VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Kinh nghiệm cải cách và phát triển kinh tế - xã hội của các nước

Cảnh báo của WB: cửa số cơ hội không mở mãi

06/08/2010 - 296 Lượt xem

Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá năm 2006 là năm thứ năm liên tiếp các nền kinh tế khu vực Đông Á có kết quả tăng trưởng kinh tế mạnh cùng mức độ giảm nghèo đáng kể. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy một số xu hướng đáng lưu ý đối với Việt Nam.

Dự báo tăng trưởng chậm lại

Các số liệu của WB cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam hiện đang đạt tốc độ cao thứ hai trong khu vực (sau Trung Quốc) nhưng có xu hướng chậm lại. Cụ thể, tốc độ đạt 7,8% trong năm 2004, 8,4% trong năm 2005, nhưng dự kiến chỉ đạt 8% trong năm 2006 và sẽ chỉ đạt 7,5% trong năm 2007.

Tăng trưởng Kinh tế Đông Á (%)

2004

2005

2006

2007

Các nước Đông Á đang nổi lên

8, 0

7, 5

7, 8

7, 3

Các nước Đông Á phát triển

9, 1

9, 0

9, 2

8, 7

Đông Nam Á

6, 0

5, 1

5, 2

5, 6

Indonesia

5,1

5,6

5,5

6,2

Malaysia

7,2

5,2

5,5

5,5

Philippines

6,2

5,0

5,5

5,7

Thái Lan

6,2

4,5

4,5

4,6

Nền kinh tế chuyển đổi

Trung Quốc

10,1

10,2

10,4

9,6

Việt Nam

7,8

8,4

8,0

7,5

Các nền kinh tế nhỏ

6,6

7,6

6,0

5,3

Các nền kinh tế mới công nghiệp hóa

6,0

4,7

5,1

4,5

Hàn Quốc

4,7

4,0

5,1

4,5

3 nền kinh tế mới công nghiệp hóa

7,2

5,4

5,1

4,4

Nhật Bản

2,3

2,6

2,9

2,4

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về khu vực Đông Á, tháng 10 năm 2006.
* Khu vực Đông Á đang nổi lên bao gồm các nền kinh tế đang phát triển (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và các nền kinh tế nhỏ hơn) và bốn nền kinh tế mới công nghiệp hóa (Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan).

Thành tựu cải cách kinh tế

WB đánh giá cao kết quả đạt được từ luật doanh nghiệp ra đời năm 2000. Chỉ trong vòng 5 năm cho đến năm 2005, số lượng doanh nghiệp đã tăng gấp đôi từ không đầy 20.000 lên khoảng 40.000. Tỉ trọng của doanh nghiệp tư nhân trong tổng đầu tư tăng từ 23% lên 32%; trong tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 27% lên 33%; trong xuất khẩu tăng từ 21% lên 32% (không tính dầu thô).

The WB nhận định, Việt Nam không chọn giải pháp phát triển kinh tế tư nhân bằng cách cổ phần hóa ồ ạt, mà cổ phần hóa song song với tiến trình phát triển của khu vực tư nhân. Sau nhiều năm thí điểm cổ phần hóa các doanh nghiệp nhỏ, nay Chính phủ đã bắt đầu cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn. Trong vòng 5 năm, đã có hơn 2.300 doanh nghiệp được cổ phần hóa. Một khảo sát gần đây cho thấy 90% doanh nghiệp đã cải thiện hiệu quả tài chính sau khi cổ phần hóa.

WB cũng ghi nhận các thành tựu của Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), phát hành trái phiếu quốc tế, phát triển thị trường chứng khoán...

Tốc độ giảm nghèo (tính theo chuẩn dưới 2USD/người/ngày). Đường màu xanh là của Việt Nam (Nguồn: WB)

Thành tựu xóa đói giảm nghèo

Theo WB, nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đến nay tỉ lệ nghèo ở Việt Nam đã xuống thấp hơn Indonesia và Philippines. Tỉ lệ nghèo giảm nhanh chủ yếu ở khu vực nông thôn, nơi mà tỉ lệ này còn đang cao. Căn cứ theo chuẩn nghèo là thu nhập dưới 2USD/người/ngày, trong giai đoạn từ 2002 đến 2004, tỉ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% xuống 44%.

Tuy nhiên, tỉ lệ nghèo ở các vùng còn có sự chênh lệch khá cao, mức cao nhất vẫn thuộc về nhóm người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên.

Thế hệ trẻ: cửa sổ cơ hội không mở mãi

Đúng như tiêu đề của bản báo cáo "Đầu tư vào thế hệ trẻ", WB tập trung phân tích về cơ hội của các quốc gia dựa trên số lượng dân số trẻ. Hiện nay số người độ tuổi từ 12-24 của Đông Á và các đảo quốc Thái Bình dương đạt đến đỉnh cao là 450 triệu, chiếm 1/3 số người trong độ tuổi này của thế giới. Số người này tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, và Philippines. Đây là một lợi thế rất lớn, nếu thế hệ này được đào tạo tốt.

WB nêu kinh nghiệm của các nền kinh tế "con hổ Đông Á" vào giai đoạn 1965-1990: lợi thế về lao động trẻ có trình độ đã đóng góp trên 40% vào tốc độ tăng trưởng.

WB gọi thế hệ trẻ là một "cửa sổ cơ hội". Tuy nhiên, cơ hội này không mở mãi. Cửa sổ cơ hội của Nhật Bản đã mở rộng nhất vào khoảng 1965, và đã đóng lại vào khoảng 1990, khi dân số trở nên "già". Tình thế tương tự là ở Đức, Pháp, Cộng hòa Séc...

Đối với Trung Quốc và Thái Lan, tỉ lệ dân số trẻ đạt đến đỉnh cao vào khoảng giữa thập kỷ 1980 và sẽ đóng lại trong khoảng không đầy 10 năm nữa. Tình thế tương tự là ở Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran, Ka-dắc-stan.

Tương tự, đối với Việt Nam, "cửa sổ cơ hội" đã mở ra rộng nhất vào khoảng giữa thập kỷ 1980, và sẽ đóng lại trong khoảng hơn 10 năm nữa. Vào thời điểm khi cửa sổ của Việt Nam đã đóng lại, thì vẫn còn mở đối với Philippines, Indonesia, Malaysia, Lào, và các đảo quốc Thái Bình dương.

Làm gì để mở rộng cơ hội cho thế hệ trẻ? Ngoài các khuyến cáo thông thường như tăng cường cơ hội việc làm, thị trường lao động linh hoạt... lời khuyến cáo mạnh mẽ nhất của WB là: tăng cường chất lượng giáo dục.

Bùi Văn

Nguồn: http://vietnamnet.vn, ngày 14/11/2006