VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Kinh nghiệm cải cách và phát triển kinh tế - xã hội của các nước

Hệ thống tài chính toàn cầu cần khắc phục triệt để

19/09/2013 - 197 Lượt xem

Mục tiêu tối thượng ở đây là xây dựng một hệ thống tài chính mở và vững mạnh nhằm hỗ trợ cho mục tiêu chủ chốt của G20 là tăng trưởng mạnh, bền vững cũng như cân bằng. Cuối tuần trước, trong phiên họp tại St Petersburg, các nhà lãnh đạo G20 đã cam kết hoàn tất công việc này.

Ưu tiên hàng đầu là tăng cường tính vững mạnh của hệ thống ngân hàng. Trong khi các ngân hàng đóng vai trò quan trọng hệ thống trên phạm vi toàn cầu đang đi đúng hướng trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn Basel III trước thời hạn cuối cùng gần 5 năm khi đã tăng vốn thêm gần 500 tỷ USD, tổng số vốn được gia tăng theo yêu cầu Basel III đã che giấu tiến độ không cân bằng giữa các quốc gia.

Một số ngân hàng vẫn phải được tiến hành khắc phục một cách nghiêm túc và không chậm trễ. Tại nơi nào mà hệ thống ngân hàng đã khôi phục lại tình trạng vốn đủ mạnh thì việc tiếp cận các khoản tín dụng cũng trở nên dễ dàng hơn.

Độ minh bạch cao hơn, tính đơn giản và nhất quán được xem là các biện pháp căn bản nhằm ngăn chặn các ngân hàng lấy hệ thống tài chính mới ra làm trò đùa.

Tuy nhiên để đạt được cái kết này, các cơ quan giám sát cần tuân thủ cam kết của các nhà lãnh đạo các quốc gia G20 thực hiện đủ các chuẩn mực Basel III bao gồm các tỷ lệ về đòn bẩy cũng như xử lý các khác biệt lớn về trọng số rủi ro giữa các ngân hàng.  Các định chế tài chính cũng cần phải cải thiện công tác công bố rủi ro cũng như hoàn thiện chuẩn mực kế toán.

Thêm vào đó, tình trạng “quá lớn để đổ vỡ” (too-big-to-fail) cần phải chấm dứt, bắt buộc các tổ chức này phải tăng vốn, chịu sự giám sát tăng cường và có cơ chế xử lý tin cậy.

Có nhiều tín hiệu cho thấy các định chế và thị trường đang điều chỉnh theo quyết tâm của lãnh đạo khối G20. Các nhà chức trách phải tiếp tục công việc hiện nay. Các chính phủ phải đưa ra các cải cách pháp lý nhằm chấm dứt tình trạng quá lớn để sụp đổ với các tổ chức có tầm quan trọng hệ thống: các ngân hàng, ngân hàng ngầm, công ty bảo hiểm và cấu trúc thị trường.

Các cơ quan giám sát cũng cần được trao quyền nhằm đạt được thỏa thuận về các kế hoạch xử lý xuyên quốc gia đáng tin cậy.

Các nước phải đảm bảo rằng các ngân hàng đang trong tình trạng đổ vỡ có thể xử lý được hoặc tái cấu trúc lại vốn trong khi đó vẫn phải duy trì được các dịch vụ cơ bản. Ủy Ban Ổn định Tài chính Mỹ đã được giao nhiệm vụ xây dựng các đề xuất về tăng cường khả năng khả năng chịu lỗ của các định chế tài chính cũng như đơn giản hóa cấu trúc doanh nghiệp và hoạt động. Thời điểm cuối cùng cho các đề xuất này được trình là Hội nghị G20 tại Brisbane vào năm 2014.

Tuy nhiên một rủi ro vẫn hiện hữu là việc các hoạt động ngân hàng truyền thống sẽ chuyển sang khu vực ngân hàng ngầm. Mục tiêu của G20 là biến hệ thống ngân hàng ngầm từ nơi đầy rẫy rủi ro và nguy cơ thành một nơi cung cấp nguồn vốn đa dạng và bền vững.

Các nhà lãnh đạo G20 đã đồng ý về một lộ trình nhằm tăng cường toàn diện công tác giám sát và điều hành đối với các rủi ro hệ thống do hệ thống ngân hàng ngầm gây ra. Một phần trong số đó là việc tiến hành cải cách các quỹ thị trường tiền tệ và việc chứng khoán hóa. Các chính sách nhằm giảm rủi ro trên các thị trường mua lại và cho vay chứng khoán cũng như nhằm giảm thiểu sự tương tác giữa các ngân hàng chính thức và ngân hàng ngầm sẽ được hoàn tất vào đầu năm sau.

Thứ tư là việc thị trường chứng khoán phái sinh trị giá 600 nghìn tỷ USD đang được cải cách trong đó các biện pháp nhằm tăng cường tính minh bạch thông qua yêu cầu về giao dịch qua hệ thống phần mềm cũng như cơ chế báo cáo giao dịch đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Các nhà quản lý phải tìm ra cách hợp tác trong quá trình thực thi các biện pháp theo cách nhất quán giữa các quốc gia. Được điều phối bởi FSB, cơ chế hợp tác này sẽ được bổ sung bởi các cải cách về các tỷ lệ lãi suất cơ bản-chẳng hạn như Libor vốn được sử dụng rộng rãi trong chứng khoán phái sinh và đã bị lạm dụng lâu nay.

5 năm sau khi trải qua quãng thời gian đen tối của khủng hoảng tài chính, các nhà lãnh đạo G20 đã đạt được những tiến bộ quan trọng. Cách thức chúng ta hoàn tất những cải cách này sẽ quyết định đến sự thịnh vượng của nền kinh tế toàn cầu.

Việc nhượng bộ và ngả theo các lời kêu gọi các hành động đơn phương nhằm bảo vệ hệ thống nội địa có nguy cơ làm rạn vỡ hệ thống toàn cầu, khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu và lao động chậm lại. Đó là lý do tại sao các nhà lãnh đạo G20 đã cam kết trong phiên họp tại St Peterburg sẽ tiếp tục nỗ lực xây dựng một hệ thống tài chính mở, tích hợp và vững mạnh.

Để đạt được mục tiêu này, cần phải có sự triển khai và áp dụng đồng nhất các chuẩn mực mới, cơ chế chia sẻ thông tin và hợp tác tốt hơn nhằm giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia. Chúng ta cần phải sẵn sàng tham khảo luật lệ của các quốc gia láng giềng khi cơ chế này cho ra các kết quả tương tự nhau.

FSB và các quốc gia G20 sẽ thúc đẩy tiến trình này nhanh hơn nhằm xây dựng một hệ thống tài chính mà nền kinh tế toàn cầu thực sự cần.

Nguồn: Thời báo Ngân hàng