VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Kinh nghiệm cải cách và phát triển kinh tế - xã hội của các nước

Năm 2013: Kinh tế Eurozone chưa thoát khó khăn

04/01/2013 - 224 Lượt xem

Chỉ số quản lý sức mua (PMI) tháng 12/2012 của Eurozone vừa được Công ty nghiên cứu thị trường Markit công bố đã giảm xuống 46,1 điểm, từ mức 46,2 điểm trong tháng trước đó, và thấp hơn so với ước tính hôm 14/12 là 46,3 điểm. Chỉ số này ở mức dưới 50 điểm cho thấy hoạt động sản xuất của các nước thuộc Eurozone đang bị suy giảm.

 

Tại Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, hoạt động sản xuất đã giảm trong tháng thứ 10 liên tiếp với chỉ số PMI đã giảm xuống 46 điểm trong tháng 12/2012, so với 46,8 điểm trong tháng trước đó.

Tương tự, hoạt động chế tạo của Pháp cũng đã giảm trong tháng thứ 10, còn ở Tây Ban Nha các điều kiện kinh doanh đã xấu đi trong tháng thứ 20 liên tiếp. Chỉ số PMI của Tây Ban Nha đã giảm xuống 44,6 điểm trong tháng 12/2012, so với 45,3 điểm trong tháng 11/2012.

Ireland là thành viên duy nhất trong khối 17 nước sử dụng đồng Euro có chỉ số PMI đạt trên 50 điểm cho thấy hoạt động sản xuất của nước này tăng trưởng nhờ những nỗ lực cải cách cơ cấu theo hướng phục hồi xuất khẩu. Chỉ số PMI của Ireland trong tháng 12/2012 đạt 51,4 điểm, song vẫn thấp hơn so với mức 52,4 điểm trong tháng trước đó.

Các nhà phân tích cho rằng nguyên nhân khiến châu Âu tiếp tục rơi vào suy thoái một phần do các chính sách khắc khổ phản tác dụng. Mặc dù có thể giúp giảm phần nào thâm hụt ngân sách, tiết kiệm chi tiêu, song những chính sách này dẫn tới tình trạng giảm phát, vốn là nhân tố làm trì trệ tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời còn làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm tiêu thụ và nguồn thu thuế, dẫn đến kìm hãm khả năng giảm nợ của toàn Eurozone.

 

Theo Ủy ban châu Âu, tăng trưởng của các nền kinh tế thành viên Eurozone trong năm 2013 chủ yếu đều đến từ xuất khẩu ròng do được hưởng lợi từ sự phục hồi nhu cầu toàn cầu.

Đồng thời, cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone đã làm xói mòn lòng tin kinh doanh, khiến các công ty lưỡng lự trong việc mở rộng đầu tư và tạo thêm nhiều việc làm mới. Thêm vào đó là những lo ngại xung quanh các cuộc thương lượng về thuế và chi tiêu ở Mỹ, cùng với những quan ngại về nhu cầu sụt giảm ở các thị trường xuất khẩu chủ chốt như Trung Quốc.

 

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), tình trạng suy thoái kinh tế đã đẩy tỷ lệ người thất nghiệp lên con số 11,7% vào tháng 10/2012, mức cao nhất kể từ năm 1999. Trong khi đó, cũng vào thời điểm trên, số người thất nghiệp ở Mỹ chỉ chiếm 7,9%.

Trước những dự báo ảm đạm về kinh tế Eurozone, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định vẫn duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục 0,75%/năm.

Về mặt lý thuyết, việc tiếp tục cắt giảm lãi suất có thể kích thích, hỗ trợ các nền kinh tế thành viên Eurozone có thể dễ dàng vay mượn hơn để chi tiêu và đầu tư. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại nghi ngờ tính hiệu quả chính sách này của ECB vì các gói kích cầu trước đây dưới dạng giảm lãi suất và hệ thống ngân hàng tung ra các khoản tín dụng ưu đãi đã không phát huy hiệu quả, khiến các doanh nghiệp phải miễn cưỡng vay tiền và chấp nhận rủi ro. Thêm vào đó, tại các nước đang gặp khó khăn tài chính, chi phí vay mượn vẫn khá cao bất chấp việc ECB áp dụng tỷ lệ lãi suất thấp.

Theo đánh giá của Eurostat, đưa ra ngày 6/12/2012, kinh tế Eurozone trong năm 2012 suy giảm 0,4%, nhưng sẽ tăng 0,1% trong năm 2013; số liệu tương ứng tại 27 nước thành viên Liên minh châu Âu là -0,3% và 0,4%. Tăng trưởng của Eurozone sẽ còn tiếp tiếp

Nguồn: Chinhphu.vn