VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Kinh nghiệm cải cách và phát triển kinh tế - xã hội của các nước

Chỉ số phát triển kinh tế tại thị trường mới nổi tiếp tục giảm

10/07/2013 - 205 Lượt xem

Chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi của ngân hàng HSBC - trong tháng 6 đã giảm xuống mức 50,6 điểm, thể hiện sản lượng ở các thị trường mới nổi toàn cầu chỉ tăng nhẹ.

Cùng với các nền kinh tế mới nổi lớn nhất, sản lượng ở Trung Quốc đã đình trệ - biểu thị mức giảm nhẹ lần đầu tiên kể từ tháng 8- 2012. Điều này đa phần phản ảnh sản lượng sản xuất thấp hơn trong khi hoạt động dịch vụ có mức tăng nhẹ. Trong khi sản lượng ở Nga cũng đình trệ thì ở Ấn Độ và Brazil đều có mức tăng trưởng yếu.

Chỉ số sản lượng tương lai ở các thị trường mới nổi là một chỉ số mới, khảo sát kỳ vọng của các doanh nghiệp trong khoảng thời gian 12 tháng. Trong tháng 6, chỉ số này ở mức yếu nhất trong quá trình 15 tháng thu thập số liệu. Điều này phản ánh niềm tin vào hoạt động sản xuất và dịch vụ đều yếu hơn. Kỳ vọng kinh doanh nói chung ở châu Á, Nga và Trung Đông thể hiện yếu.

Chỉ số EMI giảm còn 50,6 điểm trong tháng 6-2013 đánh dấu mức tăng trưởng thấp nhất trong hơn bốn năm qua. Thực sự, đây là kết quả yếu nhất của chỉ số EMI kể từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra trong năm 2008/2009 – thời điểm mà có lúc chỉ số rớt xuống mức 42 điểm.

Ở mức 49,5 điểm, hoạt động sản xuất khá yếu thể hiện tình hình sản xuất nói chung giảm sút lần đầu tiên ở các thị trường mới nổi kể từ tháng 10-2012. Trung Quốc đi đầu với sản lượng sản xuất chỉ ở mức 48,6 điểm nhưng Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam đều thể hiện chỉ số giảm. Những yếu kém của nền kinh tế Trung Quốc trong tháng 6 không chỉ phản ánh ở sản lượng sản xuất thấp. Kết quả kỳ khảo sát chỉ số EMI mới nhất thể hiện sự sụt giảm trên diện rộng: Đơn đặt hàng sản xuất của Trung Quốc và nhân công việc làm đều giảm xuống mức 47,6 điểm và xuất khẩu ở mức 44,9 điểm.

Về mặt dài hạn, triển vọng của các thị trường mới nổi vẫn đáng khích lệ. Những thất bại mới nhất nên được nhìn nhận như là “những kinh nghiệm phát triển". Đặc biệt Trung Quốc từ từ sẽ tự cân bằng lại nền kinh tế để không phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và trang bị nền tảng hướng vào tiêu dùng nội địa, nhờ những cải cách ảnh hưởng đến tín dụng tiêu dùng và cung cấp an sinh xã hội. Từ đó, Trung Quốc cuối cùng sẽ đóng vai trò như một lực đẩy các quốc gia mới nổi khác.

Nguồn: DDDN