VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Hội nhập kinh tế quốc tế

Tình hình xuất khẩu Việt Nam sau khi

06/08/2010 - 243 Lượt xem

Nền kinh tế Việt Nam những tháng đầu tiên sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được đánh giá là tiếp tục phát triển tốt. Tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2007 đạt 7,7%, là mức cao nhất kể từ năm 2001 đến nay, và dự báo tăng trưởng cả năm 2007 sẽ vượt mức kế hoạch 8,5%. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động đầu tiên đến một số lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bài viết này phân tích khái quát một số tác động đến xuất nhập khẩu.

I. Tình hình xuất nhập khẩu những tháng đầu năm 2007

Theo số liệu của Bộ Thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu quý I/2007 đạt 10,483 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2006; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 11,799 tỷ USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2006 (Bảng 1).

Bảng 1. Xuất nhập khẩu quý I năm 2007

QI-2007
(tỷ USD)

QI-2007/QI-2006 (%)

Xuất khẩu cả nước

10,483

117,8

- DN 100% vốn trong nước

4,646

124,7

- DN vốn FDI

5,837

112,9

Nhập khẩu cả nước

11,799

133,6

- DN 100% vốn trong nước

7,556

139,8

- DN vốn FDI

4,243

123,8

Cán cân TM cả nước

- 1,316

- So với KN xuất khẩu (%)

12.55

- DN 100% vốn trong nước

-2,910

- DN vốn FDI

1,594

Xuất khẩu dịch vụ

1,260

114,5

Nhập khẩu dịch vụ

1,380

111,3

Cán cân thương mại dịch vụ

-120

- So với KN xuất khẩu (%)

9,5

Nguồn: Bộ Thương mại (2007).

Bước vào tháng 4, giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá tiếp tục tăng cao so với tháng trước. Theo số liệu của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu tháng 4 của cả nước đạt 3,95 tỷ USD, góp phần nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của 4 tháng đầu năm 2007 đạt 14,515 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2006. Kim ngạch nhập khẩu của tháng 4 tiếp tục tăng mạnh, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm lên 16,776 tỷ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả là giá trị nhập siêu 4 tháng đầu năm nay đã lên đến 2,261 tỷ USD, bằng 15,57% kim ngạch nhập khẩu (cùng kỳ năm 2006 là 6,13%), gấp hơn 3 lần giá trị nhập siêu trong 4 tháng đầu năm 2006.

II. Một số nhận xét

Phân tích khái quát số liệu về xuất nhập khẩu những tháng đầu năm 2007 có thể nhận thấy một số xu hướng mới rất đáng quan tâm. Có thể nó phản ánh một số tác động ban đầu của việc Việt Nam gia nhập WTO và đặt ra hàng loạt câu hỏi cần giải đáp.

- Thứ nhất, tốc độ tăng xuất khẩu 22% của 4 tháng đầu năm nay thấp hơn mức 25% của cùng kỳ năm ngoái, cho thấy xu hướng tăng trưởng xuất khẩu đang chậm lại. Kim ngạch xuất khẩu chưa đạt mức kỳ vọng 3,96 tỷ USD/tháng, mức trung bình thấp nhất để đạt mục tiêu 46,75 tỷ USD đề ra cho cả năm 2007. Nguyên nhân chính là do khối lượng dầu thô xuất khẩu giảm 5,4% và giá trị xuất khẩu mặt hàng này giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài dầu thô, xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực khác cũng giảm như gạo, xe đạp và phụ tùng xe đạp.

Tuy nhiên, bù đắp cho sự sụt giảm xuất khẩu dầu thô, xuất khẩu nhiều mặt hàng khác đã tăng mạnh như: hàng dệt may tăng 31,8%; sản phẩm nhựa tăng gần 49%; hàng điện tử tăng 27,5%; các sản phẩm gỗ, dây điện, thủ công mỹ nghệ đều tăng trên 24%; thuỷ sản tăng 20,5%; rau quả tăng 21%... Sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng trên là do tăng cả lượng và giá, tuy nhiên tăng về lượng đóng góp phần đáng kể. Điều đáng mừng là xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước 4 đầu năm đã tăng vọt, đạt 27%- cao hơn đáng kể mức 14% của cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phi dầu mỏ vẫn tiếp tục tăng cao, đạt tới 35,2%. Trong 4 tháng đầu năm, đã có 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu xấp xỉ hoặc vượt ngưỡng 1 tỷ USD (trừ dầu thô), bao gồm: thuỷ sản (trên 1 tỷ USD); hàng dệt may (xấp xỉ 2,2 tỷ USD); giày dép (1,2 tỷ USD); và cà phê (947 triệu USD).

Những kết quả nêu trên được đánh giá là tích cực. Việc giảm xuất khẩu dầu thô sẽ làm giảm sự lệ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên này. Trong khi đó, sự gia tăng mạnh xuất khẩu những mặt hàng khác, nhất là của khu vực doanh nghiệp trong nước, là tín hiệu rất đáng mừng. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp này sẽ đóng vai trò thay thế xuất khẩu dầu thô. Các thị trường xuất khẩu truyền thống tiếp tục tăng mạnh và một số thị trường khác cũng tăng khá. Nhiều chuyên gia cho rằng, đạt được kết quả trên một phần là do các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO, với các rào cản về hạn ngạch bị dỡ bỏ, rào cản về thuế suất thuế nhập khẩu vào các nước được cắt giảm...

- Thứ hai, nhập khẩu tăng mạnh hơn xuất khẩu đã làm tăng mạnh nhập siêu. Nhập siêu trong 4 tháng đầu năm 2007 đạt tới 2,261 tỷ USD, là mức kỷ lục từ trước đến nay. Phân tích kỹ hơn tình hình nhập khẩu và nhập siêu, đã có những ý kiến khác nhau về vấn đề này.

Trong số 21 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu (chiếm tỷ trọng hơn 70% trong “rổ hàng hoá nhập khẩu”), chỉ có hai mặt hàng giảm là ô tô nguyên chiếc và nguyên phụ liệu dệt may, da, còn các mặt hàng còn lại đều tăng mạnh như: khối lượng nhập khẩu phân bón các loại tăng 48,6%; thép các loại tăng 44,4%; máy tính và linh kiện điện tử tăng 36,1%; hoá chất các loại tăng 38,3%; linh kiện xe máy CKD, IKD tăng 36,5%... Có ý kiến cho rằng, nhập khẩu nói chung và nhập siêu nói riêng tăng mạnh là do tăng cường nhập khẩu nhóm hàng máy móc- thiết bị- phụ tùng, với tổng giá trị nhập khẩu 4 tháng khoảng 2,884 tỷ USD, tăng 52,7% so với cùng kỳ năm 2006.

Vì vậy, sự gia tăng nhập khẩu là nhằm gia tăng đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu. Chẳng hạn, để phục vụ mục đích gia tăng đầu tư, kim ngạch nhập khẩu riêng nhóm hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng trong quý I/2007 đã tăng 891 triệu USD (tăng 66,1%), sắt thép tăng 345 triệu USD (tăng 69,3%). Còn để phục vụ mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, rõ ràng nhất là việc nhập khẩu chỉ riêng ba mặt hàng vải, sợi và bông đã tăng 216 triệu USD (bình quân tăng gần 30%), hoặc kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng gỗ và nguyên, phụ liệu gỗ đã tăng 69 triệu USD (tăng 48,5%)... so với cùng kỳ năm 2006. Nhập siêu tăng cũng là một hệ quả tất yếu của việc gia tăng đầu tư sản xuất trong nước và các doanh nghiệp FDI sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Tuy nhiên, thực tế trên cũng cho thấy rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu nhập ngoại, bởi vì hầu hết các ngành công nghiệp phụ trợ đến nay vẫn chưa có bước tiến triển đáng kể, thậm chí phần lớn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài làm hàng xuất khẩu đều dựa vào nguồn nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu (gia công cho nước ngoài). Rõ ràng là lộ trình “nội địa hoá” được bàn thảo từ nhiều năm nay cho đến nay chưa mang lại kết quả đáng kể. Trong bối cảnh ấy, với khả năng ngày càng rộng mở về xuất khẩu do hội nhập WTO, thì việc hạn chế nhập siêu sẽ trở nên hết sức khó khăn.

Một điểm khác đáng lưu ý, nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước rất cao. Trong khi tháng 4, khối doanh nghiệp trong nước chỉ xuất khẩu 1,78 tỷ USD, thì nhập khẩu lên tới 2,8 tỷ USSD. Ngược lại, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu tới 2,17 tỷ USD thì nhập khẩu chỉ là 1,7 tỷ USD. Điều này chứng tỏ hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước còn thấp, nên chưa tận dụng được cơ hội các nước cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá Việt Nam; đồng thời ngay trên thị trường nội địa, hàng hoá sản xuất trong nước lại bị giảm thị phần do phải cạnh tranh gay gắt hơn khi Việt Nam cũng phải cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá của các nước.

- Thứ ba, không chỉ nhập khẩu những mặt hàng chủ yếu nêu trên tăng mạnh mà nhập khẩu những mặt hàng khác cũng tăng mạnh, chẳng hạn như tân dược, giấy, vải, xe máy, hàng điện tử... Bảng 2 cho thấy có 20 nhóm hàng hoá có lượng nhập khẩu tăng trong quý I/2007, làm tăng kim ngạch nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2006 là 2,58 tỷ đồng.

Bảng 2. 20 nhóm hàng hoá nhập khẩu có lượng và giá trị tăng mạnh trong quý I/2007

TT

Nhóm hàng nhập khẩu

Tỷ lệ khối lượng hàng hoá NK tăng QI-2007/QI-2006 (%)

KNNK tăng do lượng NK tang trong QI/2007 so QI/2006

(triệu USD)

1

Xăng dầu

9,4

116,6

2

Chất dẻo nguyên liệu

10,6

41,9

3

Cao su

13,6

9,7

4

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

18,8

13,9

5

Dầu mỡ động thực vật

19,7

11,1

6

Hoá chất nguyên liệu

20,6

48,3

7

Tân d­­ợc

22,1

27,8

8

Linh kiện và phụ tùng xe gắn máy

23,4

24,4

9

Phân bón các loại

29,9

34,7

10

Phôi thép

32,1

39,5

11

Điện tử, máy tính và linh kiện

32,9

144,0

12

Vải

34,2

200,0

13

Kim loại th­­ờng khác

38,5

97,3

14

Gỗ và nguyên liệu

42,4

59,8

15

Sợi các loại

45,5

46,4

16

Thép thành phẩm

45,6

170,5

17

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

61,6

86,3

18

Bông

62,2

26,7

19

Máy móc, thiết bị, phụ tùng

62,8

845,2

20

Hàng hoá khác

31,8

536,7

Tổng số

2.580,6
























Nguồn:
Bộ Thương mại (2007).

Từ những diễn biến đó, có người đặt vấn đề phải chăng sự gia tăng “đột biến” của nhập khẩu của phần lớn các mặt hàng trong những tháng đầu năm 2007 chính là hệ quả của việc cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu hơn 3.000 mặt hàng để thực hiện cam kết gia nhập WTO, khiến hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn và đổ mạnh vào thị trường trong nước? Nếu vậy, có phải đây cũng là dấu hiệu báo trước xu thế tăng nhập khẩu sẽ còn tiếp tục mạnh lên trong những năm tới? Giá cả một số mặt hàng nhập khẩu trong diện cắt giảm thuế suất cũng đã giảm ít nhiều, nhưng chủ yếu là một số mặt hàng cao cấp, hàng nhập khẩu từ ngoài khu vực ASEAN, người tiêu dùng trong nước, nhất là người có thu nhập thấp chưa được hưởng lợi bao nhiêu.

III. Kết luận

Nghiên cứu tình hình xuất khẩu khẩu 4 tháng đầu năm 2007 có thể hé mở một số dấu hiệu cho thấy tác động của việc thực hiện những cam kết gia nhập WTO. Tuy những tác động này chưa thực sự rõ rệt nhưng cũng tiềm ẩn cho thấy một số xu hướng mới rất đáng quan tâm. Một loạt vấn đề cần được đặt ra để tìm những câu trả lời thoả đáng nhất. Chẳng hạn như, làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở chính thị trường trong nước và bảo vệ sản xuất trong nước trong điều kiện hàng rào thuế quan đã, đang và sẽ còn tiếp tục được cắt giảm? Làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa đề bù đắp vào khoản thị trường trong nước bị buộc phải nhường chỗ cho hàng xuất khẩu? Làm thế nào để giảm nhập khẩu để từng bước giảm nhập siêu và tiến tới xuất siêu vào cuối thập kỷ này như chiến lược xuất nhập khẩu đã đề ra?...

Theo dự báo của Bộ Thương mại, trong những tháng tới triển vọng tăng xuất khẩu là rất khả quan do nhiều mặt hàng có lượng xuất khẩu tăng, và đặc biệt là tăng về giá như cà phê, gạo, cao su, hạt tiêu, thuỷ sản, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, dây điện và cáp điện... Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến xuất khẩu như dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch sâu dầy gây hại cho sản xuất nông nghiệp, tình trạng hạn hán, thiếu nguồn nước ảnh hưởng đến cân đối nguồn điện cũng có thể gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu...

éể bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch xuất khẩu năm 2007, trong những tháng cũn lại của năm, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ. Trong đó, tập trung vào một số giải pháp chính gồm: tiếp tục đa dạng hóa mặt hàng thúc đẩy xuất khẩu tăng về lượng, chú trọng phát hiện các mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao và tiềm năng tăng trưởng lớn để tập trung đầu tư. éộng viờn mọi thành phần kinh tế làm hàng xuất khẩu thông qua: hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo các nhóm chính sách thuộc hộp xanh, hộp xanh lơ và tối đa 10% đối với nhóm chính sách thuộc hộp đỏ... éầu tư cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu như bến cảng, kho tàng... đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu.

Nguồn: VNEP, tháng 5/2007