VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Kinh nghiệm cải cách và phát triển kinh tế - xã hội của các nước

Khủng hoảng kinh tế thế giới: Nỗi đau thực sự bắt đầu...

06/08/2010 - 211 Lượt xem

Sự gặm nhấm tiền bạc

Cách đây không lâu, các doanh nhân Mỹ đổ xô tới các hội chợ thương mại tại Quảng Châu, Trung Quốc để tìm kiếm những thoả thuận mua bán từ những nhà máy ở miền nam nước này. "Người Mỹ nổi tiếng vì một việc," Ken Melwani, giám đốc công ty thương mại Nikita có trụ sở tại Hồng Kông, chủ sở hữu 10 nhà máy sản xuất đồ lót phụ nữ tại Trung Quốc để xuất khẩu sang Mỹ Latinh và châu Phi nói: "Họ không quan tâm tới số lượng. Họ chỉ muốn biết: "Giá bao nhiêu?".

Năm nay, Melwani nhận thấy rằng những người mua hàng Mỹ đã không đến nữa. Và còn có một điều gì đó khác nữa. Ngân hàng của ông cũng đã ngừng thúc đẩy các khoản cho vay. Melwani nhận định: "Chắc chắn mọi việc đã thay đổi vào đầu năm nay. Họ không còn sẵn lòng khuyến khích sự vay mượn".

Hồng Kông, trung tâm tài chính và đầu não quản lý của khu vực Trung Quốc thường được gọi là nhà máy của thế giới, là một thành phố giàu có. Tuy nhiên, ngay cả tại đây, sự túng quẫn tín dụng toàn cầu đang gây khó khăn hơn cho các doanh nghiệp trong việc vay tiền để trang trải các nhu cầu ngắn hạn.

"Hiện tại, chúng tôi đang đối mặt với rắc rối. Chúng tôi không nhận được các đơn đặt hàng lặp lại như đáng lẽ phải được nhận. Và các ngân hàng cũng đang cảnh báo rằng họ có thể cắt giảm tín dụng của chúng tôi trong tương lai", Tommy Lam, chủ một nhà máy may mặc ở Dongguan, một trung tâm sản xuất của Trung Quốc gần Hồng Kông, cho biết.

Lam nói công ty của ông hiện trong tình trạng tài chính tốt và sẽ vượt qua cơn bão tài chính. Tuy nhiên, các công ty Hồng Kông khác - đặc biệt những công ty đã đầu tư một số vốn của họ vào bất động sản và chứng khoán - đang đối mặt với tình trạng thiếu tiền mặt ngày càng nghiêm trọng.

Vào ngày 9/10, một nhà bán lẻ quần áo, với khoảng 100 đại lý ở Hồng Kông và 500 đại lý khác ở Trung Quốc, đã buộc phải đóng cửa sau khi không thể đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng về việc hoàn trả những khoản nợ.

Các chuyên gia phân tích cho rằng công ty đã vay quá nhiều và mở rộng quá nhanh chóng nhằm vội vàng bắt kịp làn sóng kinh tế của Trung Quốc. Khi kinh tế toàn cầu phát triển chậm lại, điều đó dường như trở thành một điệp khúc quen thuộc - và kết quả là những người cho vay đang ngày càng xem xét kĩ lưỡng các tờ quyết toán cũng như các báo cáo lưu chuyển tiền của khách hàng để tìm những dấu hiệu căng thẳng có thể dẫn tới sự vỡ nợ.

Một nữ doanh nhân Hồng Kông, người yêu cầu không được nêu tên vì sợ gây hoang mang cho chủ nợ vốn đã dễ bị kích động, tiết lộ các chủ ngân hàng của bà mới đây đã tới văn phòng của bà để kiểm tra sổ sách kế toán.

"Năm tới sẽ là một cuộc sát hạch thực sự đối với nhiều công ty. Nếu không có thêm tiền mặt mới thì sẽ không còn lựa chọn nào khác là thu hẹp quy mô kinh doanh. Nếu điều đó xảy ra, sẽ có rất nhiều người mất việc làm", bà dự đoán.

New Delhi, Ấn Độ

Giấc mơ tan vỡ

Sandeep Goyal, một kĩ sư phần mềm ở New Delhi thì thầm: "Không ai dám đề cập tới từ cổ phiếu trong ngôi nhà của chúng tôi hiện giờ, đặc biệt khi cha đang quanh quẩn đâu đây". Điều đó nhanh chóng được chứng minh tại sao.

Cha của Goyal, một giám đốc ngân hàng về hưu, đang theo dõi một bài thuyết pháp tôn giáo trên truyền hình qua một chiếc TV màn hình phẳng hiệu Sony, đặt bên cạnh một máy tính xách tay HP mới, sáng bóng của anh.

Đây là một dấu hiệu dễ thấy về sự giàu có sung túc mới trong phòng khách ngôi nhà khiêm tốn của gia đình Goyal. Cựu giám đốc ngân hàng nói một cách buồn bã: "Tôi đã cảnh báo con rằng không bao giờ được đặt cược mọi thứ vào một kế hoạch. Nó đáng lẽ phải đầu tư vào trái phiếu chính phủ và các tài khoản tiết kiệm ngoài cổ phiếu".

Giống như hàng triệu người Ấn Độ khác được nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ tiếp thêm sự gan dạ, Goyal, 28 tuổi, đã đầu tư vào cổ phiếu và tin tưởng rằng các khoản lợi nhuận có vẻ chắc chắn sẽ giúp mang tới một phong cách sống sung túc. Anh cảm thấy rất khó khăn để chấp nhận sự sụp đổ trong các thị trường tài chính toàn cầu.

Chỉ số Sensex của Ấn Độ đã giảm 45% từ đỉnh điểm hồi tháng 1, giá trị tài sản ròng của gia đình Goyal, vốn được gây dựng qua nhiều năm, đã bị hao hụt trong vài tuần. Từ 12.000 USD, danh mục đầu tư của họ đã giảm xuống tới 4.000 USD - tổng cộng tổn thất cao hơn một nửa số lương hàng năm mà Goyal nhận được từ công việc của anh cho một công ty có trụ sở ở Mỹ. Trước khi rời phòng khách, cha của Sandeep đưa ra một câu bình luận đanh thép: "Tham lam chẳng tốt một chút nào".

Lại có thêm nhiều tin tức tồi tệ đổ dồn về qua chiếc Sony của gia đình Goyal suốt mấy tuần vừa qua: tỉ lệ tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ giảm từ 9% xuống còn 8% hoặc thấp hơn nữa; những lời đồn đại vô căn cứ rằng ngân hàng tư nhân lớn nhất nước này - ICICI, đã bị mắc kẹt trong sự rối loạn của thị trường cho vay dưới tiêu chuẩn, gần như đã gây ra một vụ rất tiền ồ ạt của các khách hàng; Jet Airways, hãng hàng không nội địa lớn nhất, đang sa thải hàng trăm nhân viên. Không có bầu không khí vui vẻ nhất của một đám cưới. Goyal sẽ cưới vợ trong hai tháng nữa.

Anh nói vẻ đầy nuối tiếc: "Tôi từng muốn đi Singapore hưởng tuần trăng mật và mua một chiếc xe ôtô mới nhưng bây giờ khó có thể thực hiện những giấc mơ như vậy. Chúng tôi đã chứng kiến một vài năm thật tuyệt vời. Chúng khiến bạn tin rằng nếu bạn làm việc chăm chỉ bạn có thể lớn mạnh nhanh chóng".

Tuy nhiên, niềm tin của Goyal về tương lai đã bị chao đảo. "Tôi cảm thấy lo sợ rằng nếu mọi việc cứ tiến triển theo cách này, tôi có thể mất việc. Dẫu vậy, có một điều mà tôi chắc chắn là: tôi sẽ không bao giờ mua cổ phiếu một lần nào nữa".

Reykjavík, Iceland

Tài sản đóng băng

Trong tiếng Iceland, các từ tiền bạc và con cừu là giống nhau. Tuy nhiên, trong những điều kiện kinh tế hiện tại của Iceland thì đùa cợt là một cách quan tâm, chỉ một người sẽ đặt thức ăn lên bàn và đặt áo lên lưng bạn (khi bạn ăn thịt cừu và mặc đồ len làm từ lông cừu). Với sự sụt giảm của tiền tệ và sự khốn đốn của ngành công nghiệp ngân hàng thì người dân Iceland đang nhanh chóng mất đi việc làm, các khoản tiết kiệm và công việc làm ăn.

Chính phủ e ngại rằng một số người thậm chí sẽ đánh mất lý trí: cách đây vài ngày, Bộ Y tế Iceland đã thành lập một trung tâm sức cấp cứu sức khoẻ tâm thần ở trung tâm Reykjavík nhằm giúp các công dân bị khủng hoảng vì cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước. Nằm trên tầng hai của một trạm y tế cũ, trung tâm sẵn sàng điều trị cho một số lượng lớn những người dân Icelander bị đau ốm về mặt tinh thần.

Dẫu vậy, công việc cũng tiến triển rất chậm chạp. Tiến sĩ Ragnar Ólafsson, một trong hai chuyên gia tâm lý làm việc toàn thời gian cho trạm xá, đang nhấm nháp một chiếc sandwich một mình trong văn phòng của ông lúc 1:30 giờ chiều ngày 13/10. "Cho tới thời điểm hiện tại, chẳng có mấy người tìm đến đây", ông nói.

Thoáng nhìn, có rất nhiều dấu hiệu của một cuộc sống tốt đẹp đã trở nên thân thuộc đối với một đất nước có 320.000 người này. Bãi đỗ xe của trung tâm mua sắm Kringlan thuộc Reykjavík tràn ngập những loại xe láng bóng như Audis, Range Rovers và Mercedes. Tuy nhiên, bên trong khu mua sắm, những người Iceland tóc vàng đang rảo bước với vẻ mệt mỏi.

"Tôi có thể thư giãn như thế nào đây khi dễ dàng nhận thấy rằng mọi thứ mà tôi tích cóp cả đời đã mất hết", một nhà tư vấn quảng cáo mắt đỏ hoe diện áo len và dép lê nói khi ngồi trong một quán ăn. Vào tuổi 61, ông đã bị mất hầu hết các khoản tiết kiệm lương hưu trong cuộc suy thoái của ngành ngân hàng. "Đó là niềm hãnh diện của một con người, một người dân Iceland. Tôi đã bị tước đoạt nó".

Bộ trưởng Y tế Gudlaugar Thór Thórdarson đồng ý rằng Iceland đang phải chống chịu một cú sốc tinh thần, "đặc biệt khi Gordon Brown áp dụng luật chống khủng bố chống lại Iceland", ông Thórdarson nói, ám chỉ tới động thái mới đây của Thủ tướng Anh nhằm viện dẫn luật chống khủng bố để đóng băng các tài sản của các công ty Iceland tại đảo quốc sương mù.

"Người dân đất nước tôi không chủ hứng chịu cơn bão tài chính mà điều đó còn khiến chúng tôi cảm thấy tồi tệ. Người Iceland luôn tự coi mình là một dân tộc độc lập và hiện tại chúng tôi đơn giản không thể độc lập".

Các doanh nghiệp địa phương đang cố gắng động viên người dân bằng những hành động hào phóng. Một nhà hàng ở Reykjavík - Á naestum grösum, đã biến mình thành một bếp nấu súp, miễn phí cho người dân Iceland một bát súp lúa mạch kèm rau và một lát bánh mỳ, trong khi ở cuối con phố đó, một số ít quán bar đã bán "bia thời suy thoái" với gián 2,60 USD/ 1 cốc thay vì với giá thông thường là khoảng 6 USD.

Tuy nhiên, trước việc có nhiều cuộc cắt giảm nhân công hơn và tình trạng lộn xộn ngày càng nghiêm trọng thì đất nước này cần hơn một cử chỉ hảo tâm và một vại bia giá rẻ để được giải cứu khỏi sự tuyệt vọng về kinh tế.

Hitachi, Nhật

Trung tâm buôn bán lớn đóng cửa

Đối với Taira Kamoshida, người sáng lập và chỉ sở hữu chuỗi dịch vụ giặt khô ở thành phố nhỏ Hitachi (có khoảng 195.000 dân) thì tin tức tồi tệ xuất hiện như một tia sét giáng xuống từ trời xanh. Ngày 26/9, văn phòng quản lý báo với Kamoshida rằng trung tâm buôn bán chính của Hitachi đang đóng cửa và một trong những cửa hàng giặt khô tại đây đã ngay lập tức ngưng hoạt động. "Không hề có dấu hiệu nào về sự đóng cửa. Ngược lại, cửa hàng của tôi cuối cùng đã bắt đầu bứt phá và thậm chí bắt đầu hướng tới thời kỳ làm ăn dư giả. Tôi đã thực sự trông đợi điều đó".

Kamoshida không phải là người duy nhất bị bất ngờ khi Nhật phải đối phó với những tác động dây chuyền của cuộc khủng hoảng. Trung tâm buôn bán lớn, Sakura City, khai trương hồi cuối năm 2006 với sự khuyếch trương ầm ĩ và ban đầu thu hút khoảng 60 gian hàng, kể cả một siêu thị duy nhất trong khu vực.

Theo Tadayasu Yamamoto, Chủ tịch Hội đồng Thương mại và Công nghiệp của thành phố Hitachi, việc trung tâm này đóng cửa đã làm khoảng 400 người mất việc và hậu quả thì vượt ra khỏi cộng đồng. "Các chủ cửa hàng của những khu vực mua sắm lân cận cũng như khách hàng của họ đang gặp rắc rối. Chúng tôi không thể để niềm hy vọng của thành phố bị dập tắt", ông Yamamoto cho biết.

Tuy nhiên, ông Yamamoto không thể làm gì để duy trì các tia hy vọng. Những người điều hành trung tâm mua sắm đã phải trả các khoản chi phí hàng ngày thông qua nguồn vốn vay của một chi nhánh của Lehman Brothers, một ngân hàng đầu tư Mỹ hiện đã phá sản.

Sau sự sụp đổ gây tác động lớn của ngân hàng Lehman, trung tâm đã mấy đi nguồn cung cấp tài chính, không thể chi trả các chi phí hoạt động và buộc phải đóng cửa. Những người thuê gian hàng phải rời khỏi trung tâm trong vòng vài ngày. Họ được thông báo rằng họ sẽ không được nhận lại tiền đặt cọc. Kamoshida không thể vượt qua cảm giác hoàn toàn bị tấn công bất ngờ. Ông bộc bạch: "Tôi không biết ngân hàng Lehman Brothers đã làm điều gì với nó. Khi tôi nghe thấy ngân hàng Lehman sụp đổ, tôi đã nghĩ rằng đó là một vấn đề của ai đó ở một nơi rất xa xôi. Tuy nhiên, rốt cuộc, tôi phải lo lắng về mọi thứ, phải không?".

Paris, Pháp

Thực đơn phá sản

Quấn quanh mình bằng một cái tạp dề màu nâu khi đón khách bằng một chất giọng hồ hởi, trầm ấm, François Bonduel sở hữu một nhà hàng ở Paris thuộc loại được du khách và người dân địa phương ưa chuộng. Dẫu vậy, những ngày này, khi đồng euro vẫn còn mạnh và các nền kinh tế đột ngột ngừng trệ khắp toàn cầu thì các du khách ngoại quốc vốn chiếm 1/3 số thực khách thường xuyên của Bonduel đang ngày càng ít đi và chi tiêu ít hơn.

Vấn đề càng tồi tệ hơn khi nhiều du khách Pháp tới nhà hàng của ông, Au Bon Saint-Pourçain, cách không xa nhà thờ Saint-Sulpice ở quận thứ 6 của thành phố Paris hoa lệ - cũng đang ăn ít hơn và uống ít hơn thường lệ. "Tôi đã kiểm tra sổ sách và tôi nhận thấy mình chẳng có đồng lãi nào trong tháng này", ông Bonduel nói.

Với 20 năm làm việc và tích luỹ, ông Bonduel, 57 tuổi, cảm thấy ông sẽ có thể thoát khỏi cơn bĩ cực này. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng việc chi tiêu ngày càng khiêm tốn hơn của các thực khách đã buộc ông phải có một số thay đổi. "Lần đầu tiên, tôi đã đóng cửa nhà hàng hồi tháng 8 và đi nghỉ vì không ai tới ăn. Tôi tự mình làm việc giặt giũ. Chúng tôi đã ngừng gửi các khăn trải bàn tới hiệu giặt là và buộc phải tiết kiệm tiền. Tôi cũng buộc phải để một trong các đầu bếp ra đi... Chúng tôi sẽ ổn nhưng chúng tôi đang phải siết chặt tiền công".

Không phải mọi người đều may mắn như vậy. Nghiên cứu mới đây cho thấy khả năng mua hàng giảm và nỗi sợ hãi của người tiêu dùng về sự suy sụp ngày càng tăng của nền kinh tế đã khiến việc chi tiêu cho các quán cà phê và nhà hàng ở Pháp đã sụt giảm khoảng 20% trong năm nay. Gần 3.000 nhà hàng ở nước này đã phải đóng cửa hoặc phá sản chỉ trong nửa đầu năm 2008.

Làn sóng thất bại đó có thể lan rộng khi những người mới trong lĩnh vực kinh doanh này, vốn dựa vào các khoản vay ngân hàng để khởi nghiệp bắt đầu cảm thấy họ bị kéo căng ra để trả nợ khi việc kinh doanh ế ẩm. "Nếu tôi 30 tuổi và bắt đầu với các khoản vay phải hoàn trả thì tôi đang gặp rắc rối lớn", Bonduel, người cảm thấy bớt căng thẳng vì phần lớn các khách hàng của ông là cư dân ở khu giàu có lân cận, thổ lộ. "Tôi thật may mắn. Mọi thứ đối với tôi chỉ khó khăn chứ không phải là không thể bảo vệ được".

La Sagra, Tây Ban Nha

Khủng hoảng gạch

Người Tây Ban Nha ví sự sụp đổ của các ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản một thời bùng nổ của họ là "một cuộc khủng hoảng gạch". Tại La Sagra, người ta hiểu cụm từ đó theo nghĩa đen. Toạ lạc ở khu vực cách Madrid khoảng 65km về phía nam, hạt giàu tài nguyên đất sét này sản xuất ra gần 30% lượng gạch ở Tây Ban Nha và tự hào về việc tập trung các công trình bằng gạch đồ sộ nhất ở châu Âu.

Tuy nhiên, hiện giờ, các nhà máy của La Sagra không sản xuất ra nhiều thứ gì nữa. "Các kho hàng đều đầy ắp. Họ không biết bán gạch cho ai", Carlos Duque, tổng thư kí chi nhánh của công đoàn thợ xây dựng MCA-UGT ở Castilla-La Mancha cho hay.

Cư dân của hạt này không phải tìm kiếm nguyên nhân ở đâu xa. Sự đổ vỡ của bong bóng phát triển trong ngành bất động sản Tây Ban Nha đã đẩy rất nhiều nhà kinh doanh bất động sản lớn vào tình cảnh phá sản và ngưng hoạt động xây dựng trên khắp cả nước.

Số các ngôi nhà được xây dựng năm 2008 dự kiến sẽ giảm 70% so với năm 2007. Điều đó đã nuôi dưỡng nạn thất nghiệp, vốn đã tăng vọt thêm gần 1/3 trong tháng 9, đạt mức 11,3%, tỉ lệ thất nghiệp cao nhất ở Tây Ban Nha kể từ năm 1997.

La Sagra đã cảm nhận được tình thế cam go cách đây vài tháng. "Hoạt động xây dựng bắt đầu thực sự xuống dốc hồi tháng 2 hợc tháng 3 cùng với cuộc khủng hoảng thị trường cho vay dưới tiêu chuẩn Mỹ và đó là thời điểm mà các kho chứa gạch bắt đầu đầy lên", ông Duque tiết lộ. Rất nhiều công trình xây bằng gạch trong vùng đã bị đóng cửa trong nhiều tháng qua mùa hè.

Phần lớn các công trình ở La Sagra đã tạm thời ngừng thuê công nhân theo một chương trình đã đàm phán với các công đoàn, cho phép người lao động nhận các khoản trợ cấp thất nghiệp trong 3 tháng, và sau đó bảo đảm việc họ được trở lại làm việc.

Khi cơn suy thoái ngày càng lan rộng, ông Duque tỏ ra lo lắng về những lời nói dối phía trước. "Đó là khi chúng tôi sẽ bắt đầu chứng kiến các nhà máy đóng cửa mãi mãi. Và khi đó, chúng tôi sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng".

Rafael Martín, thị trưởng thị trấn Alameda de la Sagra, tuyên bố ông rất quan tâm tới tác động của cuộc suy thoái tới những người hàng xóm. Một vài người trong số đó đã lâm vào những tình cảnh khó khăn vì số tiền thế chấp đã tăng vọt trong khi các nguồn tài chính của họ thì giảm xuống.

"Nó không chỉ ảnh hưởng tới những người làm việc trong các nhà máy gạch mà tác động đến cả những tài xế xe tải chuyên chuyên chở gạch và thợ cơ khí chuyên bảo dưỡng các xe tải và cuối cùng là cả những quán bar, nơi công nhân thường xuyên tới uống rượu. Nó giống như việc con cá đã cắn vào đuôi của nó".
Nguồn: Time, Vietnamnet