùa, bằng 94,5% cùng kỳ năm trước. Trong đó các địa phương phía Bắc đã cơ bản kết thúc gieo cấy với diện tích đạt 1142,7 nghìn ha, bằng 99,4 cùng kỳ năm trước; các địa phương phía Nam gieo cấy 223,9 nghìn ha, bằng 92,6%. Nhìn chung, hầu hết diện tích lúa vụ mùa được gieo cấy trong khung thời vụ. Nhiều địa phương đã hình thành thêm nhiều vùng sản xuất tập trung, diện tích lúa chất lương cao, có khả chống chịu sâu bệnh (như giống lai 27T31 kháng bạc lá, Thiên ưu 8). Trong tháng, thời tiết có phần thuận lợi hơn, xen kẽ những đợt nắng nóng đã có những trận mưa giải nhiệt phân bố khắp các vùng miền, cùng với hệ thống bơm cấp nước đã cung cấp đủ nước tưới dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển thuận lợi. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây ra đợt mưa lớn từ ngày 25/7 đến 05/8 làm ngập úng cục bộ khoảng 44 nghìn ha lúa mùa ở các tỉnh miền Bắc, trong đó gần 500 ha lúa bị mất trắng, không có khả năng phục hồi (Điện Biên 314 ha, Sơn La 60 ha).

Lúa Hè thu: Cả nước đã gieo cấy được 2090 nghìn ha, giảm gần 20 nghìn ha, bằng 99,1% so hè thu 2014 do một số tỉnh chịu ảnh hưởng hạn hán nghiêm trọng chuyển sang gieo trồng các loại hoa màu khác (Nghệ An giảm 3,7 nghìn ha; Quảng Trị giảm 2,3 nghìn ha; Khánh Hòa giảm 8,2 nghìn ha; Bình Thuận, Cần Thơ giảm 2,6 nghìn ha; Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp giảm 1,7 nghìn ha. Đến trung tuần tháng 8, cả nước đã thu hoạch được 1111,4  nghìn ha lúa hè thu, bằng 99,5% năm trước, tập trung chủ yếu ở các địa phương phía Nam, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch được 1107,4 nghìn ha, chiếm 66% diện tích gieo cấy và nhanh hơn 10,3% cùng kỳ. Theo báo cáo của các tỉnh, năng suất lúa hè thu các tỉnh ĐBSCL đạt khá, tăng nhẹ so hè thu 2014 do các tỉnh đã áp dụng các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao trong sản xuất; mô hình cánh đồng mẫu lớn được phát huy tác dụng và đang được nhân rộng; diện tích gieo sạ và thu hoạch ít gặp mưa, giông đổ ngã như năm trước. Năng suất lúa các tỉnh miền trung do ảnh hưởng bởi nắng nóng nên khả năng giảm so hè thu 2014 (Nghệ An, Ninh Thuận, Khánh Hòa); Sản lượng lúa hè thu cả nước ước đạt 11,2 triệu tấn, xấp xỉ hè thu 2014.  

Gieo trồng lúa thu đông: Trên những chân ruộng đã thu hoạch xong lúa Hè thu và Xuân hè, bà con nông dân tiếp tục sản xuất vụ lúa Thu Đông. Tính đến trung tuần tháng 8, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã gieo cấy được 437,1 nghìn ha lúa thu đông, tăng 10,3 % so với cùng kỳ năm trước. Diện tích tăng là do lũ năm 2014 thấp, nông dân dự đoán mùa lũ năm 2015 mực nước sẽ không cao; đồng thời do thu hoạch sớm vụ lúa hè thu nên nông dân mạnh dạn xuống giống vụ thu đông. Một số tỉnh có tiến độ gieo trồng lúa Thu đông sớm là: Long An 26,7 nghìn ha (+37%);  Trà Vinh 14,5 nghìn ha (+38%); Đồng Tháp 122,6 nghìn ha (+22%); Kiên Giang 79,5 nghìn ha (+21%).

Gieo trồng các loại cây hoa màu: Rau màu hè thu năm nay sinh trưởng, phát triển tương đối thuận lợi do không có mưa kéo dài và không có mưa úng cục bộ như mọi năm. Tuy nhiên, giá bán nông sản không ổn định, nhiều loại nông sản giá bán thấp hơn so với cùng kỳ năm 2014, hiệu quả sản xuất rau mầu vụ mùa năm nay nhìn chung thấp hơn cùng kỳ 2014. Tính đến giữa tháng Tám, các địa phương trên cả nước đã gieo trồng được 1003,6 nghìn ha ngô, bằng 101,1% cùng kỳ năm 2014; 119,2 nghìn ha khoai lang, bằng 93,5%; 89,4 nghìn ha đậu tương, bằng 93%; 182,2 nghìn ha lạc, bằng 97,9%; 907,8 nghìn ha rau, đậu, bằng 101,1%.

Tình hình thiên tai, dịch bệnh: Cả nước hiện có hơn 72 nghìn ha lúa và hoa màu bị nhiễm sâu bệnh, trong đó các tỉnh Miền Bắc bị nhiễm 31 nghìn ha, các tỉnh Miền Nam bị nhiễm 41 nghìn ha. Tuy nhiên, các diện tích bị nhiễm nhẹ, bà con đã chủ động phòng trừ thành công. Hiện nay, các địa phương đang tích cực phun thuốc phòng trừ sâu bệnh để ngăn chặn sự lây lan, đồng thời theo dõi sát diễn biến của dịch bệnh để kịp thời có biện pháp phòng trừ hiệu quả nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh đến kết quả sản xuất. Dự báo trong thời gian tới bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá, bệnh khô vằn giảm diện tích nhiễm, chỉ còn gây hại trên các diện tích lúa đòng trỗ; bệnh lem lép hạt, bệnh khô cổ bông tiếp tục phát sinh và gây hại trên lúa giai đoạn trỗ chín ở hầu hết địa phương; nhện gié, bệnh vàng lá chín sớm, chuột, ngộ độc phèn,... gây hại rải rác.

b) Chăn nuôi

Chăn nuôi trâu, bò: Chăn nuôi trâu, bò phát triển khá ổn định do dịch bệnh lớn không xảy ra. Ước tính tổng số trâu của cả nước giảm khoảng 1%; bò tăng khoảng 2,5% so với cùng kỳ năm 2014. 

Chăn nuôi lợn: Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/7/2015 tổng số lợn của cả nước có 27,7 triệu con, tăng 2,82% so với cùng kỳ năm 2014. Dịch lợn tai xanh không xảy ra nên chăn nuôi lợn diễn ra khá thuận lợi. Chăn nuôi lợn đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với sự gia tăng của các mô hình chăn nuôi có qui mô lớn, năng suất cao, an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường.

Chăn nuôi gia cầm: Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/7/2015, tổng số gia cầm của cả nước có 347 triệu con, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2014. Đàn gia cầm chủ yếu được phát triển mạnh tại các cơ sở chăn nuôi có qui mô gia trại và trang trại. Trong tháng tuy dịch cúm gia cầm chỉ xảy ra ở một số điểm của một số tỉnh nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát cao do thời tiết diễn biến phức tạp làm cho đàn gia cầm mệt mỏi, kém ăn và giảm sức đề kháng. Chính vì vậy, để chăn nuôi đạt hiệu quả cao các cơ quan chuyên môn khuyến cáo người nuôi gia cầm cần đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống dịch bệnh.

* Tình hình dịch bệnh

- Dịch cúm gia cầm: Tính đến ngày 20/8/2015 cả nước còn tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Lào Cai có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.

- Dịch lợn tai xanh: Tính đến ngày 20/8/2015 cả nước không còn tỉnh nào có dịch lợn tai xanh chưa qua 21 ngày.

- Dịch lở mồm long móng: Tính đến ngày 20/8/2015 cả nước còn tỉnh Hà Tĩnh có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày.

2. Lâm nghiệp

Trong tháng thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuât lâm nghiệp do có mưa nhiều trên diện rộng. Diện tích rừng trồng mới tập trung tháng Tám ước tính đạt 16,1 nghìn ha, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2014; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 9,7 triệu cây, tăng 1%; sản lượng gỗ khai thác đạt 660 nghìn m3, tăng 6,1%; sản lượng củi khai thác đạt 2,84 triệu ste, tăng 1,4%. Diện tích rừng trồng tập trung cả nước tám tháng ước đạt 133,9 nghìn ha, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước; một số tỉnh có diện tích trồng rừng tập trung tăng cao như Hà Giang 9,5 nghìn ha (+ 143%); Lai Châu 2 nghìn ha (+ 85,3%); Lạng Sơn 5,2 nghìn ha (+ 36,2%); Phú Thọ 8,6 nghìn ha (+ 27,8%)...; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 132,8 triệu cây, tăng 0,2%; sản lượng gỗ khai thác đạt 4615 nghìn m3, tăng 10,3%; một số tỉnh có sản lượng khai thác gỗ tăng cao như Bắc Giang đạt 175 nghìn m3 (+48%); Quảng Ngãi 513 nghìn m3 (+36,3%); Quảng Trị 316 nghìn m3 (+28,4%); Thái Nguyên 102 nghìn m3 (+25,9%)...; sản lượng củi khai thác đạt 20,3 triệu ste, tăng 1,9%.

Thiệt hại rừng: Diện tích rừng bị thiệt hại trong tháng Tám 79 ha, trong đó diện tích rừng bị cháy là 51 ha, diện tích rừng bị chặt phá 28 ha; do cuối tháng 7 thời tiết còn nắng nóng cục bộ nên tại một số tỉnh vùng núi phía Bắc và khu vực miền Trung còn xảy ra cháy rừng như: Hòa Bình 17,8 ha; Thái Nguyên 9,5 ha; Nghệ An 8,6 ha; Bình Định là 5,8 ha; Lạng Sơn 4,7 ha... Tính chung tám tháng, diện tích rừng bị thiệt hại là 1206 ha, giảm 60% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 742 ha, giảm 70,4%; diện tích rừng bị chặt phá là 464 ha, giảm 9%.

3. Thủy sản

Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng tháng tám năm 2015 ước đạt 590,2 nghìn tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước trong đó cá đạt 398,5 nghìn tấn, tăng 2,5%; tôm đạt 100,3 nghìn tấn, giảm 4,4%.

Nuôi trồng thuỷ sản

Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tháng ước đạt 335,3 nghìn tấn, giảm 0,5% so với cùng kỳ, trong đó cá đạt 228 nghìn tấn, tăng 1%; tôm đạt 82 nghìn tấn, giảm 6%.

 Bước sang tháng tám, giá các loại thủy sản nuôi trồng chủ lực đã có xu hướng ổn định hơn nhưng mức giá vẫn còn thấp nên một số nơi thu hoạch cầm chừng. Hiện nay giá cá tra nguyên liệu từ 20.000 -21.000 đồng/kg, với mức giá này thì các doanh nghiệp hoặc các mô hình nuôi theo chuỗi liên kết có lãi nhưng các hộ nuôi nhỏ lẻ có thể bị lỗ. Bên cạnh đó, ở một số địa phương cá tra bị mắc các bệnh xuất huyết, ký sinh trùng. Sản lượng cá tra công nghiệp thu hoạch trong tháng ước đạt 98 nghìn tấn, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước (Hậu Giang đạt 5,8 nghìn tấn (-0,8%); Cần Thơ đạt 15,8 nghìn tấn (-7%); Vĩnh Long đạt 3,9 nghìn tấn (-22,7%).

Thời tiết trong tháng tương đối thuận lợi cho việc thả nuôi tôm ở các địa phương. Đặc biệt nuôi tôm sú quảng canh, quảng canh cải tiến, do mô hình này tuy năng suất không cao nhưng giá thành sản xuất thấp, ít dịnh bệnh và có lợi thế cạnh tranh. Diện tích nuôi tôm sú tháng tám ước đạt 576 nghìn ha, tăng 3,1% so với cùng kỳ. Sản lượng tôm sú ước đạt 30,1 nghìn tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước trong đó Bạc Liêu đạt 9,2 nghìn tấn (+34%), Kiên Giang đạt 5,4 nghìn tấn (+20%), Cà Mau đạt 7,7 nghìn tấn (+3,7%). Tôm thẻ chân trắng không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao như những năm đầu mới phát triển do giá bán bấp bênh và sức ép cạnh tranh cao nên một bộ phận người nuôi đã chuyển sang nuôi tôm sú. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trong tháng ước đạt 69 nghìn ha, giảm 5,7%,  sản lượng tôm thẻ chân trắng ước đạt 30 nghìn tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước.

Khai thác thủy sản

Sản lượng thủy sản khai thác tháng tám ước đạt 254,9 nghìn tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Các đợt gió Nam và Tây Nam tăng cường, biển động làm hạn chế thời gian bám biển của các đội tàu nhưng các loài cá nổi xuất hiện nhiều với mật độ dày như cá cơm, cá sọc dưa, cá hố... mặt khác giá xăng dầu trong tháng giảm, khiến cho bà con ngư dân tích cực ra khơi bám biển. Sản lượng khai thác biển ước đạt 234,8 nghìn tấn, tăng 4,9%. Sản lượng cá ngừ đại dương trong tháng ước đạt trên 1320 tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước trong đó Bình Định đạt 896 tấn, Khánh Hòa đạt 297 tấn, Phú Yên đạt 105 tấn, Quãng Ngãi đạt 22 tấn.

Tính chung tám tháng đầu năm 2015, sản lượng thủy sản ước đạt 4261 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thủy sản nuôi trồng ước đạt 2270,2 nghìn tấn, tăng 1,9%, thủy sản khai thác ước đạt 1991,5 nghìn tấn, tăng 4,4%.

4. Một số giải pháp các tháng cuối năm

- Thực hiện chủ trương Tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, vùng đất lúa không chủ động tưới sang trồng các cây hàng năm

- Đa dạng hóa các cây rau mầu, hoa, nấm ăn và nấm dược liệu theo yêu cầu thị trường; tập trung các sản phẩm đang nhập khẩu lớn, như ngô, đậu tương làm thức ăn chăn nuôi trên cơ sở diện tích hiện có và mở rộng diện tích trên đất trồng lúa kém hiệu quả, không chủ động tưới.

- Mở rộng diện tích, thâm canh, rải vụ, tăng năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm đối với các cây ăn quả có thị trường tiêu thụ, trong đó tập trung vào các loại cây ăn quả chủ lực (như thanh long, xoài, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, vải, chuối...).

- Chỉ đạo các địa phương tập trung tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, trong đó có các loại thức ăn bổ sung và chất cấm sử dụng trong chăn nuôi do đang còn nhiều tồn tại, tiềm ẩn nguy cơ cao ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình nhập lậu gia súc, gia cầm nhằm ổn định thị trường, bảo vệ sản xuất   trong nước.

Tập trung chỉ đạo các biện pháp giám sát, chủ động phòng chống dịch bệnh; tiếp tục triển khai Chương trình hành động về vệ sinh ATTP, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi; quyết liệt dập dịch đối với những địa phương đang còn dịch, những địa phương đã hết dịch cần tập trung khôi phục, phát triển sản xuất; đảm bảo nguồn thực phẩm cho các dịp lễ, Tết cuối năm.

-  Đối với nuôi trồng thủy sản: tăng cường hướng dẫn kế hoạch sản xuất, kiểm tra và giám sát thực hiện việc tuân thủ các quy định điều kiện về nuôi; kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào (thức ăn và con giống; chất lượng hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản).

Đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị định 67/NĐ-CP; phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kịp thời giải quyết những khó khăn, vương mắc của địa phương trong việc triển khai thực hiện Nghị định. Chỉ đạo tổ chức lại sản xuất trên vùng biển xa bờ theo mô hình tổ, đội sản xuất nhằm hỗ trợ ngư dân khai thác an toàn, hiệu quả và để ngư dân đủ điều kiện được hưởng các chính sách hỗ trợ theo qui định.

Tiếp tục triển khai hoạt động kiểm ngư để kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển theo kế hoạch; tổ chức trực, tiếp nhận thông tin đường dây nóng phục vụ chỉ huy điều hành và xử lý kịp thời tình hình diễn biến trên biển. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát biển và các lực lượng khác bảo vệ ngư dân, đồng thời tuyên truyền, xua đuổi tàu các phương tiện của nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam.

- Chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các địa phương thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng và PCCCR, ngăn chăn và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.  Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng theo kế hoạch, Đề án kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm lâm, Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm giai đoạn 2014-2020, Đề án quản lý khai thác rừng tự nhiên…

- Theo dõi sát diễn biến cung, cầu thị trường trong nước và thế giới; nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường để đảm bảo tiêu thụ kịp thời, hiệu quả nông, thủy sản cho nông dân; trước mắt, đối với lúa Hè Thu, cá tra, tôm, thịt lợn, gia cầm, đường, mía….

- Nắm rõ tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản; nghiên cứu kỹ các thị trường lớn để đề xuất các cơ chế chính sách khuyến khích xuất khẩu để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân.

Đồng thời, rà soát, áp dụng các biện pháp để khuyến khích người dân tăng tiêu thụ các sản phẩm trong nước, củng cố niềm tin đối với thị trường trong nước.

- Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: Tập trung chỉ đạo, phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2015, trong đó tăng cường thu hút các nguồn lực cho Chương trình, ưu tiên phát triển các cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, thôn trực tiếp gắn với phát triển đời sống hàng ngày của người dân; đẩy mạnh chỉ đạo phát triển sản xuất theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn; phát triển giáo dục, y tế và xây dựng đời sống văn hóa, giữ vững an ninh trật tự ở nông thôn.

- Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, lượng mưa, mực nước các sông suối, lượng trữ của các hồ chứa; chỉ đạo phòng chống hạn hán, úng ngập phục vụ sản xuất đạt hiệu quả; đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa lũ, giảm ngập lụt cho vùng hạ du các lưu vực sông./.

 


 

TỔNG HỢP KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Đến ngày 15/08/2015

 

 

 

 

 

Thực hiện

Thực hiện

So với

 

15/08/2014

15/08/15

cùng kỳ (%)

 

(Nghìn ha)

(Nghìn ha)

 

1. Gieo cấy lúa mùa cả nước

1,446.5

1,366.6

94.5

  Trong đó: -  Miền Bắc

1,149.7

1,142.7

99.4

                   - Miền Nam

241.9

223.9

92.6

2. Gieo cấy lúa Hè thu cả nước

2,119.7

2,100.3

99.1

  Trong đó: -  Miền Bắc

173.7

166.9

96.1

                   - Miền Nam

1,945.9

1,933.4

99.4

  Trong đó:  Đồng bằng sông Cửu Long

1,677.8

1,677.8

100.0

3. Thu hoạch lúa hè thu

1,116.7

1,111.4

99.5

  Trong đó:  Đồng bằng sông Cửu Long

1,051.7

1,107.4

105.3

4. Gieo cấy lúa thu đông ĐBSCL

396.2

437.1

110.3

5. Gieo trồng màu lương thực

 

 

 

  Trong đó: -  Ngô

992.5

1,003.6

101.1

                  -  Khoai lang

127.4

119.2

93.5

                  - Lạc

186.1

182.2

97.9

                  -  Đậu tương

96.1

89.4

93.0

6. Gieo trồng rau, đậu các loại

897.7

907.8

101.1

 


 

ƯỚC TÍNH SẢN LƯỢNG THỦY SẢN 8 THÁNG NĂM 2015

Đơn vị: 1000 tấn

 

Năm 2014

Năm 2015

So với cùng kỳ (%)

 

Tháng 8

Cộng dồn
 8 tháng

Tháng 8

Cộng dồn 8 tháng

Tháng 8

Cộng dồn 8 tháng

Tổng số

580,8

4135,3

590,2

4261,7

101,6

103,1

       - Cá

388,7

2995,2

398,5

3086,2

102,5

103,0

       - Tôm

104,9

523,1

100,3

502,2

95,6

96,0

       - Thuỷ sản khác

87,2

617,0

91,5

673,4

104,9

109,1

I. Thuỷ sản nuôi trồng

336,9

2226,9

335,3

2270,2

99,5

101,9

       - Cá

225,7

1634,1

228,0

1666,4

101,0

102,0

       - Tôm

87,2

415,0

82,0

395,2

94,0

95,2

       - Thuỷ sản khác

24

177,8

25,4

208,7

105,8

117,4

II.  Thuỷ sản khai thác

243,9

1908,4

254,9

1991,5

104,5

104,4

       - Cá

163,0

1361,1

170,5

1419,8

104,6

104,3

       - Tôm

17,7

108,1

18,3

107,0

103,4

99,0

       - Thuỷ sản khác

63,2

439,2

66,1

464,7

104,6

105,8

   + Khai thác biển

223,8

1786,1

234,8

1868,8

104,9

104,6



Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư