VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Kinh tế xanh

Tăng trưởng xanh: Mệnh lệnh của mẹ trái trái đất

27/02/2013 - 316 Lượt xem

2012: năm kỷ lục thiên tai

Nền kinh tế toàn cầu đang nỗ lực khắc phục những thiệt hại của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái. Trên toàn thế giới, tầng lớp trung lưu đang không ngừng lớn mạnh. Ước tính mỗi năm có đến 100 triệu người gia nhập vào tầng lớp này. Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống của hàng triệu người châu Á, châu Phi cũng đang được cải thiện rõ rệt.

Diễn đàn kinh tế thế giới mới đây đề nghị 1.000 nhà lãnh đạo trong các ngành công nghiệp, chính trị, xã hội, Viện nghiên cứu xếp hạng các mối đe dọa trong thập niên tới để phục vụ cho bán cáo rủi ro toàn cầu 2013 thì biến đối khí hậu lọt vào Top 3. Và trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, tổng thống Obama đã xác định biến đổi khí hậu sẽ là một ưu tiên hàng đầu mà chính phủ của ông phải giải quyết.

Lý do cũng dễ hiểu: năm vừa qua, cường quốc số 1 thế giới phải đối mặt với nhiều thảm họa thiên nhiên và 2012 trở thành một năm khắc nghiệt nhất trong lịch sử khí hậu nước Mỹ. Nhiệt độ tăng lên mức cao cao kỷ lục. Hạn hán gây thiệt hại nặng nề cho ngành sản xuất nông nghiệp của Mỹ, mức thiệt hại tương đương 1% GDP. Trong khi đó chỉ riêng cơn bão Sandy cũng đã xóa sổ 0,5% GDP của nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới này.

Hơn thế nữa, nhiều "kỷ lục" về thiên tai được "xác lập" trên khắp thế giới. Mưa lớn, thậm chí tuyết cũng đã xuất hiện tại khu vực Trung Đông sau gần một thập kỷ hạn hán. Australia cũng chứng kiến đợt nóng khủng khiếp. Trung Quốc thì đang trải qua một mùa đông rét buốt, khi nhiệt độ giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ.
Đặc biệt, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu khiến thế giới hao tiền tốn của khi mức thiệt hại đến 1,2 ngàn tỷ USD mỗi năm, tương đương 1,6% GDP toàn cầu.

Vạch tìm lối đi...

Chuyển sang các nguồn năng lượng chứa hàm lượng carbon thấp là một hướng đi quan trọng để giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu. Hiện nay, việc bổ sung các nguồn năng lượng thay thế đang được tiến hành trên toàn cầu nhưng liệu nó có đi đúng hướng?

Than đá là loại nhiên liệu tạo ra khí thải carbon dioxide lớn nhất, chiếm đến hơn 40% trên toàn thế giới. Mặc dù nhu cầu đối với than đá tại Mỹ đang giảm (cụ thể trong năm vừa qua có 55 cơ sở sản xuất than đá đóng cửa hoạt động), thế nhưng trên thế giới, tình hình có vẻ ngược lại. Viện tài nguyên thế giới (WRI) mới đây xác định có đến 1,200 nhà máy than mới được hoạt động trên toàn thế giới. Trong khi đó, năm ngoái Mỹ đã lập kỷ lục về xuất khẩu than đá. (Điều này khiến cho người ta hình dung Mỹ đang chuyển khí thải ra nước ngoài!).

Hoạt động khai thác khí gas đá phiến đang bùng nổ. Sản xuất tại Mỹ tăng gần 10 lần kể từ năm 2005 và Trung Quốc, Ấn Độ, Argentina và nhiều quốc gia khác đang có nguồn dự trữ khổng lồ. Hướng phát triển này có thể là tín hiệu khá tích cực tại nhiều khu vực kinh tế bởi lượng khí thải carbon của loại năng lượng này chỉ bằng một nửa so với than đá.

Mặc dù khí ga là một cầu nối quan trọng đưa thế giới đến một tương lai sáng sủa hơn nhưng dường như nó chưa đủ để đáp ứng đòi hỏi của tình hình thế giới. Phát thải khí nhà kính tại các nước công nghiệp cần phải giảm 80-90% cho đến năm 2050 để ngăn chặn những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Và như vậy khí gas có vẻ không phải là sự lựa chọn lý tưởng nhất cho công cuộc bảo vệ môi trường.

Năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió là "người hùng" trong chiến lược giảm lượng khí thải. Nhưng tiếc là, các thị trường tài chính vẫn khá e dè trước sự lựa chọn này. Nhiều nhà đầu tư không mấy sẵn sàng tài trợ cho các nguồn năng lượng tái tạo. Và kết quả là đầu tư cho năng lượng tái tạo đã giảm 11%, về mức 268 tỷ USD vào năm ngoái cùng do những bất ổn về chính sách, cộng với sự lấn sân của các loại khí gas giá rẻ.

...Và hi vọng

Hiện nay có hơn 100 nước trên thế giới có hướng tới lĩnh vực này. Hơn 40 quốc gia đang phát triển có chính sách khuyến khích phát triển các nguồn năng lược tái tạo. Trong khi đó, các nước trong khu vực Ả Rập Xê Út và Nam Phi thì coi đây là một thị trường quan trọng để tập trung. Nhiều nước cũng đang khai thác thị trường carbon như EU, Hàn Quốc, Australia. Năm nay, Trung Quốc công bố dự án thí điểm tại 7 tỉnh thành với mục tiêu quốc gia tới năm 2015.

Mặc dù nhu cầu đối với các nguồn năng lượng tái tạo không ngừng gia tăng nhưng thị trường vẫn còn rất nhiều khó khăn vì bị các tác động bởi nhiều rào cản tâm lý, tài chính, thể chế...Cũng bởi vậy, rủi ro đối với ngành này thường cao hơn năng lượng hóa thạch.

Giải quyết những rủi ro này là một nhiệm vụ quan trọng cho công cuộc chuyển đổi năng lượng hiện nay. Thực hiện một số cơ chế có thể giúp giảm rủi ro đồng thời thúc đẩy giá trị tài trợ cho kế hoạch. Có thể kể đến Green Climate Fund (Quỹ khí hậu Xanh), nếu được tổ chức tốt sẽ có thể là một nơi quan trọng để huy động các nguồn tài trợ và thu hút đầu tư từ thị trường vốn.

Bên cạnh đó, cam kết phát triển giao thông bền vững trị giá 175 tỷ USD của các ngân hàng phát triển đa phương mới đây có thể giúp tận dụng tốt hơn nữa nguồn tài trợ công và tư nhân.

Không những thế, một số doanh nghiệp có quan điểm tiến bộ cũng đang tìm kiếm các giải pháp nhằm tạo ra những sáng kiến cho đầu tư xanh. Và Davos là một nơi tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề quan trọng như vây. Nó đòi hỏi sự tham gia, đồng sức của các khu vực trên thế giới. G2A2- khối liên minh CEO cam kết giải quyết những rủi ro khí hậu, môi trường- sẽ thực hiện báo cáo quan trọng mang tên "Green Investment" (Đầu tư vì sự nghiệp xanh") với mục tiêu rõ ràng là "Mở khóa tài chính cho tăng trưởng xanh".

Nguồn: VEF