VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Kinh nghiệm cải cách và phát triển kinh tế - xã hội của các nước

Xuất khẩu ở nước phát triển: Đi vào con đường khó!

06/08/2010 - 197 Lượt xem

Mô hình chung của các nước đang phát triển

Trong vài thập niên trở lại đây, những nước đang phát triển thành công với chiến lược tập trung phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu có thế mạnh cạnh tranh đều đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc: Hàn Quốc và Đài Loan vào những năm 60, các nước Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan và Singapore vào những năm 70, Trung Quốc vào những năm 80 và Ấn Độ vào những năm 90.

Có lẽ tất cả những quốc gia kể trên và một số khác (đa số là các nước châu Á) có thể đạt được tăng trưởng khi thực hiện đổi mới thị thường nội địa mà không cần tới thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, thật sự rất khó để đánh giá xem liệu khi không có nền kinh tế toàn cầu (thị trường chính tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu của những quốc gia Châu Á này) thì tốc độ tăng trưởng của họ có đạt được tới mức cao như vậy không – 10%, một con số vô tiền khoáng hậu – cùng với đó là thu nhập bình quân đầu người vẫn gia tăng hàng năm.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đi theo mô hình tăng trưởng này. Tuy vậy, rất hiếm trường hợp thực sự thành công bởi họ chưa đáp ứng đủ những điều kiện tiên quyết về thị trường nội địa.

Chuyển hướng sang thị trường thế giới mà không chuẩn bị trước các chính sách tiên phong nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh của một số ngành công nghiệp sản xuất hoặc dịch vụ hiện đại, điều này đồng nghĩa với khả năng bạn vẫn chỉ là một nhà xuất khẩu thuần túy nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước và các sản phẩm chứa hàm lượng sức lao động cao (như hàng may mặc chẳng hạn).

Dù vậy, một sự thật là hiện nay những nước đang phát triển đang dựa vào nhau, cùng chung tay xây dựng các chuyên khu xuất khẩu và đứng ra hỗ trợ cho hoạt động vận hành của các doanh nghiệp đa quốc gia. Thực tế này đã chứng minh một bài học rất hiển nhiên là: Tăng trưởng hướng về xuất khẩu vẫn tiếp tục là xu hướng trong các năm tới.

Các quốc gia có thể đi bao lâu nữa trên con đường này?

Cho dù việc dự báo những biến chuyển của nền kinh tế luôn luôn chứa đựng nhiều rủi ro, thì vẫn tồn tại các dấu hiệu cho thấy rằng chúng ta đang ở vào giai đoạn chuyển đổi sang một thể chế kinh tế mới, mà trong đó luật chơi gần như sẽ không mấy thuận lợi cho các chiến lược hướng về xuất khẩu.

Mối đe dọa trực tiếp và trước mắt nhất chính là sự suy thoái, xuống dốc của những nền kinh tế phát triển vào bậc nhất thế giới. Nền kinh tế của cả châu Âu và Hoa Kỳ hiện đều đang rơi vào khủng hoảng, và từ đó cũng đang gia tăng các mối e ngại rằng hậu quả của những biến động về tài chính cùng với sự sụp đổ của các tài sản thế chấp dưới mức tín nhiệm sẽ không chỉ gói gọn trong một phạm vi nhất định.

Tất cả những điều này đang thực sự diễn ra vào chính thời điểm khi mà sức ép về lạm phát đang gây cản trở đối với các biện pháp giải cứu tiền tệ và tài khóa thông thường. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (European Central Bank - ECB), trước đây đã từng tập trung chủ yếu vào việc bình ổn giá, thì nay cũng vừa quyết định tăng lãi suất cơ bản đồng Euro, đồng thời Quỹ dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (U.S. Federal Reserve - Fed) cũng có khả năng sớm áp dụng chính sách tương tự với đồng Mỹ kim.

Chính vì vậy, những nền kinh tế phát triển, trong khoảng thời gian sắp tới, sẽ phải trải qua tình trạng khó khăn về hàng hóa, điều này hiển nhiên có nghĩa là nhu cầu với các mặt hàng xuất khẩu từ những thị trường mới nổi sẽ tăng lên.

Mấu chốt tháo gỡ vấn đề

Một trong những vấn đề cấp thiết hàng đầu vào thời điểm hiện tại chính là phải tìm ra chìa khóa tháo gỡ tình trạng mất cân bằng trong cán cân thương mại toàn cầu.

Những thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển từng đạt thăng dư tới 631 tỉ Đô la Mỹ vào năm 2007, con số này gần như được chia đều giữa các nước châu Á và những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ; đồng thời cũng chiếm tới 4,2% Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP) của họ.

Cùng lúc đó, nền kinh tế Mỹ lại phải đối mặt với sự thâm hụt cán cân thương mại tới 739 tỷ Đô la – tương đương với 5,3% GDP nước này.

Đứng trên khía cạnh chính trị, điều này rất dễ nhận thấy. Không một hoạt động chính trị nào nêu lên cảnh báo với những người chủ trương bảo vệ nền công nghiệp trong nước về sự thâm hụt thương mại trầm trọng.

Theo kết quả điều tra vào tháng 12 năm 2007 do NBC và Tạp chí Wall Street thực hiện cho thấy gần 60% người dân Mỹ nghĩ rằng sự toàn cầu hóa là rất tệ, bởi nó đã đẩy người lao động và các doanh nghiệp của nước này đến một cuộc cạnh tranh bất công bằng.

Nếu như toàn cầu hóa thực sự giành được sự ưu ái ở Hoa Kỳ, thì sự thâm hụt đối ngoại đáng lẽ phải xứng đáng nhận nhiều khiển trách. Trong khi đó, một vài năm gần đây, chính sách thương mại Mỹ vẫn gần như bền bỉ duy trì theo sức ép từ phía các nhà chủ trương bảo vệ nền công nghiệp trong nước.

Cho dù ai là người chiến thắng cuối cùng trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế tổng thống tương lai, thì thế giới cũng nên kì vọng rằng sẽ có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ hơn nữa với những mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, cũng như một số các quốc gia khác có chi phí sản xuất thấp; đồng thời nên cân nhắc kỹ lưỡng tới việc tiếp tục thuê ngoài dịch vụ (outsourcing) từ những nơi như Ấn Độ.

Chính bởi người dân Hoa Kỳ, cũng như các nền kinh tế phát triển khác đang dần ưa chuộng các sản phẩm xuất khẩu từ những quốc gia đang phát triển hơn, cho nên những thị trường mới nổi với tốc độ tăng trưởng thần kỳ dường như sẽ không bị rơi vào tình trạng kinh doanh ảm đạm. Do đó, họ có khả năng cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào việc tăng trưởng theo hướng xuất khẩu.

Việc thuế quan nhập khẩu có xu hướng tăng cao trong thời gian tới tại những nước đang phát triển càng làm cho việc tiếp cận các thị trường này trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, những nền kinh tế đang phát triển thường cạnh tranh bằng những mặt hàng tương tự nhau – với các cấp độ tinh tế của từng mặt hàng rất đa dạng phù hợp với nhu cầu của các cấp độ khách hàng. Chính vì vậy, các hoạt động chính trị để mở rộng thương mại giữa các nước phương Nam với phương Nam sẽ không hiệu quả bằng việc đa dạng thương mại hóa giữa các nước phương Nam với các nước phương Bắc.

Khó khăn chồng chất

Hoạt động chống bán phá giá đối với những sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam, và một số nhà xuất khẩu Châu Á khác hiện nay đang trở nên phổ biến giữa các khối nước đang phát triển.

Vì thế, hoạt động kinh doanh xuất khẩu sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Những quốc gia đạt thặng dư thương mại lớn như Trung Quốc có mức độ phụ thuộc vào nhu cầu nội địa sẽ gia tăng. Tuy nhiên điều này không phải hoàn toàn xấu, bởi Trung Quốc chắc chắn có thể phân bổ đầu tư công nhiều hơn vào các khu vực xã hội như y tế hay giáo dục.

Mặc khác, những tác động trên sẽ vượt xa khỏi ranh giới những nước có thặng dư thương mại. Thử đặt ra một tình huống là nếu các nhà xuất khẩu từ Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, và Mexico (là những nước phải đối mặt với tình trạng thâm hụt cán cân thương mại) ở trạng thái sẵn sàng cạnh tranh với Trung Quốc tại thị trường các nước thứ ba, khi những thị trường này mở cửa và nhanh chóng mở rộng thị phần, thì hãy tưởng tượng xem họ sẽ xoay xở ra sao dưới những điều kiện kém thuận lợi hơn.

Những ảnh hưởng tới sự tăng trưởng chắc chắn sẽ không mang tính tích cực, ngay cả khi nhu cầu của thị trường nội địa có thể bù đắp hoàn toàn cho sự giảm sút của nhu cầu bên ngoài.

Lý do giải thích cho việc này mang tính vi mô hơn là ở tầm vĩ mô: bạn có thể bán rất nhiều thép hay các bộ phận lắp ráp ô tô tại thị trường nội địa, nhưng năng suất lao động trong ngành công nghiệp dịch vụ không cân xứng với các hoạt động định hướng xuất khẩu. Chính vì thế, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp sẽ làm kìm hãm sự đổi mới về cơ cấu thúc đẩy tăng trưởng thị tại thị trường nội địa.

Cuối cùng, những điều như tôi đã trình bày với các bạn hoàn toàn không mang ngụ ý rằng một trong số chúng sẽ trở thành thảm họa với các nước đang phát triển. Sự thành công lâu dài vẫn phụ thuộc nhiều vào những gì thực sự đang diễn ra trên sân nhà hơn là những diễn biến ở thế giới bên ngoài.

Tình hình hiện tại không mấy khả quan ở mức độ vừa phải sẽ biến thành tai họa chỉ xảy khi sự túng quẫn về kinh tế tại các nước phát triển – đặc biệt là Hoa Kỳ - khiến cho người dân các nước này có thái độ bài ngoại (xenophobia – phản đối hoặc đề phòng mạnh mẽ với người dân các nước khác), từ đó xảy ra tình trạng cô lập hoàn toàn nền kinh tế trong nước.

Hoặc tai họa cũng xảy ra khi những người khổng lồ mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil không nhận ra tầm quan trọng của mình trong việc mở ra đường đi cho một chính phủ kinh tế toàn cầu; và như một hệ quả tất yếu, những nước còn lại phản ứng một cách thái quá bằng cách quay lưng lại với nền kinh tế thế giới và theo đuổi chính sách tự cung tự cấp.

Từ đó có thể thấy, việc cấp thiết trước mắt là phải làm giảm thiểu tối đa các sơ suất nêu trên, đồng thời kì vọng vào việc nền kinh tế toàn cầu sẽ được vận hành chặt chẽ hơn chứ không phải là một viễn cảnh ảm đạm đang chờ phía trước.
Nguồn: Vietnamnet