VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Kinh nghiệm cải cách và phát triển kinh tế - xã hội của các nước

Thặng dư châu Âu trì trệ

06/08/2014 - 236 Lượt xem

Trong khi phần còn lại của thế giới hồi phục từ cuộc Đại suy thoái 2008-2009, châu Âu vẫn đang trì trệ. Tăng trưởng khu vực châu Âu dự kiến sẽ là 1,7% trong năm tới. Chúng ta phải làm sao với thực trạng này?

Đồng Euro yếu có giúp ích cho châu Âu?

Một giải pháp là đồng Euro yếu hơn. Đầu tháng này, Giám đốc điều hành của Airbus kêu gọi hành động quyết liệt để làm giảm giá trị của đồng Euro so với đồng USD khoảng 10%, từ mức "điên rồ"  1,35 USD hiện nay xuống khoảng còn từ 1,20 USD đến 1,25 USD/Euro. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất huy động từ 0 đến -0,1%, Nhưng các biện pháp này đã có tác dụng rất hạn chế trên thị trường ngoại hối.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ảm đạm này là vì không kích thích được tổng cầu. Vương quốc Anh, Mỹ, Nhật Bản và tất cả đều bơm tiền nhằm hồi sinh nền kinh tế của họ. Đồng tiền mất giá trở thành một phần thiết yếu của cơ chế phục hồi. Chủ tịch ECB - ông Mario Draghi thường gợi ý nới lỏng định lượng. Tháng trước, ông lặp đi lặp lại rằng "nếu cần thiết, chúng tôi sẽ hành động nhanh chóng với chính sách tiền tệ nới lỏng hơn nữa", nhưng ông thiếu sự cam kết tương tự như Mark Carney, Thống đốc Ngân hàng Anh, vốn là một cựu bộ trưởng trong chính phủ Anh.

Tuy nhiên, động thái “không làm gì cả” của ECB không hoàn toàn là nguyên nhân đồng Euro tăng giá. Cục diện mất cân bằng tài khoản vãng lai qua Eurozone cũng đóng một vai trò lớn.

Thặng dư của Đức và mối đe dọa với châu Âu

Tài khoản vãng lai thặng dư của Đức lớn nhất trong Eurozone không phải là một hiện tượng mới. Nó đã tồn tại từ những năm 1980, chỉ giảm sau khi nước Đức thống nhất, khi các kinh doanh đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực bất động sản tại Đông Đức cũ hơn là tiết kiệm tiền. Thặng dư bên ngoài đã tăng nhanh chóng kể từ đầu những năm 2000. Ngày nay, thặng dư của Đức vẫn gần với mức trước khủng hoảng năm 2007, tức ở mức 7,4% GDP.

Tuy nhiên hiện các quốc gia trước đây thâm hụt ngân sách đang chuyển dần sang thặng dư, có nghĩa là tài khoản hiện tại của Eurozone đang ngày càng tích cực. Trên thực tế, thặng dư của Eurozone dự kiến sẽ đạt 2,25% GDP trong năm nay và năm tới. Eurozone tiết kiệm nhiều hơn là đầu tư, hoặc là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Điều này  khiến đồng Euro tăng giá.

Quay trở lại thời điểm tháng 10/2013, Bộ Tài chính Mỹ chỉ ra rằng, thặng dư cấu trúc của Đức là nguồn gốc tai họa của châu Âu. Lý do Mỹ đưa ra là nếu một quốc gia thặng dư, thì quốc gia khác phải thâm hụt, bởi vì các khoản tiết kiệm dư thừa hay xuất khẩu của nước dư thừa phải được hấp thụ bởi nước khác như đầu tư, tiêu dùng, hoặc nhập khẩu.

Nếu nước có thặng dư không có các bước để giảm thặng dư, ví dụ bằng cách tăng đầu tư trong nước và tiêu dùng. Các quốc gia khác giảm thâm hụt ngân sách bằng cách duy nhất là cắt giảm đầu tư và tiêu dùng thì những điều này sẽ tạo ra một trạng thái cân bằng "xấu".

Tình trạng như vậy dường như đã xảy ra trong khu vực đồng Euro. Đức vẫn duy trì "tốt" thặng dư, trong khi các nước Địa Trung Hải giảm thâm hụt ngân sách của họ bằng cách cắt giảm đầu tư, tiêu dùng và nhập khẩu. Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp tăng vọt lên gần 27%; Tây Ban Nha cao gần như thế và Bồ Đào Nha phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ngân hàng.

Tháng 11/2013, Paul Krugman đã viết rằng: “Chính sách không thay đổi của Đức là nỗi đau của Tây Ban Nha”.

Nhưng Đức từ chối logic này. Thặng dư tài khoản vãng lai của nước Đức chỉ là phần thưởng cho những nỗ lực riêng của Đức. Thật vậy, theo Bộ Tài chính Đức, thặng dư là "không đáng quan tâm, không cho Đức và cũng không cho khu vực châu Âu hay nền kinh tế toàn cầu". Bởi vì không "điều chỉnh" nên nó đã buộc các nước thâm hụt ngân sách điều chỉnh thắt lưng buộc bụng.

John Maynard Keynes đã chỉ ra hậu quả của thái độ này đối với giảm phát trong năm 1941. Thâm hụt ngân sách cùng với tỷ giá hối đoái cố định, như trường hợp trong Eurozone hiện nay, buộc các nước đó phải cắt giảm chi tiêu. Giải pháp đề xuất của Keynes cho vấn đề này là một hệ thống thanh toán quốc tế được thiết kế và vận hành sao cho sẽ buộc cả quốc gia thặng dư và thâm hụt có các điều chỉnh tương xứng. Thặng dư và thâm hụt dai dẳng sẽ bị đánh thuế căn cứ theo mức leo thang. Nhưng, đáng tiếc, kế hoạch của ông đã bị phủ quyết.

Tất nhiên, một quốc gia chủ nợ luôn luôn có thể giúp một con nợ bằng cách đầu tư thặng dư của mình vào nước kia. Đức sẵn sàng làm điều này trên nguyên tắc, nhưng nhấn mạnh rằng, các nước thâm hụt phải thắt lưng buộc bụng trước đã. Vấn đề là triển vọng đầu tư bị trì trệ kéo dài.

Trung Quốc và thặng dư

Trung Quốc đã cho thấy rằng, vẫn có trường hợp một quốc gia thăng dư tự nguyện điều chỉnh. Thời gian gần đây, vấn đề mất cân bằng toàn cầu đang tập trung vào thặng dư song phương giữa Trung Quốc với Mỹ. Trung Quốc sử dụng tiết kiệm dư thừa của mình để mua trái phiếu kho bạc Mỹ,  làm giảm lãi suất thế giới và cho phép các khoản vay giá rẻ, cho phép Mỹ thâm hụt tài khoản vãng lai lớn. Tác động chính của lãi suất thấp đã gây bong bóng bất động sản vào năm 2007, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Kể từ đó, Trung Quốc đã có những nỗ lực rất lớn để giảm thặng dư. Mức đỉnh thặng dư của Trung Quốc chiếm 10,1% GDP trong năm 2007 lớn hơn mức thặng dư của Đức; vào cuối năm 2013,  thặng dư của Trung Quốc đã giảm mạnh xuống còn 2% GDP.

Tại sao Trung Quốc lại sẵn lòng điều chỉnh thặng dư trong khi Đức thì không? Có lẽ sự khác biệt chính nằm ở thực tế là Đức có ảnh hưởng chính trị đáng kể đối với các nước thâm hụt mà nước này có quan hệ thương mại. Đức có khả năng buộc các nước láng giềng thắt lưng buộc bụng một cách hiệu quả.

Điều này đặt ra một vấn đề liên quan đến tính hợp pháp thắt lưng buộc bụng. Những người ủng hộ chính là chủ nợ - những nước đạt được nhiều lợi lộc từ chính sách đó. Mâu thuẫn giữa con nợ và chủ nợ luôn là công cụ của chính sách tiền tệ và thắt lưng buộc bụng kéo dài là một vũ đài nổi dậy của các con nợ mới.

Vì vậy, chúng ta sẽ phải dựa vào Draghi và nới lỏng định lượng để cứu Euro từ Đức. Tiền có lẽ chưa thể thấy trước khi  Đức có biểu hiện bất kỳ sự sẵn sàng nào để giảm thặng dư.

Nguồn: Thời báo Ngân hàng